Kiểm tra chất lượng bê tông và nghiệm thu

Một phần của tài liệu Ch8-CVC-gui (Trang 33)

8.15.1. Kiểm tra chất lượng bê tông

1. Việc kiểm tra chất lượng sản xuất và thi công bê tông bao gồm tất các khâu của quá trình thực hiện công việc của Nhà thầu.

2. Kiểm tra cốp pha được thực hiện theo qui định trong mục “8.5” của bản Điều kiện kỹ thuật.

3. Kiểm tra công tác cốt thép được thực hiện theo qui định trong chương 7 của bản Điều kiện kỹ thuật.

4. Kiểm tra chất lượng bê tông bao gồm việc kiểm tra vật liệu, thiết bị, qui trình sản xuất, các tính chất của hỗn hợp bê tông và bê tông đã đông cứng. Các yêu cầu kiểm tra này được nêu trong bảng 8.4.

5. Độ sụt của hỗn hợp bê tông được kiểm tra tại hiện trường theo các qui định sau:

+ Đối với bê tông trộn tại hiện trường: Kiểm tra ngay sau khi trộn mẻ bê tông đầu tiên.

+ Đối với bê tông trộn tại trạm trộn: Kiểm tra trong các chuyến vận chuyển đầu tiên đến khối đổ và mỗi lần trong một ca (nếu không có sự thay đổi cấp phối).

+ Khi tại trạm trộn có sự thay đổi cấp phối bê tông: Phải kiểm tra ngay mẻ trộn đầu tiên, sau đó kiểm tra ít nhất 1 lần trong một ca.

6. Các mẫu kiểm tra cường độ bê tông được lấy tại nơi đổ và được bảo

dưỡng ẩm theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3105:2006.

7. Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông lấy theo từng tổ, mỗi tổ gồm 3 viên mẫu được lấy cùng một lúc và ở cùng một chỗ theo qui định của TCVN 3105:2006. Kích thước viên mẫu chuẩn (150 x 150 x 150)mm cho các loại bê tông thông thường. Kích thước viên mẫu bằng 3 lần đường kính lớn nhất của viên đá đối với bê tông có cấp phối đá lớn. Số lượng mỗi tổ mẫu được qui định theo khối lượng như sau:

+ Đối với bê tông khối lớn cứ 1000m3 lấy một tổ mẫu khi khối lượng bê tông một khối đổ lớn hơn 1000m3 và cứ 500m3 lấy một tổ mẫu khi khối lượng bê tông một khối đổ dưới 1000m3.

+ Đối với các móng lớn cứ 100m3 bê tông lấy một tổ mẫu nhưng không ít hơn 1 tổ mẫu cho 1 khối móng.

+ Đối với bê tông móng bệ máy có khối đổ lớn hơn 50m3 lấy một tổ mẫu nhưng không ít hơn 1 tổ mẫu cho 1 khối móng.

+ Đối với khung và các kết cấu mỏng (cột, dầm, bản sàn...) cứ 20m3 bê tông lấy một tổ mẫu.

+ Đối với các khối đổ nhỏ riêng lẻ: Mỗi khối đổ phải lấy một tổ mẫu. + Đối với bê tông phủ nền đường, sân bãi: Mỗi khối đổ phải lấy một tổ mẫu.

+ Để kiểm tra tính chống thấm nước của các loại bê tông có yêu cầu chống thấm: Mỗi khối đổ phải lấy một tổ mẫu.

8. Cường độ bê tông công trình sau khi kiểm tra ở tuổi 28 ngày hoặc các tuổi khác theo thiết kế bằng ép mẫu đúc tại hiện trường được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không nhỏ hơn mác thiết kế (ở cùng tuổi) và không có mẫu nào trong các tổ mẫu có cường độ dưới 85% mác thiết kế (ở cùng tuổi).

9. Trong trường hợp cần thiết, để kiểm tra cường độ của khối bê tông có thể phải áp dụng biện pháp khoan lấy mẫu để kiểm tra hoặc áp dụng biện pháp kiểm tra cường độ bê tông kết cấu bằng các phương pháp không phá hủy. Trong từng trường hợp cụ thể, Tư vấn sẽ yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm tra (khoan lấy mẫu hoặc phương pháp không phá hủy) phù hợp. Trong trường hợp này, công tác kiểm tra được thực hiện theo Tiêu chuẩn xây dựng TCVN 239:2006 “Bê tông nặng - Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình”.

8.15.2. Nghiệm thu

1. Nghiệm thu về chất lượng

a. Công tác nghiệm thu chất lượng được tiến hành tại hiện trường trên cơ sở các hồ sơ tài liệu sau:

+ Nghiệm thu chất lượng công tác cốt thép

+ Nghiệm thu chất lượng bê tông qua kết quả mẫu thử và quan sát bằng mắt tại hiện trường.

+ Nghiệm thu kích thước, hình dáng, vị trí của kết cấu, các chi tiết đặt sẵn, khe co giãn... so với thiết kế.

