Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng theo nhóm AN

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện tân biên, tỉnh tây ninh năm 2019 (Trang 51 - 74)

Bảng 3.19. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nhóm AN STT Tên thuốc Giá trị sử dụng Giá trị (Triệu đồng) Tỷ lệ (%) 1 Vitamin B1 + B6 + B12 138,8 11,9

2 Vitamin B6 + magnesi (lactat) 119,8 10,3

3 Vitamin B6 + magnesi 103,5 8,9

4 Vitamin C + rutine 102,0 8,8

5 Kẽm gluconat 45,3 3,9

6 Đinh lăng, Bạch quả 108,8 9,3

7 Đinh lăng, Bạch quả, (Đậu tƣơng). 40,0 3,4

8

Độc hoạt, Phòng phong, Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngƣu tất, Trinh nữ, Hồng hoa, Bạch chỉ, Tục đoạn, Bổ cốt chỉ.

65,8 5,6

9

Độc hoạt, Phòng phong, tang ký sinh, đỗ trọng, ngƣu tất, trinh nữ, hồng hoa,

bạch chỉ, tục đoạn, bổ cốt chỉ. 58,3 5,0

10 Lá lốt, Hy thiêm, Ngƣu tất, Thổ phục

linh. 54,0 4,6

11 Diệp hạ châu 85,8 7,3

12 Diệp hạ châu 76,5 6,6

13 Kim tiền thảo, Râu mèo 74,5 6,4

14

Độc hoạt, Phòng phong, Tang ký sinh, Đỗ trọng, Ngƣu tất, Trinh nữ, Hồng hoa, Bạch chỉ, Tục đoạn, Bổ cốt chỉ.

50,7 4,3

15

Độc hoạt, Phòng phong, tang ký sinh, đỗ trọng, ngƣu tất, trinh nữ, hồng hoa, bạch

chỉ, tục đoạn, bổ cốt chỉ. 42,0 3,7

Tổng cộng 1.165,8 100,0

Nhận xét:

Nhóm thuốc AN có giá trị sử dụng tƣơng đối cao chiếm 1.165,8 triệu đồng trong đó Vitamin B1 + B6 + B12 có giá trị cao nhất 138,8 triệu đồng chiếm 11,9%. Độc hoạt, Phòng phong, tang ký sinh, đỗ trọng, ngƣu tất, trinh nữ, hồng hoa, bạch chỉ, tục đoạn, bổ cốt chỉ có giá trị thấp nhất 42,0 triệu đồng chiếm 3,7%.

Chƣơng 4. BÀN LUẬN

4.1. MÔ TẢ CƠ CẤU DANH MỤC THUỐC ĐÃ SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN TÂN BIÊN, TỈNH TÂY NINH NĂM 2019 4.1.1. Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng theo phân loại thuốc hóa dƣợc và thuốc đông y/ thuốc từ dƣợc liệu

Trung tâm Y tế huyện Tân Biên là một Trung tâm hạng III, nên thuốc điều trị phần lớn là thuốc hóa dƣợc có 437 thuốc chiếm 91,2%, thuốc từ dƣợc liệu thì có 42 thuốc chiếm 8,8%. Tổng giá trị sử dụng thì thuốc hóa dƣợc có giá trị sử dụng 12.143 triệu đồng chiếm 91,2%, thuốc từ dƣợc liệu có giá trị sử dụng 970 triệu đồng, chiếm 7,4%.

Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu của chúng tôi cao hơn Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang (8,11% số lƣợng và 4,42% giá trị sử dụng) [21], cao hơn Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang (7,52% số lƣợng và 11,89% giá trị sử dụng) [14]. So với kết quả của Bệnh viên Đa khoa huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang thì nhóm tân dƣợc có 280 thuốc chiếm 88,6%, giá trị sử dụng 87,6%. Nhóm đông y có 36 thuốc chiếm 11,4% [15]. So với danh mục thuốc tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An DMT sử dụng tại Trung tâm Y tế Nghĩa Đàn bao gồm 253 khoản mục, 146 hoạt chất với tổng giá trị sử dụng là 4.556 triệu đồng, đƣợc chia thành 21 nhóm tác dụng điều trị [10]. Sự đa dạng về các nhóm điều trị nhằm đảm bảo nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân và đáp ứng đƣợc nhu cầu bệnh tật tại địa phƣơng. So với nghiên cứu tại Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, tỉnh An Giang năm 2017 (nhóm thuốc tân dƣợc chỉ sử dụng 76,04%) [18]. So với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Quốc Toàn (2014), danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ sau: Thuốc tân dƣợc có 311 thuốc chiếm 98,7%, giá trị sử dụng thuốc tân dƣợc là 10609,5 triệu chiếm 98,7%. Thuốc có nguồn gốc dƣợc liệu có 04 thuốc chiếm 1,3% và giá trị sử dụng 137,7 triệu chiếm 1,3% [29].

