Tiền lươnglà sựtrả công hoặc thu nhập mà có thểbiểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sửdụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽphải làm. Phúc lợi người lao động và phúc lợi bằng hiện vật (còn gọi là phúc lợi, bổng lộc, hoặcđặc quyền) bao gồm nhiều loại hình bồi thường không lương cung cấp chongười lao động ngoài bình thường tiền công hoặc tiền lương.
- Theo tiêu chuẩn SA 8000
Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng mức lương ít nhất bằng lương tối thiểu, mức lương này luôn đủ để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người và cung cấp phần
Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng mọi hình thức kỷ luật không được áp dụng khấu trừ vào lương, mức lương và lợi nhuận cũng phải được phổbiến chi tiết, rõ ràng và thường xuyên cho người lao động, các mức lương và lợi nhuận được trả hoàn toàn phù hợp với luật áp dụng, tiền lương được trảtheo hình thức tiền mặt hoặc séc sao cho thuận tiện với người lao động.
Doanh nghiệp bảo đảm không có hợp đồng và chế độtập sựgiảnhằm trốn tránh trách nhiệm của doanh nghiệp đối với người lao động theo như luật định thích hợp về lao động và an sinh xã hội.
- Theo tiêu chuẩn WRAP
Các cơ sởphải đảm bảo rằng mức lươngít nhất bằng mức lương tối thiểu theo luật pháp địa phương, bao gồm tất cả tiền lương, phụ cấp và trợ cấp bắt buộc.
Cáccơ sởphải đảm bảo trả lương thích hợp cho người lao động tương xứng với tất cả các công việc người lao động đã thực hiện, bằng cách kịp thời thanh toán tất cả các khoản tiền lương và phúc lợi tuân thủ theo pháp luật của địa phương và quốc gia tại khu vực tài phán, nơi các cơ sở kinh doanh đang hoạt động. Bao gồm tiền trả thêm ngoài lương cho công việc làm ngoài giờ hành chính hoặc công việc được thực hiện trong các ngày lễ cũng như bất kỳ khoản phụ cấp hoặc phúc lợi nào khác, bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc, theo pháp luật địa phương.
1.2.5.Đối tượng của trách nhiệm xã hội
- Người lao động, cán bộnhân viên: Doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định vềpháp luật vềvấn đề sửdụng lao động, đảm bảo an toàn lao động, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp trong nội bộ doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm với mức thù lao xứng đáng, tạo cơ hội việc làm như nhau cơ hội phát triển như nhau cho người lào động, đảm bảo quyền riêng tư tại nơi làm việc...
- Các bên liên quan: Bao gồm cổ đông, người tiêu dùng, ...Trách nhiệm với cổ đông là những rằng buộc, cam kết liên quan đến quyền và phạm vi sửdụng tài sảnủy thác và đảm bảo sự trung thực, minh bạch trong thông tin, trong phần lợi tức mà họ được hưởng...Trách nhiệm đối với người tiêu dùng đảm bảo cung cấp hàng hóa và dịch vụ đúng với những gì nhà sản xuất cam kết.
- Cộng đồng: Trách nhiệm với cộng đồng là trách nhiệm góp phần nâng cao cải thiện và phát triển cuộc sống cộng đồng mà gần nhất là địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động, đóng góp cho sựphát triển bền vữngmôi trường kinh tế- xã hội của quốc gia.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội
1.3.1. Nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
- Quyđịnhcủapháp luật
Quy định của pháp luật là cơ sở, là nền tảng của CSR. Đây là tiêu chí ràng buộc cho các doanh nghiệp phải hướng tới và phải thực hiện để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp khi đã tuân thủ theo các quy định của pháp luật thì sẽ tạo được một môi trường pháp lý, trong đó các doanh nghiệp hoạt động theo một mục tiêu đúng đắn, tạo nên môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng, thông thoáng và tạo sự gần gũi giữa các doanh nghiệp với nhau. Tuy nhiên, pháp luật không thể là căn cứ phán xét một hành động là có đạo đức hay vô đạo đức trong những trường hợp cụ thể mà nó chỉ thiết lập những quy tắc cơ bản cho những hành động được coi là có trách nhiệm trong kinh doanh.