+ Bản vẽ hoàn công của từng loại kết cấu. + Biên bản quá trình đổ bê tông.

+ Biên bản nghiệm thu bề mặt bê tông sau khi dỡ cốp pha.

+ Nhật ký bảo dưỡng bê tông, bao gồm cả số liệu ghi chép về nhiệt độ đối với các khối bê tông ở đập.

+ Các tài liệu cần thiết khác theo yêu cầu của Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình đối với những khối đổ đặc biệt.

b. Dung sai cho phép

Các sai lệch cho phép về kích thước và vị trí các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép so với thiết kế không được vượt quá trị số ghi trong bảng 8.3. Các sai lệch này được xác định theo phương pháp đo đạc bằng các thiết bị và dụng cụ chuyên dùng.

2. Nghiệm thu khối lượng

a. Bê tông cốt thép và các loại chi tiết kết cấu khác nằm trong khối đổ được nghiệm thu theo khối lượng trong thiết kế.

b. Những phần bê tông đổ ở ngoài phạm vi giới hạn được chỉ ra trong thiết kế sẽ không được chấp nhận thống kê trong khối lượng nghiệm thu. Khối

lượng bù vào phần nền do đào lẹm chỉ được chấp nhận nghiệm thu theo chỉ dẫn trong chương “Công tác đào đất đá” của bản Điều kiện kỹ thuật này.

c. Các khối lượng công tác phát sinh trong thi công do điều chỉnh các yêu cầu kỹ thuật, do các nguyên nhân bất khả kháng được Tư vấn giám sát thi công xác nhận sẽ được chấp nhận nghiệm thu nhưng phải lập thành bản nghiệm thu riêng.

Cho phép nghiệm thu khối đổ bê tông khi chưa đạt tuổi thiết kế trong trường hợp có thí nghiệm tại hiện trường xác định cường độ phát triển của từng loại bê tông nhưng tối thiểu không dưới 7 ngày đối với bê tông không sử dụng tro bay và không ít hơn 28 ngày đối với bê tông sử dụng tro bay.

Bảng 8.4: Bảng các yêu cầu kiểm tra chất lượng thi công

Đối tượng kiểm tra Phương pháp kiểm tra Mục đích Tần số kiểm tra

1 2 3 4

1. Vật liệu

Xi măng Xem phiếu giao hàng Phù hợp với đơn đặt

hàng Mỗi lần giao hàng Thí nghiệm xác định các tính chất cơ lý theo TCVN 4029- 4032: 1985 Phù hợp với 14TCN 65-2002 và TCVN 6069:2007 Theo điều 8.2.1 Cốt liệu Xác định độ bền thành phần hạt và độ bền của cốt liệu theo tiêu chuẩn hiện hành Phù hợp với 14 TCN 70-2002 (đá dăm) và 14 TCN 68-2002 (cát) - Lần giao hàng đầu tiên - Khi có nghi ngờ - Khi thay đổi cốt liệu Phụ gia và chất

độn

Xem phiếu giao hàng Phù hợp với đơn đặt hàng

Mỗi lần giao hàng Thí nghiệm mẫu bê

tông có phụ gia (hoặc chất độn)

Phù hợp với yêu cầu

kỹ thuật Khi có nghi nghờ Nước Thí nghiệm phân tích

hoá học Nước không có các chất độc hại, phù hợp với 14TCN 72- 2002 - Khi có nghi ngờ - Khi thay đổi nguồn nước

2. Thiết bị Máy trộn đơn

chiếc Các thông số kỹ thuật Không có sự cố khi vận hành Trước khi sử dụng, sau đó theo định kỳ Hệ thống trạm trộn

Thiết bị cân đong xi măng

Các thông số kỹ thuật Đảm bảo độ chính xác theo qui định

Trước khi sử dụng, sau đó theo định kỳ

Thiết bị cân đong cốt liệu

Thiết bị cân đong phụ gia, chất độn Thiết bị và dụng cụ cân đong nước Thiết bị và dụng cụ lấy mẫu thí nghiệm

Bằng các phương tiện kiểm tra thích hợp Đảm bảo độ chính xác theo qui định Mỗi lần sử dụng Thiết bị và dụng cụ thử độ sụt Mỗi lần sử dụng Thiết bị vận chuyển và máy đầm bê tông

Các thông số kỹ thuật Không có sự cố khi sử dụng

Trước khi sử dụng, sau đó theo định kỳ

1 2 3 4

3. Hỗn hợp bê tông trộn tại chỗ Độ sụt Kiểm tra độ sụt theo

TCVN 3106: 1993

So sánh với độ sụt qui định

Lần trộn đầu tiên và sau đó theo qui định của điều kiện kỹ thuật Độ đồng nhất của bê tông So sánh các mẫu thử lấy từ các mẻ trộn khác nhau Để đánh giá sự đồng đều của hỗn hợp bê tông Khi có nghi ngờ Độ chống thấm nước Thí nghiệm theo TCVN 3116: 1993 So sánh với độ chống thấm nước qui định

