Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn gìà cỗi, phát triển không theo quy hoạch.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam (Trang 25 - 26)

SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CÀ PHÊ VIỆT NAM 3.1 THUẬN LỢI (Điểm mạnh)

3.4.1Nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn gìà cỗi, phát triển không theo quy hoạch.

không theo quy hoạch.

Ngành cà phê Việt Nam nói chung đã có một bước phát triển nhanh chóng cả về diện tích, sản lượng và năng suất. Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành cà phê Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức đe dọa đến sự phát triển bền vững trong thời gian tới. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt nam thì trong tổng số trên 550.000 ha cà phê của cả nước hiện nay chỉ có khoảng 274.000ha, chiếm 54,8% trong độ tuổi từ 10 – 15 năm, đây là số diện tích cà phê đang ở giai đoạn sung sức và cho năng suất cao nhất, ở tuổi từ 15 - 20 năm đã có biểu hiện gìa cỗi khoảng 150 ngàn ha và khả năng cho năng

suất giảm dần và có 100 ngàn ha cà phê trên 20 năm tuổi cần phải trồng lại do chúng đã quà già không còn khai thác hiệu quả cần phải được thay thế.

Trong khi nhiều nước xuất khẩu cà phê trên thế giới không ngừng tăng về cả sản lượng và chất lượng thì Việt Nam lại dự báo sẽ bị giảm mạnh trong vòng từ 5-10 năm tới. Nguyên nhân đẫn đến điều đó là do diện tích cà phê già cỗi của chúng ta đang rất lớn, trên 50% diện tích cà phê bị già cỗi đồng nghĩa với sản lượng cà phê của cả nước sẽ giảm xuống không còn khả năng duy trì ở con số khoảng 1 riệu tấn như hiện nay.

Theo TS. Hoàng Thanh Tiệm - Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên, cho biết hầu hết nhiều diện tích cà phê trồng mới không đúng vùng quy hoạch. Phần lớn những diện tích trồng mới này chủ yếu là được trồng trên những địa bàn không thích hợp như tầng đất nông, độ dốc lớn, nơi thiếu nguồn nước tưới... và không ít trong diện tích đó là đất rừng. Nhiều năm giá cà phê lên cao người trồng cà phê đã tăng diện tích trồng một cách tự phát , nhiều hộ ở các tỉnh Tây Nguyên đã sử dụng các giống cà phê không rõ nguồn gốc, không đạt chuẩn, nhiễm bệnh đưa vào trồng gây dịch bệnh tràn lan cho các vùng cà phê. Hơn thế nữa họ đã loại bỏ cây che bóng, đồng thời tăng cường bón phân hóa học, lượng nước tưới v.v… nhằm mục đích đạt được năng suất tối đa. Những biện pháp thâm canh cao độ này không những đã làm cho cây cà phê nhanh chóng bị kiệt sức, sớm già cỗi mà còn làm cho môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng, làm phát sinh nhiều loại sâu, bệnh hại.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê Việt Nam (Trang 25 - 26)