Xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên

Một phần của tài liệu TRONG DI CHÚC HỒ CHÍ MINH VIẾT: “ĐẢNG TA LÀ MỘT ĐẢNG CẦM QUYỀN. MỖI ĐẢNG VIÊN VÀ CÁN BỘ PHẢI THẤM NHUẦN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, THẬT SỰ CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ. PHẢI GIỮ GÌN ĐẢNG TA THẬT TRONG SẠCH, PHẢI XỨNG ĐÁNG LÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO, NGƯỜI ĐẦY TỚ TH (Trang 26 - 32)

II. NỘI DUNG LUẬN ĐIỂM

2. Đảng phải trong sạch, vững mạnh

2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên

Bất cứ việc gì thì cũng cần quan tâm đến yếu tố con người và Hồ Chí Minh cũng vậy. Bác đặc biệt coi trọng công tác cán bộ vì Người cho rằng: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”; cán bộ là gốc của công việc, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Trong công tác cán bộ, Bác yêu cầu: Phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ, phải chú trọng huấn luyện cán bộ, huấn luyện một cách thiết thực, có hiệu quả; phải đề bạt đúng cán bộ; phải sắp xếp, sử dụng cán bộ cho đúng; phải kết hợp “cán bộ cấp trên phải đến và cán bộ địa phương”; phải chống bệnh địa phương cục bộ; phải kết hợp cán bộ trẻ với cán bộ cũ; phải phòng và chống các tiêu cực trong công tác cán bộ; phải thường xuyên kiểm tra, giúp đỡ cán bộ.

Là người có tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lường trước những căn bệnh khi Đảng cầm quyền: Kiêu ngạo cộng sản, công thần địa vị, tham ô, lãng phí, hủ hóa, quan liêu xa rời quần chúng, trở thành những "ông quan cách mạng" quay lại sách nhiễu, ức hiếp nhân dân và nhiều thói hư tật xấu khác. Thấu hiểu mối nguy hại nảy sinh "bên trong Đảng", Người sớm cảnh báo, cần lãnh đạo, chỉ đạo tích cực xây dựng, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng trong sáng, mẫu mực, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, am hiểu các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đang gay go, quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian viết Thư gửi các đồng chí Bắc bộ (1-3-1947), viết tác phẩm Sửa đổi lối làm việc (10-1947), trong đó, Người đã chỉ rõ những khuyết điểm của đội ngũ cán bộ, đảng viên như: Địa phương chủ nghĩa, óc bè phái, óc quân phiệt, quan liêu, óc hẹp hòi, bệnh ham chuộng hình

thức, làm việc theo lối bàn giấy, thói vô kỷ luật, ích kỷ, hủ hóa... đồng thời, Người yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải tẩy sạch những căn bệnh đó.

Xuyên suốt toàn bộ tư tưởng, Người chủ trương xây dựng tư chất cán bộ, đảng viên: Trung thành tuyệt đối với Đảng, với cách mạng, với nhân dân, luôn đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của nhân dân lên trên hết, sẵn sàng hy sinh thân mình vì sự nghiệp cách mạng. Phải là những người nghiêm chỉnh thực hiện cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng. Nêu cao tính tiền phong gương mẫu, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Nói đi đôi với làm, không nói một đằng làm một nẻo, lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ. Luôn khiêm tốn học hỏi nhân dân, gần gũi nhân dân, biết dựa vào dân, chăm lo đến lợi ích của dân, tận tụy phục vụ nhân dân, phát huy quyền làm chủ của dân.

Trong công tác và trong cuộc sống hàng ngày luôn thực hiện đúng quan điểm, đường lối quần chúng của Đảng, thắt chặt mối liên hệ mật thiết với nhân dân, được quần chúng tín nhiệm. Không công thần địa vị, quan liêu mệnh lệnh, xa rời quần chúng, cơ hội vụ lợi, tham ô, tham nhũng, hủ hóa, chủ quan tự mãn và mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân. Cán bộ, đảng viên cần am hiểu lý luận Mác- Lênin, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước, ra sức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức về các lĩnh vực của đời sống xã hội để tuyên truyền, vận động, giáo dục, giác ngộ cách mạng cho nhân dân, lãnh đạo, tổ chức cho nhân dân thực hiện thắng lợi mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Không tự kiêu, tự đại - tự cho mình là tài giỏi mà sinh ra lười biếng, thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân, không chịu học hỏi quần chúng mà sinh ra thoái bộ: "Nếu có tính tự kiêu, thì dù tài giỏi vô cùng như ông Chu Công, thì tài giỏi ấy cũng vất đi".