Theo qui định của điều kiện kỹ thuật Cường độ nén Thử mẫu theo

TCVN 3118: 1993 So sánh với cường độ nén qui định Theo qui định của điều kiện kỹ thuật Cường độ kéo khi

uốn

Thử mẫu theo TCVN 3119: 1993

So sánh với cường độ kéo qui định

Khi cần thiết, theo yêu cầu của Tư vấn 4. Hỗn hợp bê tông trộn tại trạm trộn

Hỗn hợp bê tông Xem phiếu xuất hàng

của trạm trộn Đảm bảo theo yêu cầu Mỗi lần bắt đầu đổ bê tông khối đổ mới Độ sụt Kiểm tra độ sụt theo

TCVN 3106: 1993

So sánh với độ sụt qui định

Lần nhận đầu tiên, sau đó theo tần số lẫy mẫu thử qui định Độ đồng nhất của bê tông Bằng mắt So sánh với với trạng thái thông thường Mỗi lần nhận hàng

Cường độ nén Thử mẫu theo TCVN 3118: 1993

So sánh với cường độ nén qui định

Theo qui định của điều kiện kỹ thuật Cường độ kéo khi

uốn

Thử mẫu theo TCVN 3119: 1993

So sánh với cường độ kéo qui định

Khi cần thiết, theo yêu cầu của Tư vấn 5. Quá trình trộn, tạo hình và bảo dưỡng

- Tỷ lệ pha trộn vật liệu - Tỷ lệ N/X

Bảng thiết bị đo lường

(tại nơi trộn) - Đảm bảo tỷ lệ trộn theo qui định - Tỷ lệ N/X không đổi

Lần trộn đầu tiên, sau đó theo thời gian thích hợp

Qui trình trộn Đo lường vật liệu, thời

gian trộn Đảm bảo độ chính xác theo qui định. Đảm bảo thời gian trộn theo qui định Vận chuyển hỗn

hợp bê tông Đánh giá độ sụt và độ đồng nhất (tại nơi đổ bê tông)

Hỗn hợp bê tông không bị phân tầng, đảm bảo độ sụt qui định

Mỗi lần vận chuyển

Đổ bê tông Bằng mắt Đảm bảo qui trình kỹ thuật qui định

Mỗi lần đổ bê tông Đầm bê tông Bằng mắt Bê tông được đầm

chặt theo qui định

Mỗi lần đầm bê tông Thời gian đầm Đảm bảo thời gian qui

định

Bảo dưỡng bê tông Bằng mắt Phù hợp với TCXDVN 391:2007

Mỗi kết cấu Tháo dỡ cốp pha,

đà giáo

Thời gian và cường độ bê tông khi tháo cốp pha đà giáo

Phù hợp với điều kiện kỹ thuật

Mỗi kết cấu

Các khuyết tật Bằng mắt Được sửa chữa đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật

Mỗi kết cấu

6. Bê tông đã đông cứng

Bề mặt kết cấu Bằng mắt Không có các khuyết tật Mỗi kết cấu Độ đồng nhất Theo 20 TCN 17:1989 Xác địnhđộ đồng nhất thực tế - Khi có nghi ngờ Cường độ nén của bê tông Phương pháp không phá hủy theo TCXDVN 239:2006 So sánh với cường độ nén qui định

- Khi thử mẫu không đạt cường độ

Khoan lấy mẫu từ kết cấu theo TCXDVN 239: 2006

Xác định cường độ thực tế

- Số lượng mẫu thử không đủ theo qui định

Kích thước Bằng các phương tiện đo thích hợp

Trị số sai lệch theo bảng 8.3

Bảng 8.5: Bảng các sai lệch cho phép khi thi công các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối

TT Tên các sai lệch Mức cho phép, mm

1 Độ lệch của các mặt phẳng và các đường cắt nhau của các mặt phẳng đó so với đường thẳng đứng hoặc so với độ nghiêng thiết kế:

a Trên 1m chiều cao kết cấu 5

b Trên toàn bộ chiều cao kết cấu

- Móng 20

- Tường đổ trong cốp pha cố định và cột đổ liền với sàn 15

- Kết cấu khung cột 10

- Các kết cấu thi công bằng cốp pha trượt. 1/500 chiều cao công trình nhưng không

vượt quá 100mm 2 Độ lệch của mặt bê tông so với mặt phẳng ngang:

a Tính cho 1m mặt phẳng về bất cứ hướng nào 5 b Trên toàn bộ mặt phẳng công trình 20 3 Sai lệch trục của mặt phẳng bê tông trên cùng so với thiết

kế khi kiểm tra bằng thước dài 2m áp sát mặt bê tông  8 4 Sai lệch theo chiều dài hoặc nhịp của các kết cấu  20 5 Sai lệch tiết diện ngang của các bộ phận kết cấu  8 6 Sai lệch vị trí và cao độ của các chi tiết làm gối tựa cho

Một phần của tài liệu Ch8-CVC-gui (Trang 33)