Xác định khu vực tiềm năng thực hiện REDD+

Một phần của tài liệu du-thao-dieu-chinh-prap-lan-4-(12.9.2018) (Trang 31 - 34)

Việc phân tích không gian nhằm xác định khu vực tiềm năng thực hiện các hoạt động REDD+ được chia thành 03 nhóm như sau:

- Nhóm 1: Các xã/chủ rừng có nguy cơ cao mất rừng và suy thoái rừng sẽ là những xã được chọn ưu tiên thực hiện các hoạt động giảm mất rừng và suy thoái rừng.

- Nhóm 2: Các xã/chủ rừng có tiềm năng nhất trong nâng cao diện tích và chất lượng rừng tự nhiên sẽ được ưu tiên thực hiện các hoạt động nâng cao trữ lượng các bon rừng, bảo tồn trữ lượng các bon và QLRBV.

- Nhóm 3: Các xã/chủ rừng có tiềm năng cho phát triển rừng trồng (tái trồng rừng) sẽ được chọn ưu tiên thực hiện hoạt động tăng cường trữ lượng các bon và quản lý rừng trồng bền vững.

Việc phân tích không gian xác định khu vực ưu tiên cho hoạt động được thực hiện trên 112 xã/phường có rừng với nhiều biến dữ liệu khác nhau và được tham vấn, thống nhất của các bên liên quan tại tỉnh. Tổng hợp kết quả phân tích không gian, xây dựng được bản đồ phân vùng ưu tiên thực hiện REDD+ tại Thừa Thiên Huế cho 03 nhóm hoạt động ưu tiên: (1) giảm mất rừng, suy thoái rừng; (2) tăng cường diện tích và chất lượng rừng tự nhiên và (3) ưu tiên phát triển rừng trồng (tái trồng rừng).

Để thực hiện 03 nhóm hoạt động ưu tiên trên cần kết hợp với các tiêu chí: Hiện trạng rừng năm 2010, 2018; vị trí địa lý của các xã; mức độ thuận lợi giao thông (Ưu tiên 1 với diện tích cách đường giao thông dưới 2km); chức năng 3 loại rừng (Đặc dụng, phòng hộ, sản xuất theo Quyết định số 944/QĐ-UBND ngày 09/5/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế). Các hoạt động can thiệp được đề xuất bao gồm:

- Hoạt động bảo vệ rừng tự nhiên;

- Hoạt động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên; - Hoạt động làm giàu rừng;

- Hoạt động trồng rừng gỗ lớn; - Quản lý rừng bền vững FSC.

Chi tiết các hoạt động, diện tích và vị trí có các Phụ lục 01a và 01b kèm theo.

PHẦN II

NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Quyết định số 419/QĐ-TTg ngày 05/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về phê duyệt Chương trình Quốc gia Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng đến năm 2030;

Quyết định số 866/QD-TTg ngày 16/6/2017 của Thủ tưởng chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững;

Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020;

Quyết đinh số 919/QĐ -BNN -TCLN ngày 5/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Phê duyệt Kế hoạch hành động Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến giai đoạn 2014 -2020;

Công văn số 1414/BNN-TCLN ngày 05/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về triển khai kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020;

Quyết định số 5414/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/12/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt hướng dẫn xây dựng Kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng cấp tỉnh;

Quyết định số 795/QĐ-UBND ngày 21/4/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Quyết định số 1299/QĐ-UBND ngày 15/6/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020;

Quyết định số 3255/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch hành động Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng Cacbon rừng giai đoạn 2016-2020;

Quyết định số 2478/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Kết quả Kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh;

Kế hoạch số 93/KH-UBND ngày 10/5/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Điều chỉnh kế hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017 - 2020;

Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 07/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về nâng cao hiệu quả sử dụng đất dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2025;

Quyết định số 1889/QĐ-UBND ngày 25/8/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2018-2025.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Góp phần thực hiện thành công Quy hoạch BV&PTR tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 - 2020, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng, suy thoái rừng, tăng cường trữ lượng các bon, quản lý rừng bền vững phù hợp với các nội dung của Chương trình Hành động REDD+ quốc gia.

Một phần của tài liệu du-thao-dieu-chinh-prap-lan-4-(12.9.2018) (Trang 31 - 34)

w