1. Giá trị của luận điểm
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam là một hệ thống quan điểm toàn diện, phong phú, một di sản quý báu. Luận điểm của người về Đảng, về cán bộ đảng viên và về vai trò của nhân dân có giá trị lý luận và thực tiễn đối với quá trình xây dựng và hoạt động của Đảng ta.
Về giá trị lý luận, từ phương pháp tiếp cận đúng đắn, mạnh dạn, khoa học trong kế thừa học thuyết Mác – Lênin vào thực tiễn đất nước, Hồ Chí Minh đã có những luận điểm sáng tạo góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận chủ
nghĩa Mác – Lênin . Dựa vào sự sáng tạo đó, người đã vạch ra con đường đúng đắn cho Đảng ta và cán bộ đảng viên.
Về giá trị thực tiễn, đến nay luận điểm của Bác về Đảng vẫn được áp dụng trong sự nghiệp xây dựng Đảng về mọi mặt bao gồm: chính trị, tổ chức, tư tưởng và đạo đức.
Xây dựng Đảng về chính trị: Bác vạch ra con đường phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam , đáp ứng được yêu cầu cơ bản, đảm bảo được sự phát triển lâu dài và thích ứng được diễn biến phức tạp của tình hình đất nước sau này, duy trì duy nhất một Đảng cầm quyền, Đảng có ai tò là người lãnh đạo của nhân dân.
Xây dựng Đảng về tư tưởng: Đảng là người lãnh đạo của nhân dân, để đảm bảo phát triển được lâu dài phải thật trong sạch, cán bộ Đảng viên phải đảm bảo được tư tưởng đạo đức tốt, thấm nhuần đạo đức cách mạng, đảm bảo công tác lý luận.
Xây dựng Đảng về tổ chức:ói đến Đảng là nói đến một tổ chức chặt chẽ. Điều này liên quan đến năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng.Điều quan trọng nhất là chất lượng đảng viên và đội ngũ cán bộ các cấp. Bởi vì, Đảng là gì? Đảng là mỗi chúng ta. Đảng lớn lên là do mỗi chúng ta lớn lên. Đó là một khía cạnh rất quan trọng trong di sản Hồ Chí Minh xây dựng Đảng về tổ chức. Điều có ý nghĩa nhất là chất lượng đảng viên.
Xây dựng về đạo đức: Xây dựng văn hóa chính trị, lõi cốt là văn hóa đảng, xây đi đôi với chống, nói đi đôi với làm với quyết tâm chính trị cao, thật sự vì nước, vì dân.
1. Ý nghĩa của luận điểm
Luận điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng mang ý nghĩa lịch sử và giá trị muôn đời. Người luôn nhấn mạnh những vấn đề cơ bản, về sự duy nhất của Đảng cầm quyền, từ thực tiễn các nước xã hội chủ nghĩa khác, người vạch ra con đường cho Đảng ta là chỉ “một Đảng cầm quyền”, người nhấn mạnh về sự quan trọng của đạo đức cán bộ Đảng viên, cần kiệm, liêm chính, vì nhân dân, là người đầy tớ của nhân dân.
Lời căn dặn sâu sắc, đầy tính nhân văn của Người đã trở thành lẽ sống, phương châm hành động, nền tảng tư tưởng và là cơ sở để Đảng tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và chỉnh đốn, làm trong sạch nội bộ, giữ vững niềm tin và lòng kính trọng đối với nhân dân. Đồng thời, đề ra chủ trương, đường lối đúng đắn, nâng cao năng lực lãnh đạo, vị thế cầm quyền của Đảng để thực hiện khát vọng phát triển, đổi mới, sáng tạo, sớm đưa nước ta trở thành nước phát triển, có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nửa thế kỷ qua, Di chúc của Hồ Chí Minh luôn đồng hành với Đảng, với nhân dân, soi sáng cho cách mạng Việt Nam trên hành trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Trong tiến trình lịch sử ấy, dưới ánh sáng của Di chúc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng xây dựng và chỉnh đốn Đảng; đặc biệt là chăm lo, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, để họ thật sự xứng đáng là “người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân”. Nhờ đó, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng đã luôn tiên phong, gương mẫu, lãnh đạo nhân dân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và hiện nay là đổi mới toàn diện đất nước, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Thấm nhuần lời dạy của Người, trong suốt chiều dài lịch sử cách mạng Việt Nam, nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên đã phấn đấu quên mình vì sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và nhân dân, xứng đáng là người chiến sĩ cách mạng có phẩm chất đạo đức trong sáng được quần chúng tin yêu, mến phục. Những cán bộ, đảng viên đó đã lấy lời dạy của Bác làm phương châm hành động: “Trung với Đảng, trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; sẵn sàng hiến dâng đời mình cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”
Trong Di chúc, Người căn dặn, mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Đặt lợi ích của tập thể, đất nước lên trên lợi ích cá nhân, “chí công vô tư” là chuẩn mực đạo đức cao nhất mà Hồ Chí Minh yêu cầu ở mỗi đảng viên, đồng thời còn là thước đo, là tiêu chí để đánh giá phẩm chất cách mạng của người cán bộ, đảng viên trong các giai đoạn cách mạng, đặc biệt là trong sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển hiện nay.