Bên cạnh đề ra yêu cầu xây dựng cán bộ, đảng viên, Người còn chỉ ra các nội dung, biện pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, khẳng định rõ trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và của chính bản thân đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Thứ nhất, phải làm tốt công tác huấn luyện cán bộ

Theo Hồ Chí Minh muốn có cán bộ tốt thì Đảng phải làm tốt công tác huấn luyện cán bộ,

“huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Theo Người, huấn luyện cán bộ phải toàn diện, đồng thời phải chuyên sâu và có phương pháp khoa học. Cán bộ có cán bộ đảng, cán bộ nhà nước, cán bộ đoàn thể, cán bộ ở Trung ương, địa phương và cơ sở... Huấn luyện cán bộ cũng phải có nội dung, kế hoạch phù hợp với từng loại cán bộ trong những lĩnh vực cụ thể.

Theo Hồ Chí Minh, huấn luyện cán bộ là công việc thường xuyên, công phu, lâu dài, cần phải kiên trì và bền bỉ mới có kết quả tốt. Bởi vì: “Không phải vài ba tháng hoặc vài ba năm, mà đào tạo được một người cán bộ tốt... cần phải công tác, đấu tranh, huấn luyện lâu năm mới được”.

Thứ hai, phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ

Đây là công việc hệ trọng và rất khó. Đánh giá đúng cán bộ là xác định chính xác ai là cán bộ tốt, ai là cán bộ kém, ai mạnh ở chỗ nào, yếu ở chỗ nào, khả năng hoàn thành công việc đến đâu, quan hệ với quần chúng ra sao... Trên cơ sở đó mà bố trí, sử dụng, đề bạt đúng cán bộ. Muốn hiểu, đánh giá đúng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ và tiêu chuẩn này phải luôn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Đánh giá cán bộ phải công tâm, khách quan; không đơn thuần theo bằng cấp, học vị, tuổi tác; không hẹp hòi, định kiến cá nhân.

Về phương pháp đánh giá, Hồ Chí Minh yêu cầu phải đặt cán bộ trong phạm vi công tác và môi trường mà người cán bộ hoạt động. Kết hợp theo dõi thường xuyên với đánh giá định kỳ. Phải kết hợp nhiều nguồn thông tin để phân tích, chọn lọc một cách khách quan. Nhận xét, đánh giá công khai; đánh giá để giúp cán bộ phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Để đánh giá đúng cán bộ, người làm công tác cán bộ phải biết tự đánh giá chính mình. “Muốn biết rõ cán bộ, muốn đối đãi một cách đúng đắn với các hạng người, trước hết phải sửa những khuyết điểm của mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng”.

Thứ ba, phải khéo dùng cán bộ

Khéo dùng cán bộ thể hiện ở chỗ xếp người đúng việc, vì việc mà xếp người. Người căn dặn: “Dùng người cũng như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tuỳ chỗ mà dùng được”. Người phê bình: “Thường chúng ta không biết tuỳ tài mà dùng người. Thí dụ: thợ rèn thì bảo đi đóng tủ, thợ mộc thì bảo đi rèn dao. Thành thử hai người đều lúng túng. Nếu biết tuỳ tài mà dùng người thì hai người đều thành công”.

Khéo dùng cán bộ còn thể hiện ở chỗ biết kết kợp các thế hệ cán bộ một cách đúng đắn. Người dạy, trong đội ngũ cán bộ của Đảng có cán bộ già, có cán bộ trẻ. Cán bộ già là vốn quý của Đảng, họ có kinh nghiệm về mặt lãnh đạo, được rèn luyện, thử thách nhiều trong thực tế đấu tranh... Còn cán bộ trẻ tuy chưa có một số ưu điểm như cán bộ già, nhưng họ lại hăng hái, nhạy cảm với cái mới, chịu khó học tập, cho nên tiến bộ rất nhanh.