- Nhậnthứccủaxã hội
Khi xã hội phát triển cao đồng nghĩa với mức sống của cộng đồng được nâng cao, do đó nhu cầu của con người cũng phát triển theo. Theo Abraham Maslow thì con người càng cố gắng thỏa mãn những nhu cầu và khi nhu cầu nào đó được thỏa mãn lại xuất hiện những nhu cầu tiếp theo, ban đầu là nhu cầu sinh lý (ăn, mặc, ở,…); sau đó đến nhu cầu an toàn, được bảo vệ; nhu cầu xã hội (các vấn đề về tình cảm); nhu cầu được tôn trọng, được công nhận, có địa vị; cuối cùng là nhu cầu tự khẳng định, tự phát triển và tự thể hiện mình.
- Quá trình toàn cầuhóa và sức mạnhcủathị trường
Sức mạnh của thị trường mà điển hình là thị hiếu ngườitiêu dùng lại đã vàđang đặt ra cho các nhà kinh doanh sự cạnh tranh khốc liệt về trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh dựa trên nền tảng sự tác động tổng hợp hành vi ứng xử, tới quyết định lựa chọn của người tiêu dùng. Lúc đó CSR và đạo đức kinh doanh là nguồn lực, nguồn
vốn mới cho doanh nghiệp trong cạnh tranh quốc tế. Chính hai nguồn lực này sẽ tác động và thúc đẩy người tiêu dùng thay đổi quan niệm tiêu dùng của họ.
1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động
Nhân tốkhách quan:
- Tình hình phát triển kinh tếvà hội nhập kinh tếquốc tế:
Là tiền đề để doanh nghiệp phát triển kinh tế, thực hiện trách nhiệm pháp lý với người lao động. Thêm vào đó, các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động trong khi là một mắt xích của chuỗi là điều tất yếu.
- Quản lý nhà nước vềthực hiện TNXH đối với người lao động:
Tác động của các chủthểmang tính quyền lực nhà nước, bằng nhiều biện pháp tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại của Nhà nước trên cơ sởpháp luật. Quản lý nhà nước vềthực hiện trách nhiệm xã hội đối với ngươi lao động của doanh nghiệp bao gồm một sốhoạt động như: Nhà nước ban hành pháp luật và chính sách có liên quan, thiết lập cơ quan, tổchức bộmáy các cấp vềthực hiện trách nhiệm xã hội, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động.
- Các bộtiêu chuẩn trong thực hiện TNXH đối vớingười lao động:
Doanh nghiệp hoạt động trong bối cảnh hội nhập quốc tế có rất nhiều tiêu chuẩn liên quan đến thực hiện TNXH đối với người lao động để lựa chọn. Trong đó, các bộtiêu chuẩn SA 8000, ISO 26000, WRAP theo chương trình cấp chứng chỉ cho doanh nghiệp được sử dụng phổ biến và được các nhà nhập khẩu trên các thị trường lớn (Mỹ, Châu Âu) sửdụng làm cơ sởthực hiện hoạt động thương mại.
- Các bên liên quan ngoài doanh nghiệp:
Áp lực từ các bên liên quan khác tác động đến thực hiện TNXH của doanh nghiệp trong nghiên cứu thực nghiệm của Murillo & Lozano, (2006); Saulquin & Schier, (2010) phát hiện như: khách hàng, nhà cung ứng, cộng đồng, chính phủ ảnh hưởng đến mức độthực hiện TNXH của doanh nghiệp.Trong đó áp lực từkhách hàng
và nhà cungứng ảnh hưởng nhiều nhất đến doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp gia công may mặc, điện tử thường bị khách hàng, nhà cung ứng gây áp lực trong việc tuân thủthực hiện TNXH đối với người lao động.
Nhân tốchủquan:
- Lãnhđạo doanh nghiệp
Ởcác doanh nghiệp thì quyền hạn và nhiệm vụ của lãnhđạo là lớn nhất. Họ có sựhiểu biết vềnội dung, quy trình, lợi ích của việc thực hiện TNXH đối với người lao động. Mỗi một lãnhđạo có phong cách, quyết định lãnhđạoảnh hưởng đến thực hiện TNXH đối với người lao động. Bên cạnh đó lãnhđạo chuyển đổi tạo ra những cái mới trên nền tảng những cái cũ bằng cách thay đổi các yếu tố căn bản trong hệthống chính trị và văn hóa. Lãnh đạo chuyển đổi nhằm truyền cảm hứng chongười lao động để họ làm việc tốt hơn.
