THÂN QUYẾN CỦA ÐẠI ÐỨC SÀRÌPUTTA

Một phần của tài liệu Cuộc Đời Tôn Giả Xá Lợi Phất (Trang 46 - 48)

Như chúng ta đã biết, Ðại đức Sàrìputta sanh trưởng trong một gia đình Bà-la-mơn giáo (Brahman) thuộc làng Upatissa (cịn gọi là Nàlaka) gần thành Ràjagaha (Vương Xá). Thân sinh ngài là ơng Vaganta và thân mẫu ngài là bà Sàrì. Ngài cịn ba người em trai tên là Cunda, Upasena, Revata và ba chị em gái là các nàng Càlà, Upacàlà và Ssupacàlà.

Cả sáu người này đều lần lượt xuất gia và đắc quả A-la-hán.

Ơng Cunda sau này cĩ tên là Samanuddesa cĩ nghĩa là “Mơn đồ non nớt” trong hàng chư Tăng, mặc dù đã thọ Tỳ-kheo giới. Lúc ấy Tăng chúng gọi như thế là để phân biệt ngài với đức Trưởng lão Mahà Cunda.

Khi Ðại đức Sàrìputta tịch diệt, Cunda là vị làm chủ táng, và cũng là người đi thơng báo cho Ðức Phật biết, đồng thời dâng cốt thể đến Phật vì đĩ là Thánh tích của một vị đại đệ tử.

Câu chuyện được ghi lại trong Kinh Cunda. Phần tĩm lược của nĩ sẽ được trình bày thêm trong cuốn sách này.

Ơng Upasena sau được gọi là Vagantaputta, hay “Con trai nhà Vaganta” (cũng như Ðại đức Sàrìputta cĩ nghĩa là con trai của bà Sàrì) đã được Ðức Phật khen ngợi như là một trong những Tỳ-kheo gương mẫu, luơn luơn giữ một thĩi sống thanh tịnh bằng pháp Tri túc (Samantap Pàsàdika). Theo bộ Salàyatana Sam-yutta, chương 7, Kinh số 7 thuật lại thì ngài đã tịch vì bị rắn cắn.

Revata là người em trai nhỏ tuổi nhất, và chính mẹ ơng đã muốn ngăn cản việc xuất gia bằng cách cưới vợ cho ơng khi ơng cịn là một thiếu niên. Nhưng ngay vào ngày đám cưới, ơng đã trơng thấy bà nội của người vợ tương lai, một cụ già một trăm hai mươi tuổi, tàn tạ với nét già yếu. Ơng lập tức trở nên ghê sợ cuộc sống ở đời, bèn lìa khỏi hơn lễ và trốn vào một ngơi chùa để xin xuất gia.

Vào những năm sau, trên đường đến thăm Ðức Phật, ngài đã dừng chân tạm ngụ tại một khu rừng đầy cây xiêm gai (Khadìvà vana) và trong thời gian nhập hạ ở đĩ, ngài đắc quả A-la-hán. Sau đĩ, người ta gọi ngài là Ðại đức Revata Khàdravaniya (ngài Revata trong rừng Xiêm gai). Ðức Phật đã xem ngài như là người đứng đầu những vị cư ngụ trong rừng ấy.

Cịn ba người chị em gái của Ðại đức Sàrì-putta là Càlà, Upacàlà và Ssupacàlà, vì muốn noi gương những người anh, cũng đã trở thành những Tỳ-kheo-ni sau khi họ đã lập gia đình. Trong thời gian sống với chồng mỗi người đều cĩ một đứa con trai, và chúng được đặt tên cĩ nghĩa là “theo chân người mẹ”. Các cậu ấy cũng lần lượt “theo chân” như thế. Ba người này lại được Ðại đức Revata Khàdravaniya cho xuất gia làm Sa-di. Hạnh kiểm tốt của họ đã được Ðại đức Sàrìputta khen ngợi khi ngài đến thăm thầy họ bị bệnh. Ðiều này cĩ ghi trong đoạn chú giải của Kinh Theragàthà (Phần V, kệ 42).

