1. Cơ sở lý thuyết
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ giáo dục
Theo N Gregory Mankiw (2012): “Quá trình ra quyết định của cá nhân được định hướng bởi sự tối đa hóa tính hữu ích trong một lượng ngân sách hạn chế”. Theo đó,
quyết định của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố cơ bản:
Thứ nhất sự giới hạn của ngân sách (Thu nhập): Mọi người đều chịu sự giới hạn
hay ràng buộc về mức thu nhập của họ. Khi quyết định lựa chọn một khóa học nào đó, khách hàng thường phải xem xét đến khả năng chi trả của họ cho khóa học đó.
Thứ hai lợi ích mang lại: Học viên sẽ lựa chọn những khóa học mang lại cho họ
lợi ích lớn nhất. Lợi ích này là tổng hòa những giá trị mà người tiêu dùng nhận được
khi lựa chọn dịch vụ đó.
Trong nghiên cứu của bà Phan Thị Thanh Thủy và bà Nguyễn Thị Minh Hòa (2017) về “Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn theo học chương trìnhđào
tạo có yếu tố nước ngoài ở trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế” cho thấy 7 nhóm
nhân tố có ảnh hưởng: (1) Nhóm tham khảo; (2) sự phù hợp với sở thích và năng lực
cá nhân; (3) danh tiếng của chương trình; (4) lợi ích học tập; (5) cơ hội nghề nghiệp;
Đoàn Thị Huế (2016) đã đề xuất mô hình cho nghiên cứu “Các nhân tố quyết định chọn trung tâm ngoại ngữ của sinh viên trường Đại học Nha Trang” cho thấy 7
nhóm nhân tố bao gồm: (1) Cơ sở vật chất; (2) học phí; (3) chương trình; (4) chất lượng đào tạo; (5) giáo viên của trung tâm; (6) thương hiệu; (7) marketing.
Nguyễn Thị Ngọc Điệp & Nguyễn Thị Dự (2018) đã cho thấy các nhân tố ảnh hưởng trong “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn học chứng chỉ
ACCA của sinh viên khối ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh”: (1) Sự tác động
của người thân; (2) Triển vọng của nghề kế toán chuyên nghiệp; (3) Sự phù hợp của đặc điểm bản thân với nghề kế toán chuyên nghiệp; (4) Chi phí cơ hội của việc tham
gia học ACCA và trở thành hội viên của ACCA; (5) Quá trình tiếp cận thông tin;