- Hoạch định chiến lược
Các nhà nghiên cứu cho rằng hoạch định chiến lược tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý để xác định các chiến lược đúng đắn và phù hợp với các nguồn lực của doanh nghiệp. Carroll (1984) cho rằng: “Hoạch định chiến lược là điều kiện cần thiết để thực hiện hóa TNXH đối với người lao động. Bởi vì chính hoạch định chiến lược giúp doanh nghiệp có được thông tin để đánh giá được môi trường bên trong và bên ngoài của nghiệp”. Như vậy hoạch định chiến lược là xây dựng lộtrìnhđểdoanh nghiệp thực hiện những mục tiêu chiến lược đã được lựa chọn. Đây là những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc xác định các ưu tiên, tập trung các nguồn lực, củng cốcác hoạt động vận hành nhằm bảo đảm chongười lao động của doanh nghiệp và các bên có liên quan cùng hướng đến những mục tiêu chung trong môi trường kinh doanh luôn biến động.
- Tài chính doanh nghiệp
Tài chính đóng vai trò quan trọng, có phạm vi rộng lớn, hiện hữu trong các hoạt động của doanh nghiệp và thực hiện TNXH đối vớingười lao động cũng không phải là ngoại lệ. Hầu hết các quyết định về thực hiện TNXH đối với người lao động đều dựa trên tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để thực hiện tốt hoạt động TNXH đối với người lao động cần phải đầu tư một khoản kinh phí không hềnhỏ. Mặc dù nhiều khoản
kinh phí nằm trong danh mục chi phí của doanh nghiệp nhưng để thực sự làm tốt TNXH thì nguồn lực tài chính của doanh nghiệp là một trong những yếu tốquan trọng.
-Văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp là tài sản quý của doanh nghiệp, quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực...vănhóa doanh nghiệptrong quản lý.
- Quy mô của doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp chính là kích cỡ, là độ lớn của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp từkhi thành lập đến khi phát triển có thể là cùng một quy mô, cũng có thểlà mở mộng, tăng quy mô. Hiện nay, doanh nghiệp tồn tại dưới dạng doanh nghiệp vừa Việt Nam và doanh nghiệp có quy mô lớn. Trong đó, một sốnghiên cứu tìm thấy một liên kết quan trọng, tích cực giữa quy mô doanh nghiệp và mức độ thực hiện TNXH đối với người lao động. Những phát hiện này làm rõ ảnh hưởng của mối quan hệgiữa quy mô của doanh nghiệp và mức độthực hiện TNXH đối với người lao động.
1.4.Các tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội đối với người lao động
Theo tiêu chuẩn SA 8000 thì có các tiêu chí sau:
Tiêu chí vềthời gian làm việc
Tổ chức phải (bắt buộc) tuân thủ luật pháp sở tại được áp dụng, tuân thủ thỏa ước lao động tập thể(nếu được áp dụng) và những tiêu chuẩn của ngành công nghiệp về giờ giấc làm việc, nghỉ ngơi và những ngày nghỉ lễ. Một tuần làm việc tiêu chuẩn, không bao gồm giờ làm thêm, phải (bắt buộc) tuân theo luật nhưng không được (bắt buộc) vượt quá 48 giờ.
Nhân viên phải (bắt buộc) được cung cấp ít nhất một ngày nghỉ sau mỗi sáu ngày làm việc liên tục. Ngoại lệcủa nguyên tắc này được áp dụng khi và chỉ khi cảhai điều kiện sau đây được thỏa mãn: Luật pháp sở tại cho phép thời gian làm việc vượt trên giới hạn này và tự do thương lượng thông qua thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực cho phép giờlàm việc trung bình, bao gồm thời gian nghỉ thỏa đáng.
Việc làm thêm giờ phải (bắt buộc) dựa trên nguyên tắc tự nguyện, ngoại trừ điểm 7.4 bên dưới, phải (bắt buộc) không vượt quá 12 giờcho một tuần và không được (bắt buộc) diễn ra đều đặn.