Khéo dùng cán bộ còn thể hiện ở trọng dụng nhân tài cả trong và ngoài Đảng. Theo Người, bất kỳ ai, có khả năng, đủ tiêu chuẩn, cần cho nhu cầu của cách

mạng là phải dùng..., vì Đảng ta là Đảng của giai cấp, đồng thời cũng là của dân tộc.

Khéo dùng cán bộ là còn phải mạnh dạn đề bạt những cán bộ trẻ có đủ tiêu chuẩn và có triển vọng vào các cương vị lãnh đạo, quản lý.

Thứ tư, phải “có gan cất nhắc cán bộ”

Có gan tức là phải mạnh dạn. Sở dĩ Người nói như vậy vì chúng ta thường hay “rụt rè” hoặc “quá khắt khe” trong việc đề bạt cán bộ. Theo Hồ Chí Minh, có gan cất nhắc cán bộ nghĩa là người cán bộ được cất nhắc có thể còn điểm yếu, song phải biết được khuyết điểm của họ để sau khi cất nhắc tiếp tục giúp đỡ họ tiến bộ. Có gan cất nhắc là không sợ người được cất nhắc sẽ vượt mình. Có gan không có nghĩa là làm nóng vội, làm ẩu, làm liều, càng không vì danh lợi của mình mà cất nhắc cán bộ. Hồ Chí Minh yêu cầu: “Cất nhắc cán bộ, phải vì công tác, vì tài năng, vì cổ động cho đồng chí khác thêm hăng hái. Như thế, công việc nhất định chạy.

Nếu vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang, nhất định không ai phục, mà lại gây lên mối lôi thôi trong Đảng. Như thế là có tội với Đảng, có tội với đồng bào”. Sau khi cất nhắc phải giúp đỡ họ, khuyên gắng họ, vun trồng lòng tự tin, tự trọng của họ, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Người còn nhắc nhở: “Cất nhắc cán bộ, không nên làm như “giã gạo”. Nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ. Khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ. Khi họ sai lầm thì đẩy họ xuống, chờ lúc họ làm khá, lại cất nhắc lên. Một cán bộ bị nhắc lên, thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời”.

Thứ năm, phải thương yêu, chăm sóc bảo vệ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ không phải vài ba tháng hoặc vài ba năm là đào tạo được một người cán bộ tốt, mà cần phải công tác, đấu tranh, huấn luyện lâu

năm mới có được. Hơn nữa, trong đấu tranh, có rất nhiều thử thách, nguy cơ dẫn đến mất cán bộ. Vì vậy, Đảng phải yêu thương cán bộ.

Nhưng thương yêu không phải là vỗ về, nuông chiều, thả mặc. Thương yêu là giúp họ học tập, tiến bộ thêm, là giúp họ giải quyết những vấn đề khó khăn... Thương yêu là luôn chú ý đến công tác của họ, kiểm thảo họ. Hễ thấy khuyết điểm thì giúp đỡ họ sửa chữa ngay, để vun trồng cái thói có gan phụ trách, cả gan làm việc của họ. Đồng thời, phải nêu rõ những ưu điểm, những thành công của họ. Phải vun đắp chí khí của họ, để đi đến chỗ “bại không nản, thắng cũng không kiêu”.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đời ai cũng có khuyết điểm. Có làm việc thì có sai lầm. Vì vậy, đối với cán bộ mắc sai lầm, ta quyết không nên nhận rằng họ muốn như thế, mà công kích họ. Trái lại, khi họ sai lầm thì dùng cách thuyết phục để giúp họ sửa chữa, phải có thái độ thân thiết, giúp đỡ và động viên họ hăng hái tiến lên.

Một phần của tài liệu TRONG DI CHÚC HỒ CHÍ MINH VIẾT: “ĐẢNG TA LÀ MỘT ĐẢNG CẦM QUYỀN. MỖI ĐẢNG VIÊN VÀ CÁN BỘ PHẢI THẤM NHUẦN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, THẬT SỰ CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ. PHẢI GIỮ GÌN ĐẢNG TA THẬT TRONG SẠCH, PHẢI XỨNG ĐÁNG LÀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO, NGƯỜI ĐẦY TỚ TH (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)