Đôi nét tiêu biểu về kinh tế ASEAN

Một phần của tài liệu Tổng quan kinh tế việt nam (Trang 33 - 34)

Dân số của ASEAN là 622 triệu người, gần gấp đôi dân số của Mỹ và nhiều hơn con số 506 triệu người của Liên minh châu Âu (EU). ASEAN là cường quốc kinh tế lớn thứ 7 trên thế giới và có thể sẽ là lớn thứ 4 vào năm 2050. Trong khi không đạt được mức phát triển nhanh như Trung Quốc hay Ấn Độ, nhưng ASEAN vẫn là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trung bình 5,1% trong giai đoạn 2000-2013.

Indonesia với dân số 250 triệu người, chiếm gần 40% GDP của ASEAN. Indonesia cũng là quốc gia duy nhất của ASEAN là thành viên của G20, Diễn đàn hợp tác kinh tế của 20 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu.

GDP bình quân đầu người của ASEAN là 10.700 USD tính theo ngang giá sức mua, thấp hơn mức 14.200 USD của Trung Quốc, nhưng cao hơn so với trung bình 6.100 USD của Ấn Độ. ASEAN là khu vực xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới chỉ sau EU, NAFTA, và Trung Quốc. Năm 2013, 5 nước ASEAN gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan, thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) hơn so với Trung Quốc, 128 tỷ USD so với 117 tỷ USD.

Các đối tác thương mại quan trọng nhất của ASEAN là Trung Quốc, Nhật Bản và EU. Các nước ASEAN giàu hơn có xu hướng đa dạng các đối tác thương mại trong khi các nước kém phát triển hơn gồm Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV) phụ thuộc quá nhiều vào thương mại với Trung Quốc. Do đó sự trỗi dậy của Trung Quốc đã tạo ra một lực kéo lên các nền kinh tế ASEAN. ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ ba của EU, sau đó là Mỹ và Trung Quốc.

Trong những năm gần đây, EU luôn dẫn đầu về vốn FDI vào ASEAN, thậm chí cao hơn cả Nhật Bản - đối tác quan trọng của ASEAN. Các nước EU đầu tư nhiều nhất vào ASEAN là Hà Lan, Anh, Bỉ và Luxembourg. Từ năm 2012, đã có một làn sóng đầu tư từ Nhật Bản vào ASEAN nhằm cân bằng lại mức tăng và những căng thẳng địa chính trị với Trung Quốc cũng như kỳ vọng vào sự phát triển của Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Trung Quốc không phải là nhà đầu tư lớn trong ASEAN nhưng là nhà cung cấp FDI quan trọng nhất tại Campuchia, Lào và Myanmar và lớn thứ hai tại Việt Nam (Singapore cũng là một điểm đến quan trọng trong đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc). Các công

ty Trung Quốc đã dịch chuyển cơ sở sản xuất sang các nước ASEAN khi mức lương ở Trung Quốc tăng lên và nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.

Trung Quốc cũng đầu tư mạnh vào cơ sở hạ tầng ở các nước ASEAN giáp Trung Quốc, cụ thể là Lào, Myanmar và Việt Nam nhưng có thể việc tài trợ này không xuất hiện trong các thống kê về FDI. Trên thực tế, vốn FDI của Trung Quốc vào ASEAN có thể bị ước lượng thấp đi do một số đi qua con đường Hong Kong và Singapore hoặc đơn giản là không được thông báo cho chính phủ Trung Quốc.

Tầm quan trọng của ASEAN không chỉ nằm ở quy mô của nó mà còn ở vị trí địa chiến lược quan trọng của ASEAN. Phần lớn thương mại toàn cầu đi qua vùng biển thuộc ASEAN.

Một phần của tài liệu Tổng quan kinh tế việt nam (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w