ĐỀN THỜ SA-LÔ-MÔN

Một phần của tài liệu Bible_Geography_Course_in_Vietnamese_Word_97-03 _(1) (Trang 29 - 38)

Vương Quốc thống nhất

ĐỀN THỜ SA-LÔ-MÔN

Y-sơ-ra-ên (vương quốc phía bắc) cứ sau mỗi 30 năm, từ lúc khởi đầu cho đến lúc bị hủy diệt

Y-sơ-ra-ên. Giê-rô-bô-am đặt một trong các Con Bò Vàng của mình ở đó (con kia đặt ở Đan) nhằm ngăn ngừa người Y-sơ-ra-ên đi đến Giê-ru-sa-lem để thờ phượng. Biên giới giữa Y-sơ-ra-ên và Giu-đa thay đổi chút ít khi những thị trấn và làng mạc nhỏ chuyển từ bên này sang bên kia. Đôi khi trong các cuộc xung đột của họ bên này sẽ chinh phục được những thị trấn có thành lũy kiên cố và quan trọng hơn của bên kia. Nhưng so với các biên giới với những nước khác, biên giới này là ổn định. Trong thực tế, Giu- đa thay đổi rất ít trong thời kỳ vương quốc chia đôi.

Cuối cùng A-sy-ri đã biến cả Y-sơ-ra-ên và Giu-đa thành chư hầu. Người A-sy-ri đã hoàn toàn nuốt chửng vương quốc phía bắc, hủy diệt Y-sơ-ra-ên vào năm 722 TCN. Sự can thiệp của Đức Chúa Trời đã ngăn chặn cùng một số phận đó ở Giu-đa. Như vậy, Giu-đa sống sót thêm 136 năm nữa cho đến khi Ba-by-lôn đã lật đổ A-sy-ri. Sau đó, Ba-by-lôn chinh phục Giu-đa và đưa nó đi đày giữa các năm 605 và 586 TCN.

Các Quốc Gia Xung Quanh

A-mốt 1 và 2 sử dụng một thủ thuật khéo léo để lên án Y-sơ- ra-ên, Giu-đa và những vương quốc xung quanh về tội lỗi của họ. Khi vị tiên tri này nói với các lãnh đạo của Y-sơ-ra-ên, ông lần lượt lên án các vương quốc khác nhau theo một vòng tròn xiết chặt dần, chặt dần, và cuối cùng đưa ra lời buộc tội Y-sơ- ra-ên. Cũng có một sự liên kết giữa các tội mà mỗi quốc gia này bị kết án và những sự trừng phạt mà Chúa đặt trên họ. Chúng ta sẽ xem xét chúng theo trật tự của A-mốt: A-ram, Phi-li-tin, Phê-ni-xi, Ê-đôm, A- môn và Mô-áp. Chúng ta cũng sẽ để ý A-ma-léc thay cho Giu- đa và Y-sơ-ra-ên.

A-ram (Sy-ri) với Đa-mách là thủ đô tương tự với Y-sơ-ra-ên về kích thước và sức mạnh. Bất kỳ nước nào trong hai nước đó đều có thể tạo được liên minh với Giu-đa và có được một ưu thế đáng kể. A-ram gần với A- sy-ri hơn và mối quan hệ A-ram - A-sy-ri thường ảnh hưởng đến các mối quan hệ giữa A-ram với Y-sơ-ra-ên và với Giu-đa. Sau thời Đa-vít, Phi-li-tin không

còn là một kẻ thù chính của Y-sơ-ra-ên/Giu-đa nữa. Có thể là Ai-cập đã giữ không cho Phi-li-tin tranh chấp với Y-sơ-ra-ên và Giu-đa để ngăn ngừa việc các con đường thương mại của họ bị nằm dưới một sự kiểm soát thống nhất, mạnh mẽ. Nhưng có một số ít trận đánh (1 Vua 16:15; 18:8). Ga-za trở nên thành phố nổi trội và tiếp tục như vậy cho đến khi A-lec-xăng-đơ chinh phục nó. Nhưng khi đó thì người Phi-li-tin đã bị đồng hóa vào trong các đế quốc A-sy-ri/Ba-by-lôn/Ba-tư

rồi.

