CHƯƠNG 05: CON ĐƯỜNG THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Hoa-Sen-Trong-Bien-Lua-HT-Nhat-Hanh (Trang 76 - 79)

Cuộc chiến tranh tiêu thổ. Tiếng nói lương tâm tôn giáo.

Con đường đấu tranh của những người Việt không Cộng sản.

Chiến tranh đã trở nên niềm lo lắng to lớn nhất của mọi sinh hoạt quốc gia , cho nên phục vụ chiến tranh đã trở thành một ngành chuyên nghiệp. Hàng trăm người phục vụ cho quân đội ngoại quốc ở các trại binh, ở các phi trường, kiểu lộ, công trường xây cất. Những chủ nhà tìm cách lấy lại nhà để cho Mỹ kiều thuê với một giá mấy mươi lần dắt hơn. Một căn nhà thuê với giá 1.500 đ bạc Việt Nam vào năm 1960 nay có thể Mỹ kiều thuê với giá 25.000 đ bạc Việt Nam. Thật rất khó khăn để cho một người Việt muốn tìm thuê một căn nhà, bởi vì khó cho người Việt trung bình nào có thể thuê được bằng giá ấy. Những nhà giàu thi nhau xây cất nhà để cho Mỹ kiều thuê. Xi-măng từ 60 đ Việt Nam leo lên 260đ Việt Nam. Các vật liệu xây cất khác cũng lên giá tương tự, khó kiếm nhất là sắt. Công thợ thì vô cùng đắt đỏ, bởi vì thợ bị thu hút đến những công trường xây cất Hoa Kỳ.

Phần lớn các xe xích lô, xe taxi trách khách Việt Nam để chỉ đón khách Hoa Kỳ, và không lấy tiền theo taximeter nữa. Có những người Hoa Kỳ trả tiền nhiều hơn người Việt có khi đến cả chục lần, theo giá biểu taxi ở Mỹ. Có một số an hem taxi không chịu làm như thế: họ chỉ chở người Việt; nhưng bù lại, trên đường đưa khách họ có thể ngừng lại đón them khách nếu khách cugnf đi về một phía thành phố. Có những anh taxi khôn khéo đưa khách ngoại quốc đưa khách tới với một cô gái giang hồ. Những anh này lại được khách trả 300đ Việt Nam và lại được cô gái cho them 200đ Việt Nam nữa.

Các Bar, các tiệm ăn và du hí dành cho khách ngoại quốc là làm ăn khá nhất. Số lượng các cô gái điếm tăng dần một cách kinh khủng: sự làm ăn khó khăn đến mức độ người ta có thể làm bất cứ một cái gì để có nhiều tiền. Ở Đà Nẵng, thành phố mang không khí chiến tranh nhiều nhất, một cô gái giang hồ có thể nuôi nổi bốn mạng người một cách phong lưu: cô ta, bà chủ chứa cô ta, anh chành ma cao di kiếm khách cho cô và anh xích lô chuyên môn đưa anh đi mây về gió. Trong khi đó một bác công nhân nếu không đi làm cho Mỹ thì khó lòng nuôi được gia đình của mình. Lính ngoại quốc thường tìm cách bán thực phẩm, đồng hồ đeo tay và các vật dụng riêng của họ đẻ có thể tìm tới các xóm gái giang hồ

Số thương gia và nhà thấu giao dich được với Mỹ làm ăn rất khá. Trong khi đó đại đa số quần chúng sống tromg một cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, những xáo trộn lớn lao gây nên bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trước hết là

sự đầu cơ của một số người đục nước béo cò làm khan hiếm những hàng hoá cần thiết.

Số lưu thông bừa bãi của đồng đô la làm đồng bạc Việt Nam mất giá, gây nên sự chệnh lệch tai hại về hối xuất. Tình trạng đảo lộn của đời sống dân chúng gây ra do sự có mặt càng lúc càng đông của quân đội ngoại quốc. Sự tàn phá của làng mạc ruộng vườn bằng bom đạn làm giảm hẳn mức độ sản xuất. Chiến tranh tạo nên trở ngại lưu thông và chuyên chở. Nền kinhtês Việt Nam đã bị bế tắc một phần lớn do chính sách viện trợ kinh tế của Hoa kỳ đã chặn đứng không cho VIỆT NAM buôn bán trực tiếp với các quốc gia lớn không phải Hoa Kỳ và không nằm trong ảnh hưởng của Hoa Kỳ như Anh, Pháp, Nhật, Ý, Đức... đã tạo nên tình trạng chênh lêckj về xuất nhập cảng và những lỗi lầm về sự phân phối hàng hoá. Nạn lạm phát lại càng làm cho tình trạng càng trầm tọng hơn.

