Về tài chính, tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ(1) (Trang 40 - 41)

IV- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1.2. Về tài chính, tiền tệ và hoạt động ngân hàng

Tiếp tục điều hành đồng bộ, linh hoạt các chính sách vĩ mô. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hoà với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Tăng cường phối hợp và trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Nghiên cứu, sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, đổi mới phân cấp ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2025, tỉ trọng thu nội địa đạt trên 85% tổng thu ngân sách nhà nước. Xây dựng cơ chế quản lý tài chính cho các đô thị lớn, trong đó đẩy mạnh nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính, ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước. Sửa đổi, bổ sung các luật về thuế, phí theo nguyên tắc thị trường, gắn với cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế và áp dụng mức thuế suất hợp lý, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần thiết lập môi trường kinh tế cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế.

Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, tăng tỉ trọng chi đầu tư, giảm tỉ trọng chi thường xuyên, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ

cho chi đầu tư phát triển. Đổi mới, xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý ngân sách nhà nước nhằm tăng cường hiệu quả phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính ngân sách nhà nước gắn với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Tăng cường quản lý, đẩy nhanh tiến độ giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng bền vững. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước. Thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ(1) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w