TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁ NHÂN Điều 4 Trách nhiệm và quyền hạn của các đ/c chi ủy viên

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu ĐH Đảng bộ (Chi bộ) nhiệm kỳ 2020-2025 (Trang 110 - 112)

- Các đoàn thể chính trị xã hội của cơ quan, Các đồng chí đảng ủy viên,

TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁ NHÂN Điều 4 Trách nhiệm và quyền hạn của các đ/c chi ủy viên

Điều 4. Trách nhiệm và quyền hạn của các đ/c chi ủy viên

1- Thực hiện nhiệm vụ cấp uỷ giao, tham mưu kế hoạch hoạt động của ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách với Chi ủy để có nghị quyết lãnh đạo, đồng thời cụ thể hoá Nghị quyết của Chi ủy để thực hiện. Tham gia đầy đủ các kỳ họp của Chi ủy, Chi bộ nếu vắng mặt phải báo cáo và được sự đồng ý của đ/c chủ toạ kỳ họp. Tham gia lãnh đạo tập thể của Chi ủy và biểu quyết công việc của Chi ủy, Chi bộ.

2- Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức thực hiện đúng đắn, sáng tạo và chịu trách nhiệm trước Chi ủy về việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thuộc lĩnh vực, đơn vị mình phụ trách.

3- Thường xuyên gắn bó với đảng viên, quần chúng nhân dân, nắm tình hình, phát hiện các vấn đề mới nảy sinh, để báo cáo, đề xuất ý kiến, kiến nghị cách giải quyết với Chi ủy và Chi bộ .

4- Khi được Chi ủy giao nhiệm vụ, phân công công tác được đề đạt ý kiến, nguyện vọng của mình với Chi ủy, nhưng khi Chi ủy đã quyết định, phải nghiêm chỉnh chấp hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Chi ủy phân công các đ/c chi ủy viên phụ trách một số công việc cụ thể, các đ/c chi ủy viên phải chấp hành sự điều động và phân công công tác của cấp uỷ.

5- Các đ/c chi ủy viên được thông tin và được yêu cầu Chi ủy thông tin về tình hình chung trong nước, thế giới và của tỉnh, của cơ quan, đơn vị theo quy định của cấp trên. Được tham gia ý kiến với Chi ủy về những vấn đề có liên quan thuộc lĩnh vực mình phụ trách, trước khi Chi ủy quyết định. Được chất vấn các tổ chức và cá nhân có liên quan theo quy định, có trách nhiệm làm tốt nhiệm vụ chuyên môn và công tác xây dựng Đảng ở chi bộ và lĩnh vực mình phụ trách.

6- Phải thường xuyên nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình theo nguyên tắc của Đảng và trên tình thương yêu đ/c, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống trong sạch, nói đi đôi với làm. Chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu ở đơn vị, địa bàn được phân công phụ trách.

Thực hiện nghiêm túc quy định những điều đảng viên không được làm; tự giác, chủ động thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Tham gia sinh hoạt trong tổ chức đảng nơi công tác với tư cách là đảng viên của tổ chức đó; phục tùng sự phân công, kiểm tra và quản lý của tổ chức đảng; thực hiện tự phê bình và phê bình trong tổ chức đảng theo quy định của Điều lệ Đảng, chủ động đóng góp ý kiến trên tinh thần xây dựng với các đ/c khác và với sự lãnh đạo của cấp ủy.

7- Trường hợp đi công tác hoặc đi thăm thân, du lịch… ở nước ngoài phải báo cáo Chi ủy trước khi đi công tác.

Điều 5.Trách nhiệm, quyền hạn của đ/c Bí thư Chi bộ

Đ/c Bí thư Chi bộ giữ trọng trách, chủ trì công việc của Chi ủy, Chi bộ cùng với Chi ủy chịu trách nhiệm trước Đảng ủy, BTV Đảng ủy Các cơ quan tỉnh và Thường trực Đảng ủy Các cơ quan tỉnh, trước Chi bộ và cán bộ, đảng viên, quần chúng trong cơ quan, đơn vị về sự lãnh đạo của Chi ủy, Chi bộ trên mọi lĩnh vực và chịu trách nhiệm trực tiếp về những lĩnh vực được phân công. Đ/c Bí thư Chi bộ có trách nhiệm, quyền hạn sau:

1- Nắm vững, quán triệt đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng trong Chi bộ ………..; vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể vào cơ quan, đơn vị; chỉ đạo các chi ủy viên nghiên cứu chuẩn bị dự thảo các đề án, báo cáo trình Chi ủy, Chi bộ thảo luận xem xét, quyết định.

2- Nắm vững các nhiệm vụ trọng tâm trong từng thời gian để tập trung chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ ở các lĩnh vực.

3- Nắm vững công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là công tác tư tưởng, tổ chức và cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ; chăm lo xây dựng quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhất là các đ/c Chi ủy viên, cán bộ, công chức, viên chức, chăm lo giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Chi bộ. Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ, công tác kiểm tra của Chi bộ.

4- Chỉ đạo việc chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Chi ủy, Chi bộ, chủ trì các kỳ họp và kết luận các vấn đề được thảo luận ở hội nghị Chi ủy, bộ. Duy trì và nâng cao chất lượng các kỳ họp của cấp uỷ, bảo đảm thực sự dân chủ, đúng nguyên tắc, đúng quy chế.

Một phần của tài liệu Bộ tài liệu ĐH Đảng bộ (Chi bộ) nhiệm kỳ 2020-2025 (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w