Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu du-thao-dieu-chinh-prap-lan-4-(12.9.2018) (Trang 34 - 36)

Các hoạt động triển khai trong giai đoạn này theo hướng tiếp cận và chuẩn bị sẵn sàng thực thi REDD+; thí điểm thực hiện mô hình hoạt động dự án REDD+. Các mục tiêu cụ thể như sau:

- Hoàn thiện được cơ chế, chính sách, cơ cấu tổ chức và năng lực kỹ thuật, quản lý và vận hành các dự án trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm nhằm thực hiện có hiệu quả Kế hoạch hành động REDD+ của tỉnh.

- Triển khai cơ bản các hoạt động trong Kế hoạch thực hiện REDD+ thông qua việc lồng ghép trong việc thực hiện quy hoạch BV&PTR tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 để nâng cao độ che phủ rừng của tỉnh từ 57,3% năm 2018 lên 57,5% năm 2020, bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng hóa và cải thiện sinh kế cho các chủ rừng và người dân địa phương.

- Xây dựng được hệ thống tổ chức, quản lý, điều phối, nâng cao nhận thức và năng lực kỹ thuật trong triển khai thực hiện các hoạt động REDD+ một cách hiệu quả, trên cơ sở tham gia đầy đủ và tích cực của các bên liên quan, đặc biệt là các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ, dân tộc thiểu số và cộng đồng người dân địa phương.

III. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN 1. Phạm vi: Thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh

2. Đối tượng áp dụng

Các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn tham gia vào các hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình thực hiện, vận hành chương trình REDD+.

3. Thời gian

Kế hoạch hành động REDD+ được thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020, sau khi được UBND tỉnh phê duyệt, tiến hành xây dựng kế hoạch hàng năm.

IV. NHIỆM VỤ CỦA KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2016-2020 (Chi tiết xem Phụ lục 02 đính kèm)

1. Nhóm các ho t đ ng nh m gi m m t r ng và suy thoái r ngạ ấ ừ

1.1. Tiếp tục rà soát điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng theo hướng phát thải thấp.

- Rà soát điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đảm bảo duy trì độ che rừng đạt 58% đến năm 2025, có tính đến 2030 theo hướng phát thải thấp;

- Rà soát quy hoạch kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh, huyện giai đoạn 2020-2025 theo hướng giảm phát thải thấp.

1.2. Các hoạt động hỗ trợ theo hướng sản xuất nông nghiệp bền vững hạn chế tối đa mất rừng và suy thoái rừng

- Rà soát và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu trên quy mô toàn tỉnh;

- Xác định các mô hình ưu tiên và nhân rộng trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi.

1.3. Các hoạt động hướng đến tăng cường công tác quản trị rừng gắn với cải thiện sinh kế cho người dân sông ven rừng

- Quản lý chặt chẽ toàn bộ diện tích rừng hiện có, trong đó ưu tiên chú trọng rừng tự nhiên và rừng phòng hộ ven biển, rừng ngập mặn;

- Hoàn thiện việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân, hộ gia đình, cộng động dân cư và các tổ chức trên diện tích tối thiểu 5.000 ha;

- Hỗ trợ phát triển sinh kế cho người dân sông gần rừng đặc biệt chú trọng các vùng thường xảy ra điểm nóng về phá rừng tự nhiên thông qua việc khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng trên diện tích tối thiểu 3.000 ha;

- Rà soát các mô hình sinh kế bền vững và nhân rộng;

- Giảm thiểu lượng sử dụng củi đun lấy từ rừng tự nhiên thông qua sử dụng khí Bioga;

- Tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân về quyền lợi và nghĩa vụ, cải thiện sinh kế, quản lý rừng bền vững và cơ chế giải quyết thắc mắc, khiếu nại.

1.4. Tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật

- Rà soát hệ thống văn bản pháp luật hiện hành đề xuất chỉnh sửa bổ sung những bất cập trong thực thi pháp luật;

- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp trong công tác QLBVR, buôn bán, vận chuyển trái phép lâm sản và phòng chống cháy rừng giữa các bên liên quan, bao gồm: phối hợp giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Salavan (Lào); giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng với và giữa các ban ngành trong tỉnh;

- Tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ rừng trong kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm lấn rừng trái phép, khai thác vận chuyển, buôn bán, tàng trữ, chế biến lâm sản trái phép;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ rừng cho chính quyền, người dân và cộng đồng địa phương về pháp luật BV&PTR, đặc biệt ưu tiên cho các xã có nguy cơ cao trong mất rừng và suy thoái rừng;

- Tập huấn nâng cao nhận thức về Thực thi lâm luật, Quản trị và Thương mại rừng (FLEGT) cho các bên liên quan.

2. Nhóm các hoạt động nhằm bảo tồn, tăng cường trữ lượng cacbon rừng

2.1. Phát triển rừng trồng gỗ lớn

- Đẩy mạnh trồng rừng gỗ lớn bao gồm trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, trồng rừng ven biển, ngập mặn, trồng rừng sản xuất;

- Chuyển hóa rừng trồng gỗ lớn theo hướng quản lý rừng trồng bền vững hướng tới cấp chứng chỉ rừng FSC.

2.2. Các hoạt động bảo vệ, bảo tồn và phục hồi rừng theo hướng quản lý rừng bền vững

- Phục hồi và nâng cấp diện tích rú cát tự nhiên hiện có trên địa bàn các xã ven biển;

- Nhân rộng mô hình phục hồi và làm giàu rừng tự nhiên có hiệu quả.

2.3. Cải thiện môi trường kinh tế và tài chính cho lâm nghiệp

- Rà soát và nhân rộng mô hình hợp tác xã dịch vụ lâm nghiệp trong quản lý, BV&PTR theo dịnh hướng quy trình sản xuất gỗ hợp pháp (tối thiều 02 mô hình).

Một phần của tài liệu du-thao-dieu-chinh-prap-lan-4-(12.9.2018) (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w