MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam (Trang 29 - 33)

CÀ PHÊ VIỆT NAM

4.1 VỀ SẢN XUẤT

Đối với những diện tích cà phê trồng không đúng quy hoạch trên những vùng đất không thích hợp như độ dốc cao, tầng đất mỏng, xa nguồn nước tưới cần khuyến khích chuyển sang trồng ca cao hoặc các cây trồng khác nhằm đảm bảo phát triển ổn định và bền vững cho ngành cà phê. Trong những năm gần đây nhiều dòng vô tính cà phê vối cho năng suất cao, cỡ hạt lớn, kháng được bệnh gỉ sắt và chín muộn do Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên chọn lọc đã được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công nhận và cho phép phổ biến ra sản xuất. Đối với những diện tích cà phê già cỗi hết thời kỳ kinh doanh có hiệu quả cần có kế hoạch cưa ghép cải tạo bằng các dòng cà phê vô tính vối cao sản, có khả năng cho năng suất cao, kích thước hạt lớn, kháng cao với bệnh gỉ sắt và đặc biệt là vườn cây chín đồng đều và tập trung từ đó không những giảm được số lần thu hái mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chế biến sau này để nâng cao chất lượng.

Tăng cường cây che bóng và bón phân hữu cơ cho vườn cây, giảm phân bón hóa học. Cà phê vối vốn là một loại cây ưa bóng nhẹ, nên cần phải trồng cây che bóng. Để hạn chế những tác động tiêu cực như thời gian sinh trưởng và phát triển của quả cà phê ngắn, chín sớm, không đủ thời gian để tích lũy chất dinh dưỡng cũng như hình thành các hợp chất thơm…vv.. Trồng cây che bóng trong vườn cà phê là một giải pháp hiệu quả nhất. Ngoài những giải pháp về mặt kỹ thuật như trên. Các hộ sản xuất cà phê cần.học cách quản lý dịch hại tổng hợp IPM, tưới tiết kiệm. Đa dạng hóa sản phẩm, tiến tới sản xuất cà phê chất lượng cao, cà phê hữu cơ để phát triển xuất khẩu. Áp dụng kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến (GAP), công nghệ chế biến tiên tiến (GMP) trong sản xuất cà phê.

4.2 VỀ XUẤT KHẨU

Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam cần lưu tâm đến thông tin thị trường. Nhà sản xuất và kinh doanh cà phê Việt Nam nên theo sát thị trường, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường từ nhiều nguồn khác nhau để có cái nhìn đúng đắn và chính xác hơn về thị trường xuất khẩu, tham gia vào thị trường

và thật bình tĩnh, không nóng vội. Để giữ được mức giá tốt, doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình thị trường để bán ra một lượng đều đặn.

Đối với các hợp đồng kỳ hạn nên đàm phán điều chỉnh thời gian giao cho phù hợp với khả năng cung cấp hàng từ trong nước, cũng như đàm phán để nâng mức ứng tiền từ 70% lên 80 – 85% nhằm đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Theo kinh nghiệm của những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu đưa ra, trong tình hình thị trường xuất khẩu biến động khó lường như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nên tập trung xuất khẩu theo phương thức giao ngay, không bán theo phương thức trừ lùi (kỳ hạn). Hiện nay, do không có một hợp đồng xuất khẩu thống nhất. Mỗi doanh nghiệp có hợp đồng xuất khẩu khác nhau nên khi có tranh chấp, doanh nghiệp cà phê Việt Nam thường gặp bất lợi trong việc đàm phán để giải quyết hợp đồng. Nhằm giảm tổn thất và rủi ro pháp chế ở hợp đồng xuất khẩu, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam đã soạn thảo Bản quy định điều kiện chung hợp đồng xuất khẩu cà phê. Nội dung gồm các điều khoản về trọng lượng, đóng gói, chất lượng, thanh toán, trọng tài. Những quy định chung trong hợp đồng xuất khẩu như trên giúp doanh nghiệp thận lợi hơn trong việc ký hợp đồng xuất khẩu. Hiệp hội Càphê – Ca cao Việt Nam đề xuất một mô hình mới là đưa cà phê vào ngành hàng có điều kiện, gắn vấn đề tiêu thụ với hỗ trợ cho nông dân để nâng cao khả năng cạnh tranh.

