NHỮNG PHẨM TÍNH CỦA CÁC THIỆN TRI THỨC THÔNG THƯỜNG

Một phần của tài liệu Con-Duong-Dan-Den-Phat-Qua-Rigu-Tulku-Thanh-Lien-Dich (Trang 25 - 26)

03. ĐIỀU KIỆN Thiện tri thức

NHỮNG PHẨM TÍNH CỦA CÁC THIỆN TRI THỨC THÔNG THƯỜNG

Điều tối quan trọng là chọn một thiện tri thức xứng đáng. Đây là lý do vì sao những phẩm tính của một vị Thầy chân chính được mô tả thật rõ ràng.

Các bản văn thường đề cập đến tám, bốn hay hai phẩm tính được coi là cốt yếu. Theo một quyển Kinh tên là Các Địa của Bồ Tát,30 các vị Thầy hay những người dẫn dắt tâm linh nên có tám phẩm tính đặc biệt:

Trước hết họ phải hoàn toàn tuân thủ các giới luật và giới nguyện của một Bồ Tát. Họ phải nghiên cứu thật sâu xa các giáo lý của con đường Bồ Tát.

Sự hiểu biết của họ phải sâu sắc và không chỉ là tri thức; họ phải thực sự chứng nghiệm giáo lý.

Họ phải cảm nhận lòng bi mẫn chân thành đối với tất cả chúng sinh.

Họ phải vô úy và biểu lộ rất nhiều sự can đảm, không chỉ trong những hành động mà cả khi giảng dạy cho người khác.

Họ phải khoan dung và kiên nhẫn với đệ tử và sự thực hành của đệ tử.

Họ phải kiên trì và không để cho bản thân mình bị đánh bại bởi sự mất can đảm hay thất vọng.

Cuối cùng, họ phải có khả năng truyền đạt cho đệ tử một cách hiệu quả.

Ở đây có một câu chuyện nhỏ minh họa vì sao một thiện tri thức phải có khả năng truyền đạt đúng đắn cho đệ tử. Một tu viện ở Gangtok có nhiều tu sĩ, phần lớn là người Bhutan. Tu viện trưởng đã mời một khenpo (đại học giả), là người quê ở tỉnh Kham, Tây Tạng, đến để giảng dạy các tu sĩ. Ngài đã dạy mỗi buổi sáng và tối trong hai năm. Chỉ đến cuối năm thứ hai ngài mới nhận ra rằng các đệ tử của ngài nói một thứ tiếng địa phương khác biệt và hoàn toàn không hiểu bài giảng của ngài. Thất vọng sâu xa, ngài bỏ rơi mọi sự và trở về Tây Tạng. Ngài là một vị Thầy tuyệt hảo, nhưng bởi ngài không thể giao tiếp với đệ tử nên không thể giúp đỡ họ. Trong những bản văn khác, chẳng hạn như Đại Thừa Trang nghiêm Kinh, có bốn phẩm tính được mô tả. Trước hết, vị Thầy phải rất uyên bác và có kiến thức rộng rãi. Kế đó ngài phải có một trí tuệ phân tích sâu xa, nó giúp ngài chế ngự những hoài nghi của các đệ tử. Công hạnh của ngài phải hoàn toàn tốt lành và trung thực, khiến ngài thực sự đáng được nhận sự tôn kính và tin tưởng của mọi người. Cuối cùng, ngài phải có thể chỉ ra các vấn đề, những cảm xúc rối loạn, những phương diện tiêu cực của cuộc đời, và phương pháp để ngăn ngừa chúng. Vị Thầy có đầy đủ những phẩm tính này là một thiện tri thức chân chính.

Trong Nhập Bồ Tát Hạnh, Shantideva chỉ đề cập tới hai phẩm tính. Trước tiên, vị Thầy phải thấu suốt các giáo lý liên quan tới các thực hành của chư vị Bồ Tát. Thứ hai, bản thân ngài phải thực hành những giáo lý đó và phải sẵn sàng từ bỏ cuộc đời mình hơn là từ bỏ việc thực hành.

---o0o---

Một phần của tài liệu Con-Duong-Dan-Den-Phat-Qua-Rigu-Tulku-Thanh-Lien-Dich (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w