So với kết quả của tác giả Nguyễn Cảnh Dƣơng (2016) danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An năm 2015 nhƣ sau: Nhóm thuốc tân dƣợc chiếm hơn 90% về số khoản và 78,21% giá trị sử dụng; nhóm thuốc chế phẩm YHCT chiếm chƣa đến 10% số khoản mục nhƣng chiếm tới hơn 20% về giá trị sử dụng [10]

4.1.2.Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng theo nhóm tác dụng dƣợc lý

DMT đƣợc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Tân Biên năm 2019 gồm 15 nhóm thuốc hóa dƣợc và 6 nhóm thuốc từ dƣợc liệu thuốc đƣợc phân theo tác dụng dƣợc lý với 479 số khoản mục, giá trị sử dụng là 13.113 triệu đồng.

Trong đó: Số nhóm thuốc chiếm số khoản mục và giá trị cao:

Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn có số lƣợng khoản mục cũng nhƣ giá trị sử dụng lớn nhất, có 69 khoản, chiếm 14,4% số lƣợng chiếm 11,7%, giá trị sử dụng là 3.800 triệu đồng chiếm 29,1%. Điều này cho thấy việc lựa chọn thuốc điều trị tại trung tâm đa số đều sử dụng kháng sinh và chống nhiễm khuẩn nên gây ra hiện tƣợng kháng kháng sinh cao. Kết quả này khá tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu tại một số bệnh viện nhƣ Bệnh viện đa khoa Bà Rịa năm 2015 có tỷ lệ số khoản mục nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn lớn nhất chiếm 22,07% và giá trị sử dụng cao nhất trong DMT sử dụng với 33,75%. Bệnh viện Trung ƣơng Huế năm 2012 sử dụng kháng sinh với tỷ lệ số khoản mục nhiều nhất chiếm 24,81% và giá trị sử dụng cao nhất với 34,84% [31].

Tiếp đến là nhóm thuốc đƣờng tiêu hóa, có 56 số khoản mục chiếm 11,7%, kinh phí là 1.234 triệu đồng chiếm 9,4% về giá trị sử dụng. Sau nữa là thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid - Thuốc điều trị gut và các bệnh xƣơng khớp, có 53 khoản chiếm 11,1% về số lƣợng, kinh phí là 1.107,9 triệu đồng chiếm 8,4% về giá trị sử dụng. Thuốc tim mạch, có 48 số khoản mục chiếm 10,0%, số tiền sử dụng 1.448 triệu đồng, chiếm 11,0% giá trị sử dụng.

Trong nhóm thuốc có nguồn gốc từ dƣợc liệu: Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thủy có giá trị sử dụng cao nhất, chiếm 3,5%. Tiếp đến là nhóm thuốc khu phong trừ thấp tỷ lệ là 1,9%. Các nhóm thuốc khác có tỷ lệ giá trị sử dụng thấp hơn.

Các thuốc kháng sinh dùng chủ yếu là đƣờng tiêm và có giá trị cao. Tuy nhiên, giá trị sử dụng thuốc kháng sinh của chúng tôi có tỉ lệ thấp hơn so với một số bệnh viện khác nhƣ Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang (55,85%) [21], Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang (47,66%)[14].

Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu tại 38 bệnh viện đa khoa (7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ƣơng và 14 bệnh viện tuyến tỉnh, 17 bệnh viện huyện, quận) đại diện cho 6 vùng trên cả nƣớc cũng cho kết quả tƣơng tự với tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh ở 3 tuyến BV trung bình là 32,5%, trong đó cao nhất là ở các BV tuyến huyện (43,1%) và thấp nhất tại bệnh viện tuyến trung ƣơng (25,7%). Tại BV đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014, kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (51,5% tổng giá trị sử dụng) [7]. Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại Bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến [8]. Xếp thứ 2 và thứ 3 trong DMT về giá trị sử dụng là nhóm thuốc đƣờng tiêu hóa và thuốc tim mạch (10,40% và 9,02% tổng tiền thuốc sử dụng). Điều này phù hợp với mô hình bệnh tật của chúng tôi, 2 nhóm bệnh này có tỉ lệ khá cao (10,77% và 10,96% theo thứ tự trên). Tuy nhiên, giá trị sử dụng thuốc kháng sinh của chúng tôi có tỉ lệ thấp hơn so với một số bệnh viện khác nhƣ Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang (55,85%) [21], Bệnh viện Đa khoa huyện Quang Bình, tỉnh hà Giang (47,66%)[14].

Nam Đàn gồm 146 hoạt chất và 253 khoản mục thuốc chia thành 21 nhóm dƣợc lý. Trong đó nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiểm tỷ lệ cao nhất gồm 31 hoạt chất và 63 khoản mục chiểm 24,9% số khoản mục. Về giá trị sử dụng, nhóm thuốc này chiếm 31,2% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [10].