Ngày 16-5-2012, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam Vicofa đã tổ lớp tập huấn nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp cà phê trong bối cảnh hội nhập. Lớp tập huấn gồm 3 nội dung chính: phân tích kỹ thuật kinh doanh qua hai sàn giao dịch cà phê Liffe Luân Đôn- Anh và sàn ICE New York- Mỹ; công tác pháp chế về việc sản xuất, kinh doanh cà phê tại Việt Nam; tái canh cà phê và một số giải pháp khoa học công nghệ nâng cao hiệu quả tái canh. Qua lớp tập huấn, các học viên đã tiếp cận được với cách kinh doanh cà phê trên sàn giao dịch, nắm bắt các vấn đề về các văn bản hợp đồng cà phê và cơ sở khoa học trong việc nâng cao hiệu quả tái canh cây cà phê.

4.3 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CÀ PHÊVIỆT NAM VIỆT NAM

Nghề trồng cà phê ở Việt Nam là một nguồn thu nhập, tạo công ăn việc làm cho một nhóm đông dân cư ở nông thôn, trung du và miền núi (hơn 600.000

nông dân). Do đó ở Việt Nam cây cà phê cần được đảm bảo cho một sự phát triển bền vững. Muốn vậy phải có một hướng đi đúng để cây cà phê mang lại lợi ích kinh tế cũng như lợi ích sinh thái.

Ngày 22/4/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã phối hợp với tỉnh Đắk Lắk (tại thành phố Buôn Ma Thuột) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả sản xuất cà phê năm 2010 và bàn giải pháp phát triển cà phê bền vững trong thời gian tới. Hội nghị đã thống nhất quy hoạch phát triển cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là không mở rộng them diện tích, chỉ trồng thay thế hoặc tái canh những diện tích cà phê già cỗi ở những nơi có điều kiện sinh thái phù hợp, giảm diện tích cà phê ở những nơi đất xấu, không có nguồn nước tưới, diện tích bị sâu bệnh nặng để chuyển sang cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Theo kế hoạch, quy mô diện tích cà phê của Việt Nam đến năm 2030 giảm xuống chỉ còn 480.000ha, giảm trên 75.000 so với năm 2010, nhưng phải thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh, phấn đấu đạt trên 1,1 triệu tấn cà phê nhân như hiện nay để đảm bảo sản lượng không thay đổi. Hội nghị thống nhất cho rằng trong những năm tới cần mở rộng diện tích cà phê chè ở những nơi có điều kiện để đến năm 2020 đưa diện tích cà phê chè tăng lên 40.000ha (chiếm khoảng 8% tổng diện tích cà phê của cả nước), cà phê vối chiếm 92% diện tích.

Các địa phương cần có cơ chế chính sách phù hợp để khuyến khích mở rộng thực hiện các chương trình sản xuất cà phê có chứng nhận: VietGap, cà phê Utz, 4C…Và nâng cao kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chất lượng cây giống cà phê, khẩn trương triển khai, tập huấn để người sản xuất áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác cà phê bền vững, nhất là các biện pháp tưới nước tiết kiệm, bón phân hợp lý, trồng cây che bóng, quản lý dịch hại tổng hợp, thực hiện tốt quy trình “3 giảm-3 phải-3 tăng”, trong đó, giảm phân bón (sử dụng nhiều phân hữu cơ thay cho việc dùng nhiều phân hoá học lâu nay) – nước tưới – thuốc bảo vệ thực vật, phải trồng mới bằng giống tốt – phải trồng cây che bóng – phải thu hoạch đúng độ chín, tăng chất lượng – hiệu quả – sức cạnh tranh_Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ đạo.

Ông Lương Văn Tự, chủ tịch Vicofa cho biết “Vicofa sẽ lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu cà phê để hỗ trợ doanh nghiệp khi thị trường có biến động bất lợi”.

Theo Hiệp hội cà phê, ca cao Việt Nam, từ 1/10/2012, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sẽ bắt đầu đóng tiền vào quỹ, quỹ bảo hiểm xuất khẩu cà phê được lập ra nhằm mang lại ích lợi cho người trồng cà phê; người trồng cà phê sẽ được quỹ hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay để mua vật tư, phân bón phục vụ quá trình sản xuất, chăm sóc cà phê và hỗ trợ tạo ra các loại giống cà phê có năng suất, chất lượng cao, hướng dẫn quy trình tái canh do hiện nay có tới 25% diện tích cà phê của Việt Nam đã già cỗi cần phải thay thế.

Tất cả những nội dung nêu trên nói lên phương hướng chiến lược của ngành cà phê Việt Nam nhằm cùng với ngành cà phê toàn cầu nỗ lực vượt qua khó khăn do tình trạng khủng hoảng sản xuất dư thừa mang đến và đảm bảo cà phê phát triền cà phê ngày càng bền vững mang lại lợi ích cho mọi người.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam (Trang 29 - 33)