5. Chính quyền Nam Việt sau khi ổn định miền Nam, tổ chức hiệp thương với Bắc Việt để thiết lập quan hệ bình thường để dần dần đi tới thống nhất đất
BẢN TUYÊN CÁO CỦA T.T NHẤT HẠNH
(trích dịch trong biên bản Nghị viện Hoa Kỳ, ngày 2-6-1966)
Nghị sĩ John Dow (tiểu bang New York): Thưa ông niên trưởng, hôm qua
một số nghị sĩ trong Uỷ Ban Nghiên Cứu Dân Chủ đã hân hạnh gặp Thượng Toạ Thích Nhất Hạnh, một tăng sĩ Phật giáo từ Việt nam đến. Thượng toạ là giám đôc trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội tại Sài Gòn, là một người chuyên lo việc đào tạo cán bộ tái thiết nông thôn cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, ông rất gần gũi với người dân quê vốn chiếm tới 90 phần trăm dân số Việt nam.
Thượng Toạ Nhất Hạnh là chủ bút tờ tuần báo Thiện Mỹ và giám đốc nhà xuất bản Phật giáo tại Sài Gòn. Là một trong những người của giới trí thức lãnh đạo ở Việt Nam, ông cũng là một trong những thi sĩ nổi tiếng và là tác giả của mười cuốn sách đã xuất bản.
Dù Thượng Toạ không phải là người đại diện chính thức của giới lãnh đạo Phật giáo,ông vẫn có đủ thẩm quyền trí thức để nói chuyện với chúng ta; bởi vì
ông hiểu rõ cả tình trạng Việt Nam lẫn Hoa Kỳ. Ông quen nhiều với Thích Trí Quang từ 20 năm và chính ông Thích Trí Quang đã đánh mời ông về Việt Nam năm 1964 trong lúc ông đang dạy tại đại học Columbia.
Thượng toạ Nhất Hạnh nói về vấn đề Việt nam và Phật giáo như một trong những người có thẩm quyền quyết định. Ông cho ra bản tuyên cáo này ngày 1-6- 66. Bản tuyên cáo chứa đựng những tư tưởng mà chỉ một người am hiểu tường tận đất nước Việt Nam mới có thể làm được. Bản tuyên cáo cũng chứa đựng những đề nghị về một giải pháp Việt Nam tương đương với đề nghị của những nhà lãnh đạo sáng suốt nhất trong giới trí thức Hoa Kỳ. Thêm vào đó, giải pháp chác chắn bắt buộc Mặt trận phải chấp nhận. Đó là điều đáng chú ý nhất.
---o0o---