Một số rất đáng kể dân quê chạy trốn chiến tranh tìm đến được các thành thị, bỏ lại sau lưng những ruộng vườn nhà cửa và mồ mả của cha ông. Ruộng vườn hoang phê skhông sản xuất được. Có những miền cày cấy được nhưng đến mùa gặt hái hai bên chiến tranh giành nhau, và một bên có thể thả xăng dặc xuống đốt cháy mùa màng để bên kia không thể gặt được mà chết đói. Lên tới thành thị số người tị nạn chiến tranh này phải tìm đủ mọi cách để sống. Đời sống ở thành thị không dễ dàng gì. Những buổi sáng tinh sương người ta thấy vô số người đi bươi kiếm những đống khác đồ sộ, nhất là những đống rác của quân lính Mỹ để moi móc tìm kiếm những lon, những hộp, những chai và bất cứ thứ gì có thể đem bán được. Ở các đống rác Mỹ ấy, nhiều khi họ tìm thấy vô số đồ hộp nhà binh chưa ăn, nhưng để lâu quá thành ra bị lính Mỹ đem đổ đi. Bắt được những thứ này như bắt đươc vàng. Người ta tranh nhau giành giật. chia thành từng phe từng nhóm, mang các thức ấy về và đem bày bán ở các góc đường. "Đồ hộp của Mỹ ăn bổ lắm" họ quẩng cáo với những người bộ hành đi ngang qua đó.

Một số khá đông tìm tới xin làm ở các công ty xây cất,khuân, trộn hồ, hoặc các công việc tay chân khác ở các công trường người Mỹ điều khiển.

Ở xà hội đô thị, một " giai cấp" mới được thành lập để phục vụ cho chiến tranh. Đó là những người sống nhờ vào chiến tranh, làm ra được rất nhiều tiền bằng chiền tranh và bằng sự có mặt của người Mỹ. Giai cấp này gồm có những thành phần quân nhân, công tư chức. thương gia, nhà thầu...Họ sẽ mất toi công

việc làm ăn nếu chiến tranh chấm dứt, hoặc sẽ không thể nào giữ được địa vị và quyền lợi hiện tại nếu chiến tranh chấm dứt. Và chính họ sống tương đối an ninh ở các thành phố lớn, là những người muốn di tới với cuộc chiến tranh. Họ tuyên bố là phải "chống Cộng" cho đến kỳ cùng. Ngoại số người này ra, quần chúng , dù là ở đô thị, ai cũng đòi hỏi chấm dứt chiến tranh diệt chủng và tiêut hổ ở Việt Nam. Lời của họ to hơn. Nhưng mà tại Việt Nam không ai có quyền nói tới hoà bình, nói tới thương thuyết, nói tới sự chấm dứt chiến tranh.

Nói tới những điều đó, theo chính quyền Sài Gòn, tức là theo Cộng Sản, theo trung lập. Mà theo trung lập, theo chính quyền Sài Gòn nghĩa là theo Cộng Sản. Ai nói tới hoà bình là bị bắt bớ, đàn áp, tù đày. Chính Ông Phan Khắc Sửu trong lúc làm Quốc Trưởng Việt Nam cũng không dám nói tới hai chữ hoà bình. Khi cần, ông dùng tới "thanh bình". Nếu quốc dân Việt Nam la lớn lên cho thế giới biết rằng họ không muốn có cuộc chiến tranh, thì sự có mặt của chiến tranh cũng như có mặt của quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam sẽ mất lý do tồn tại của nó. Trên mặt pháp lý, người Hoa Kỳ tới Việt Nam chiến đấu là "theo lời yêu cầu của chính phủ Việt Nam". Nếu dân Việt không muốn điều đó mà nói được lên, tức là thế giới sẽ thấy mặt trái của sự việc. Cho nên cả người Hoa kỳ cả chính quyền Việt Nam đều tìm cách bít lấp tiến noú của quần chúng Việt Nam, tiếng nói lên án cuộc chiến tranh tiêu thổ khốc hại và đói chấm dứt rức khắc cuộc chiến tranh tương tàn tương sát.

Ngày16-2-1965, một số người can đảm trong giới trí thức VIỆT NAM ở Sài Gòn đứng dậy trân trọng yêu cấu chính quyền VIỆT NAM và Mặt trận ngừng chiến để thương thuyết với nhau, tránh học diệt vong cho dantôcj. HỌ thuộc thành phần trí thức, giáo sư đại học, luật sư, bác sĩ, ký giả....Họ ký một bản kiến nghị gửi chính phủ Nam Việt và Mặt trận. TRong thời gian ba ngày, họ lấy được trên bốn ngàn chữ ký trong giới giáo sư đại học, bác sĩ, luật sư, kỹ sư, nhân sĩ, sinh viên và công nhân. Bản quyết nghị nguyên văn như sau:

---o0o---

Một phần của tài liệu Hoa-Sen-Trong-Bien-Lua-HT-Nhat-Hanh (Trang 76 - 79)