Đánh giá và giải pháp tăng cường hợp tác đầu tư giữa hai nước

Một phần của tài liệu Trình bày tình hình đầu tư của philippines và cơ hội với Việt Nam (Trang 44 - 46)

nước

1. Đánh giá

Dù hai nước có rất nhiều tiềm năng cơ hội để hợp tác phát triển, nhưng hợp tác đầu tư giữa hai nước còn khiêm tốn

1.1 Thuận lợi:

- Việt Nam và Philippines có rất nhiều điểm thuận lợi để phát triển quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư.

- Hai nước đều có quy mô thị trường tiêu thụ lớn, nguồn lao động dồi dào. Việt Nam có dân số 90 triệu dân và Philippines là thị

trường có dân số 100 triệu dân - lớn thứ 2 ở Đông Nam Á. Nguồn lao động giá rẻ.

- Trong những năm gần đây, kinh tế của hai nước đều liên tục nằm trong top 5 các nước có mức tăng trưởng cao tại khu vực châu Á. Hai bên đều có sự tương đồng về thị hiếu cũng như yêu cầu về phẩm cấp, giá cả đối với hầu hết các loại hàng hóa.

- Là thành viên ASEAN, hai nước cùng đang được hưởng lợi từ các ưu đãi trong khuôn khổ Cộng đồng kinh tế chung ASEAN.

1.2 Khó khăn

- Cơ sở hạ tầng hai bên chưa đáp ứng được yêu cầu,tiêu chuẩn như mong đợi của bên đầu tư.

- Các dự án đầu tư chưa thật sự nhiều và đạt hiệu quả cao - Nguồn nhân lực chưa có kỹ năng tay nghề cao

- Còn gặp phải các vấn đề bất cập liên quan đến thuế quan tại nước sở tại

2. Một số giải pháp tăng cường đầu tư giữa hai nước

- Giải pháp chung:

 Rà soát pháp luật, chính sách đầu tư giữa Việt Nam và philippines để sửa đổi các nội dung không đồng bộ, thiếu nhất quán, bổ sung các nội dung còn thiếu và loại bỏ các ưu đãi đầu tư không phù hợp.

 Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu; rà soát để định kỳ bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.

 Nâng cấp đầu tư các trường đào tạo nghề; đầu tư phát triển nguồn nhân lực có trình độ.

 Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng làm cơ sở để thu hút đầu tư phát triển.

- Giải pháp cụ thể:

 Tổ chức các cuộc họp của Tiểu ban Thương mại Việt Nam – Philippines (JTC) và Hội đồng Kinh doanh Việt Nam – Philippines nhằm tìm các giải pháp tăng cường hợp tác kinh tế thông qua việc cùng tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại của các sản phẩm nông nghiệp và phi nông nghiệp; vận tải biển; thúc đẩy đầu tư trong các lĩnh vực chủ chốt; trao đổi đoàn doanh nghiệp; tham dự các hội chợ thương mại; tiến hành trao đổi và đối thoại

về chính sách kinh tế vĩ mô và các Hiệp định thương mại tự do (FTA); chia sẽ những thông tin liên quan mà Hai bên cùng nhất trí; và tìm kiếm những lĩnh vực hợp tác khác nhằm thúc đẩy sự đầu tư về kinh tế.

 Tiếp tục hợp tác tốt đẹp trong thương mại gạo thông qua việc củng cố quan hệ đối tác giữa các cơ quan Chính phủ có liên quan. Ngoài ra, để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp bền vững, hai bên sẽ nỗ lực thúc đẩy hợp tác đầu tư và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp và ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

 Phù hợp luật pháp quốc tế và luật pháp của Việt Nam và Philippines: hai bên sẽ thúc đẩy các cơ hội đầu tư và hợp tác cùng có lợi trong việc tăng cường năng lực chung, nghiên cứu và phát triển công nghệ, sản xuất và tiêu dùng, và tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý và kỹ thuật trong lĩnh vực năng lượng, các nguồn năng lượng tái tạo và thay thế, dầu khí thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn, than, phát triển cơ sở hạ tầng và các nguồn khác.

Một phần của tài liệu Trình bày tình hình đầu tư của philippines và cơ hội với Việt Nam (Trang 44 - 46)