So với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Quốc Toàn (2014), danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ sau: Danh mục thuốc sử dụng gồm 27 nhóm thuốc, 315 thuốc. Nhóm thuốc chống ký sinh trùng và nhiếm khuẩn là nhóm thuốc có số lƣợng thuốc nhiều nhất: 58 thuốc bằng 18,41% với giá trị sử dụng lên tới 3.756,8 triệu đồng chiếm 10,48% với giá trị sử dụng là 709,6 triệu đồng chiếm 6,6%. Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt chống viêm không steroid, thuốc trị gút và bệnh xƣơng khớp có 30 thuốc bằng 9,52% nhƣng giá trị sử dụng là 2,415,0 triệu đồng chiếm 22,47% [29].

So với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cảnh Dƣơng (2015) của Bệnh viện đa khoa Nam Đàn gồm 146 hoạt chất và 253 khoản mục thuốc chia thành 21 nhóm dƣợc lý. Trong đố nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất gồm 31 hoạt chất và 63 khoản mục chiếm 24,9% số khoản mục. Về giá trị sử dụng, nhóm thuốc này chiếm 31,2% tổng giá trị tiền thuốc [10]

So với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy (2019), tại Bệnh viên Đa khoa Trung ƣơng Quảng Nam nhƣ sau: nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn đƣợc sử dụng tại bệnh viện trong năm 2017 chiếm tỷ trọng lớn nhất hơn 10 tỷ đồng chiếm 30,55% về giá trị sử dụng và có 159 thuốc chiếm 20,81% về số khoản mục, các nhóm có giá trị sử dụng lớn tiếp theo gồm nhóm thuốc tim mạch (có hơn 4,7 tỷ đồng chiếm 14,09% về giá trị và 123 thuốc chiếm 16,10% về số khoản mục), nhóm đƣờng tiêu hóa (chiếm 12,28% về giá trị và 9,82% về số khoản mục). So với kết quả của tác giả Nguyễn Cảnh

Dƣơng (2016) danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An năm 2015 nhƣ sau: Nhóm thuốc sắp xếp theo tác dụng dƣợc lý, với 227 thuốc. Thuốc ký sinh trùng và nhiễm khuẩn có số khoản mục và giá trị sử dụng nhiều nhất: 51 khoản mục chiếm 22,47% và chiếm 38,42% về giá trị sử dụng [10]. Thuốc nhóm Hocmon và thuốc tác dụng vào hệ thống nội tiết, chỉ chiếm 5,29% về khoản mục nhƣng chiếm tới 20,68% về giá trị sử dụng[9]. Tại BV đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong năm 2014, nhóm thuốc kháng sinh có kinh phí sử dụng lớn nhất trong các thuốc, chiếm tỷ lệ trung bình từ 22,6% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [30]. Tƣơng tự tại BV đa khoa tỉnh Bắc Kạn năm 2014 kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (51,5% tổng giá trị sử dụng) [12]. Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại Bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến [12].

Nghiên cứu nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng chống nhiễm khuẩn của chúng tôi, thì nhóm kháng sinh β - lactam đƣợc sử dụng nhiều hơn có 42 số khoản mục chiếm 60,9%, giá trị sử dụng chiếm 94,9% cao hơn nghiên cứu tại Bệnh viên đa khoa thị xã Lagi tỉnh Bình Thuận thì nhóm kháng sinh β – lactam có 28 số khoản mục chiếm 46,67%, giá trị sử dụng chiếm 83.8% [13].

4.1.3. Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng theo đơn thành phần/ đa thành phần

368 thuốc đơn thành phần chiếm 84,2%, thuốc đa thành phần thì có 69 thuốc chiếm 15,8%. Tổng giá trị sử dụng thì thuốc đơn thành phần có giá trị sử dụng 9.411 triệu đồng chiếm 73,4%, thuốc đa thành phần có giá trị sử dụng 2.732 triệu đồng, chiếm 22,5%. So với Bệnh viên Đa khoa huyện Gò Quao tỉnh Kiên Giang thì thuốc đơn thành phần có 262 thuốc với tỷ lệ 83%, thuốc đa thành phần có 54 thuốc chiếm 17,0% [14]. So với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Cảnh Dƣơng (2016) Bệnh viện đa khoa Nam Đàn, thuốc đơn

thành phần chiếm phần lớn về số lƣợng khoản mục và giá trị sử dụng. Thuốc đơn thành phần có 206 khoản mục chiểm tỷ lệ 81,4%, giá trị sử dụng chiếm 68,8 tổng kinh phí sử dụng thuốc [10].

