II, Tình hình đầu tư giữa Việt Nam và Philippines
5. Dòng vốn ngoại chảy từ Philippines sang Việt Nam
Theo số liệu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tổng số vốn FDI tại khu vực này đã giảm 8% xuống mức 120 tỷ USD trong năm 2015.
Dòng vốn mới chảy vào Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar (CLVM) tăng 38% lên mức 17,4 tỷ USD trong khi số vốn Philippines nhận được thêm giữ nguyên ở mức 5,7 tỷ USD.
Vốn FDI của Việt Nam trong 5 năm qua
Vốn FDI của Philippines trong vòng 5 năm qua
Một nghiên cứu độc lập được thực hiện bởi ngân hàng Standard Chartered cho thấy 40% các nhà đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc sẽ chọn Việt Nam làm điểm đến tiếp theo nếu rời khỏi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Đứng sau Việt Nam là Campuchia với 25%. Chỉ có 3% số nhà đầu tư được hỏi chọn Philippines làm điểm đến tiếp theo của mình.
Ngày 6/9, nhà kinh tế trưởng David Mann của Standard Chartered nhận định rằng Việt Nam chắc chắn là điểm đến tốt nhất hiện nay.
Ông Mann cho rằng Philippines và Ấn Độ cũng có thể trở thành những điểm đến lý tưởng nhưng đó là vấn đề trong dài hạn chứ không phải vào thời điểm này.
Vốn FDI được công nhận rộng rãi là một trong những yếu tố quan trọng nhất để giúp các nền kinh tế tăng trưởng. Khi các doanh nghiệp nước ngoài gia nhập một thị trường, họ sẽ xây dựng nhà máy, thuê nhân công, mang đến các thiết bị và khả năng chuyên môn.
Theo ông Mann, Việt Nam đã chủ động trong việc mở cửa nền kinh tế cho các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc thay đổi nhiều chính sách. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết nhiều hiệp định thương mại trong khu vực, qua đó giúp các nhà đầu tư có thể giảm chi phí, tăng lợi nhuận hoạt động tại đây.
Trong diễn đàn ngày 7/9, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Kinh tế Xã Hội Philippines – ông Ernesto Pernia – cho biết Philippines cũng đặt mục tiêu tương tự như Việt Nam.
Những cải cách quan trọng của Philippines bao gồm việc cải thiện vấn đề cung cấp năng lượng, cải cách hệ thống thuế thu nhập doanh nghiệp, cho phép các doanh nghiệp nước ngoài thuê đất lâu dài và quan trọng nhất là việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa từ 40% lên 70%.
Ông Mann cho biết ông ủng hộ kế hoạch này của chính phủ Philippines. Thời điểm này vẫn chưa phải là quá muộn để quốc gia này có thể bắt kịp với Việt Nam và các nước khác trong khu vực.
Trên khía cạnh sản xuất chế tạo, Việt Nam và các nước khác có thể đang vượt xa Philippines nhưng Philippines lại đang có lợi thế về ngành dịch vụ.
Số liệu của ASEAN cho thấy ngành sản xuất chế tạo là lĩnh vực tăng trưởng FDI mạnh nhất trong năm 2015 với tốc độ 61%. Trong khi đó, vốn FDI đổ vào ngành dịch vụ lại giảm 21%.
Mới đây, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Standard Chartered - ASEAN 2020, Ngân hàng Standard Chartered đã có một khảo sát với lãnh đạo các doanh nghiệp và tổ chức từ châu Á, Trung Đông, châu Âu và Mỹ với câu hỏi: “Bạn sẽ quan tâm đến quốc gia ASEAN nào nhất khi muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình?”. Kết quả Việt Nam đứng đầu với tỉ lệ 38,5%, bỏ xa vị trí thứ 2 là Indonesia với 21,7%. Và phillipines là 6,3%