Riêng ba nàng Càlà, Upacàlà và Ssupacàlà là những Tỳ-kheo-ni được người đời tán tụng rằng họ đã từng bị Ma vương (Màra) đến gần cám dỗ rồi khơng thành thì chất vấn sỉ vả. Nhưng cả ba Tỳ-kheo-ni đã đối phĩ một cách rất tuyệt diệu. Những chuyện này được ghi lại trong kệ ngơn Thergàthà và Kinh Bhikhun Samyutta.

Trái ngược với những nàng này, bà mẹ của Ðại đức Sàrìputta lại là một người rất đố kỵ Phật giáo, chỉ trung thành với đạo Bà-la-mơn. Do đĩ, bà đã thường xuyên phỉ báng Tăng chúng. Trong chú giải Kinh Dhammapàda, cĩ một đoạn thuật lại rằng:

“Một lần nọ, khi Ðại đức Sàrìputta cịn ở trong làng cũ Nàlaka của ngài với một số lớn chư Tỳ-kheo theo tu học. Ngài bèn về nhà mẹ trong một dịp đi khất thực. Với ngài, bà đã khơng thể từ chối, nên mời vào để lo dâng vật thực, nhưng trong lúc làm như vậy, bà khơng ngớt tuơn ra những lời quá khích. Bà nĩi:

– Ai lại đi ăn những đồ người ta bố thí. Nhỡ khi ơng khơng được những thứ cháo chua mà người ta cho, chắc ơng phải đi từ nhà này qua nhà khác mà kiếm những đồ cịn lại trên vá trên chén chứ!

– Ði xin được chỉ cĩ vậy mà ơng dám bỏ cả gia tài hàng tám chín trăm triệu để làm một ơng thầy tu. Ơng đã làm cho tơi mắc cở với hàng xĩm. Thơi, bây giờ ơng hãy ăn đi.

Và khi bà cho những vật thực đến các vị Tỳ-kheo khác cùng đến với con bà, bà cũng làm như thế, bà liền bảo:

– Lại mấy ơng nữa. Mấy ơng là những kẻ đã theo cái nhĩm bắt thằng con trai của tơi đi làm mọi. Thơi, ăn đi các ơng ơi.

Cứ như vậy, bà tiếp tục lăng nhục chư Tăng. Nhưng Ðại đức Sàrìputta chẳng nĩi một lời, ngài nhận vật thực rồi dùng và im lặng trở lại tinh xá.

Ðức Phật biết được chuyện này do Ðại đức Ràhula, người trước đĩ là một trong những vị Tỳ-kheo bị bà lăng nhục, thuật lại. Cịn tất cả Tăng chúng khi được nghe chuyện đĩ đều ngạc nhiên về sự nhẫn nại khơng tưởng tượng nổi của đức Trưởng lão. Sau đĩ, Ðức Phật đã khen ngợi ngài Sàrìputta giữa Tăng chúng bằng cách ngâm bài kệ:

“Kẻ đã trừ bỏ được sự nĩng giận là người cĩ thể làm trịn phận sự của mình một cách chính đáng. Kẻ biết giữ gìn những lời giáo huấn là người thốt khỏi dục vọng. Kẻ biết tự chỉ huy lấy mình là biết tạo cho mình một kiếp sanh sau cùng. Trong Pháp bảo giải thốt, Như Lai gọi kẻ ấy là một vị Phạm thiên (Brahma) vậy”.

Nhưng đến khi cuộc đời của Ðại đức Sàrì-putta gần chấm dứt, chuyện lăng nhục ấy khơng cịn nữa. Ngài đã cảm hĩa được người mẹ. Câu chuyện sẽ được kể sau này. Và mục đích thuật lại chuyện ấy là cốt đưa chúng ta đến một sự suy gẫm về những đặc tính tự thắng của một Trưởng lão vĩ đại. Ấy là ba đức tánh khiêm tốn, nhẫn nại và hỷ xả của ngài.

---o0o---

Một phần của tài liệu Cuộc Đời Tôn Giả Xá Lợi Phất (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w