So với kết quả của tác giả Nguyễn Cảnh Dƣơng (2016) danh mục thuốc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An năm 2015 nhƣ sau: thuốc đơn thành phần chiếm 85,84% số khoản mục và 77,17% giá trị sử dụng; thuốc đa thành phần chiếm 14,16% và 22,83% giá trị sử dụng [10].

4.1.4. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng theo nguồn gốc – xuất xứ

Phần lớn thuốc đƣợc sử dụng tại Trung tâm Y tế huyện Tân Biên năm 2019, đa số sử dụng thuốc có nguồn gốc trong nƣớc có 308 số khoản mục chiếm 70,5%, có giá trị sử dụng là 7.104 triệu đồng chiếm 58,5% tổng giá trị sử dụng. Thuốc có nguồn gốc nhập khẩu có 129 số khoản mục chiếm 29,5%, giá trị sử dụng 5.039 triệu đồng chiếm 41,5%. Nhƣng ta thấy giá trị sử dụng thuốc nhập khẩu tại Trung tâm cũng tƣơng đối cao nên là chi phí điều trị cho bệnh nhân tăng lên đáng kể.

So sánh kết quả nghiên cứu ở Bệnh viện đa khoa huyện Vĩnh Tƣờng tỉnh Vĩnh Phúc tỷ lệ số lƣợng thuốc ngoại chiếm 30% và giá trị sử dụng chiếm 36,8% [29]. Bệnh viện đa khoa Dầu Giây, tỉnh Đồng Nai năm 2016, thuốc ngoại chiếm 22,3%, giá trị sử dụng chiếm 25,6% giá trị sử dụng [24].

Các thuốc nhập khẩu chủ yếu nằm trong nhóm thuốc kháng sinh, chống nhiễm khuẩn, thuốc nội tiết, thuốc gây tê, mê. Các kết quả khảo sát tại một số bệnh viện đa khoa và chuyên khoa ở 3 tuyến bệnh viện cho thấy các thuốc sản xuất trong nƣớc chỉ chiếm 25,5% - 43,3% số khoản mục thuốc và 37%- 57% tổng giá trị sử dụng trong đó thấp nhất là các bệnh viện tuyến trung ƣơng. Thực tế cho thấy thuốc đƣợc nhập khẩu từ các nƣớc đang phát triển chất lƣợng không tốt hơn các biệt dƣợc sản xuất trong nƣớc nhƣng có giá cao hơn rất nhiều và chi phí cho hoạt động marketing cũng rất lớn. Năm 2012 Bộ Y tế đã ban hành quyết định phê duyệt đề án “ Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng

thuốc Việt Nam” và đƣa ra giải pháp thực hiện đối với cơ sở Y tế và thầy thuốc nhằm mục đích ngày càng tăng tỷ lệ sử dụng thuốc nội ở các cơ sở Y tế [1]. Trong thông tƣ 21/2013/TT-BYT [3] cũng quy định ƣu tiên thuốc sản xuất trong nƣớc khi lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện. Việc sử dụng thuốc nội giúp giảm chi phí điều trị, phù hợp với khả năng chi trả của nhiều bệnh nhân hơn, đồng thời khuyến khích sản xuất trong nƣớc phát triển.

Do đó Trung tâm Y tế huyện Tân Biên đã thay đổi cơ cấu thuốc nội/ thuốc ngoại, cân nhắc sử dụng thay thế thuốc ngoại bằng thuốc nội có tác dụng tƣơng đƣơng mà chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, cần phải xem xét lại giá trị của các thuốc nhập khẩu, thuốc kháng sinh đắt tiền đang sử dụng để lựa chọn các thuốc có giá cả phù hợp với nguồn ngân sách BHYT, tránh lạm dụng các loại thuốc có giá thành cao.

4.1.5. Cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng đƣợc nhập khẩu có hoạt chất theo Thông tƣ 03/2019

Số khoản mục thuốc nhập khẩu có hoạt chất trong thông tƣ 03/2019 tƣơng đối cao chiếm đến 54,3% số khoản mục và 42,8% giá trị sử dụng so với nghiên cứu tại Bệnh viên đa khoa thị xã Lagi tỉnh Bình Thuận có 9 hoạt chất (chiếm 9,68% số thuốc nhập khẩu), kinh phí sử dụng 906 triệu đồng chiếm 17,44% giá trị sử dụng [13] thì nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nghiên cứu này.

Danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý những thuốc nhập khẩu có hoạt chất trong Thông tƣ 03/2019/TT-BYT đƣợc phân theo tác dụng dƣợc lý thì nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn giá trị sử dụng là 1.018 triệu đồng chiếm 47,2% so với nghiên cứu Bệnh viện đa khoa thị xã Lagi tỉnh Bình Thuận thì nhóm có giá trị cao nhất là nhóm tiêu hóa (chiếm

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng tại trung tâm y tế huyện tân biên, tỉnh tây ninh năm 2019 (Trang 51 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)