Trong trường hợp làm thêm giờ là cần thiết để đáp ứng những nhu cầu sản xuất kinh doanh ngắn hạn và tổchức có thực hiện tự do thương lượng thỏa ước lao động tập thể đại diện cho đại bộ phận người lao động, tổchức có thểyêu cầu làm thêm giờtheo những thỏa thuận đó. Bất kỳthỏa thuận nào cũng phải tuân theo những yêu cầu còn lại của tiêu chuẩn Giờ Làm Việc này
Tiêu chí vềsức khỏe và an toàn lao động
Tổ chức phải (bắt buộc) cung cấp một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh và phải (bắt buộc) thực hiện những biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn, cũng như ngăn ngừa những tổn thương hoặc bệnh nghềnghiệp phát sinh từ, liên quan đến hoặc xảy ra trong quá trình làm việc. Cần phải (bắt buộc) giảm thiểu hoặc loại trừnguyên nhân của các mối nguy hiểm trong môi trường làm việc, trong mức độ hợp lý với thực tế cho phép, dựa trên những kiến thức phổ biến về an toàn và sức khỏe của ngành công nghiệp và những mối nguy hiểm đặc trưng.
Tổchức phải (bắt buộc) đánh giá tất cảnhững rủi ro tại nơi làm việc đối với lao động nữ đang mang thai, mới sinh hoặc còn cho con bú, bao gồm cảcác vấn đề phát sinh ngoài công việc, đểbảo đảm các bước cần thiết được thực hiện nhằm loại trừhoặc giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe và an toàn của họ.
Khi các mối nguy vẫn còn tồn tại sau khi thực hiện việc giảm thiểu và loại trừ các nguyên nhân gây nguy tại môi trường làm việc, tổ chức phải (bắt buộc) cung cấp cho nhân viên những trang thiết bị bảo hộ cá nhân đạt yêu cầu bằng chính chi phí của tổ chức. Trong trường hợp xảy ra tổn thương liên quan đến công việc, tổ chức phải (bắt buộc) thực hiện sơ cấp cứu và hỗtrợ để người lao động được điều trị y tế sau đó.
Tổ chức phải ủy nhiệm đại diện ban quản lý (lãnh đạo) cấp cao chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho tất cả nhân viên, và chịu trách nhiệm cho việc thực hiện những yêu cầu an toàn và sức khỏe của
Tiêu chuẩn này.Ủy ban An toàn và Sức khỏe, với tỷlệtham dựcân bằng giữa đại diện ban quản lý (lãnh đạo) và người lao động, phải (bắt buộc) được xây dựng và duy trì. Nếu không có quy định cụ thể từ luật, ít nhất một (vài) thành viên (người lao động) trong ủy ban phải (bắt buộc) là đại diện của (những) tổ chức công đoàn được công nhận, nếu họ đồng ý tham gia. Trong trường hợp (các) công đoàn không ủy nhiệm người đại diện hoặc tổ chức không có công đoàn, người lao động phải (bắt buộc) ủy quyền cho một (vài) đại diện mà họ thấy phù hợp. Quyết định này phải (bắt buộc) được thông báo cụthể đến mọi nhân viên.Ủy ban phải (bắt buộc) được huấn luyện và tái huấn luyện định kỳ để có đủ năng lực thực hiện việc cải tiến liên tục điều kiện an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc. Đánh giá rủi ro vềan toàn và sức khỏe nghềnghiệp phải (bắt buộc) được thực hiện chính quy và định kỳ để xác định và sau đó chỉ ra những mối nguy hiện hữu và tiềm tàng cho an toàn và sức khỏe. Các ghi chép về những đánh giá này cùng với những hành động khắc phục, hành động ngăn ngừa được thực hiện phải (bắt buộc) được lưu giữ.
Tổchức phải (bắt buộc) cung cấp sự huấn luyện có hiệu quả vềan toàn và sức khỏe định kỳcho mọi nhân viên, bao gồm huấn luyện tại hiện trường và, nếu cần thiết, huấn luyện cho công việc cụthể. Huấn luyện cũng phải (bắt buộc) được thực hiện đối với nhân viên mới và nhân viên được bổ nhiệm lại, với nơi từng xảy ra tai nạn, và với nkhi có sự thay đổi về kỹthuật và/hoặc có máy móc thiết bị mới đi kèm những rủi ro