PHẦN III TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT TẠI DOANH NGHIỆP
3.3 Phân tích tỷ phần chi phí lao động trong giá trị gia tăng
Chi phí lao động Tỷ phần chi phí lao động trong GTGT = ---
AV
a. Tỷ phần chi phí lao động trong giá trị sản lượng và hàm lượng giá trị gia tăng:
Chi phí lao động Chi phí lao động AV --- = --- : ---
AV Tổng sản lượng AV
Vì thế tỷ phần lao động trong giá trị gia tăng = tỷ phần lao động trong giá trị sản lượng /Hàm lượng giá trị gia tăng
b. Chi phí lao động trên đầu người và năng suất lao động.
Tỷ phần chi phí lao động trong trong giá trị gia tăng có thể chia thành chi phí lao động trên đầu người và năng suất lao động (AV/1 lao động)
Chi phí lao động Chi phí lao động AV
AV Số lượng lao động Số lượng lao động
Tỷ phần lao động trong giá trị gia tăng = chi phí lao động trên đầu người / năng suất lao động
Theo công thức trên, chi phí lao động vẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong giá trị gia tăng mà thu nhập trên đầu người vẫn cao, điều này thể hiện doanh nghiệp làm ăn có lãi.
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CẢI TIẾN NĂNG SUẤT:
Đánh giá năng suất sẽ không có ý nghĩa gì nếu chúng ta không thực hiện những cải tiến sau đó. Mục đích của đo lường cải tiến năng suất chính là giúp cho doanh nghiệp thấy được mặt mạnh mặt yếu của mình để lập ra được các kế hoạch cải tiến. Những kết quả hoạt động, kể cả những kết quả vô hình và hữu hình chưa nêu ra được ý nghĩa nếu ta chỉ đơn giản thể hiện nó bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra mà nó chỉ có ý nghĩa khi chuyển đổi thành giá trị tính được bằng tiền. Thậm chí khi chúng ta nói rằng doanh thu của chúng ta năm nay cao hơn năm trước cũng chưa thật sự thể hiện được hiệu quả sản xuất kinh doanh nếu như ta không so sánh được nó với lượng đầu vào mà ta sử dụng để sản xuất. Bằng những kết quả tính toán năng suất, các doanh nghiệp có thể thấy ngay được bằng trực quan hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình và có thể so sánh được với các doanh nghiệp khác. Thông qua công việc này, doanh nghiệp có thể xây dựng cho mình những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Những mục tiêu cần mang tính sát thực và mang tính khả thi. Tính khả thi ở đây chính là việc doanh nghiệp phải tạo ra những con đường để đạt tới nó.
Như đã nhấn mạnh nhiều lần trong tài liệu này, con người chính là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển. Chính vì vậy, yếu tố đầu tiên trong chương trình cải tiến năng suất là đào tạo con người. Để cải tiến năng suất, doanh nghiệp cần có những người có kiến thức, nhiệt tình và trang bị cho họ những công cụ cần thiết. Bên cạnh đó, phải tạo được môi trường làm việc phát huy tính sáng tạo của mọi người. Về phương diện này, cơ chế khuyến khích, các hoạt động nhóm nhỏ (như nhóm kiểm soát chất lượng (QCC), nhóm cải tiến công việc (WIT) trở thành những cách thức hết sức hiệu quả.
Năng suất - chất lượng không phải là hai yếu tố bù trừ nhau mà phát triển đồng hướng, vì năng suất không chỉ bó hẹp trong phạm vi năng suất lao động, cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi hiệu quả của đồng vốn được đầu tư mà năng suất còn đề cập tới hiệu lực (hay mức độ ảnh hưởng của đầu ra) đối với người tiêu dùng và môi trường kinh tế xã hội. Chính vì vậy, để phát triển dài hạn, doanh nghiệp cần quan tâm tới năng suất chứ không chỉ chú ý tới khả năng sinh lợi mà thôi.