Phê-ni-xi, Ty-rơ và Si-đôn chủ yếu là các thành phố buôn bán độc lập. Đa-vít và Sa-lô-môn tham gia vào các mối quan hệ thân thiện và các lập. Đa-vít và Sa-lô-môn tham gia vào các mối quan hệ thân thiện và các thỏa thuận thương mại với vua Hi-ram của Phê-ni-xi. Y-sơ-ra-ên và Giu-đa tiếp tục các chính sách của Sa-lô-môn với Phê-ni-xi. Người A-sy-ri chinh phục Si-đôn vào năm 701 TCN. Phê-ni-xi trở thành một nước chư hầu của A-sy-ri/Ba-by-lôn/Ba-tư cho đến khi A-lec-xăng-đơ chinh phục cả hai thành phố vào năm 333-32 TC.

Ê-đôm, nằm ở phía nam và đông-nam của Biển Chết, sống sót được một phần là do cướp bóc. Sự nghèo nàn của họ và những ngọn núi rất dễ phòng thủ làm cho những kẻ khác nhụt chí không muốn tấn công họ. Họ là chủ đề của Áp-đia và thường được nhắc đến khi các tiên tri khác lên án các dân tộc.

A-môn mất đất vào tay hai chi phái rưỡi trong thời kỳ Môi-se và Giô-suê. Đa- vít còn thu hẹp họ hơn nữa trong thời ông cầm quyền. Ráp-ba (A-man hiện đại), là thủ đô, thường đánh dấu mép phía tây của quốc gia này. Ga-la-át chặn phía bắc của họ còn Mô-áp thì chặn phía nam.

Mô-áp, nằm ở phía đông của Biển Chết, tồn tại xuyên suốt thời kỳ vương quốc chia đôi. Giống như Ê-đôm, họ tự nuôi sống mình một phần nhờ cướp bóc. Nhưng họ có nhiều mưa hơn một chút và có thể tạo ra các mùa màng dồi dào hơn và đồng cỏ xanh tươi hơn. Vào những thời kỳ hạn hán chắc có lẽ mũi Lashon nhô ra và cắt ngang Biển Chết, tạo nên lối đi lại trực tiếp hơn giữa Giu-đa và Mô-áp.

A-ma-léc không bao giờ là một dân tộc mạnh vì họ sống trong sa mạc phía nam và tây-nam của Biển Chết. Cả Sau-lơ lẫn Đa-vít đều đánh bại A-ma-léc

trong chiến trận. Mặc dầu họ không bao giờ bị quét sạch (Ha-man trong sách Ê-xơ-tê là một hậu duệ của A-ma-léc), tầm quan trọng của họ không còn nữa kể từ thời vương quốc chia đôi và các tiên tri không còn nhắc đến họ nữa khi ghi chép những sự trừng phạt cho các dân tộc.

Dần dần, những vương quốc nhỏ xung quanh Y-sơ-ra-ên bị thu nhỏ hoặc hủy diệt. Vào thời kỳ của Đấng Christ, Rô-ma xác định các phân khu chính trị của vùng đất này. Ê-đôm trở thành Y-đu-mê và A-ra-bi (Pe-tra là thủ đô La Mã của A-ra-bi). Phi-li-tin đánh mất di sản văn hóa của mình nhưng ban tên của nó cho vùng đất trên các bản đồ La Mã. A-ram và Phê-ni-xi trở thành tỉnh Sy-ri.

Các Đế Quốc Ngoại Bang Lớn

Các đế quốc cổ nhất trong vùng Cận Đông Cổ Đại hình thành dọc theo các sông lớn. Ai-cập đã bắt đầu trên hai bờ sông Nin. Su-me-ria đã phát triển dọc theo sông Hi-đê-ke và sông Ơ-phơ-rát. Ap-ra-ham đi ra khỏi U-rơ là thủ đô của Su-me-ria và đi xuyên qua xứ Palestine đến tận Ai-cập. Sau này, A-sy-ri phát triển một lực lượng quân sự vượt trội và tổ chức một đế quốc rộng lớn hung

Ha-xa-ên (Bên-Ha-đát II) cai trị A-ram từ 844 đến 800 TC; vào thời của Ê-li.

hăng với Ni-ni-ve là thủ đô của họ. Người Ba-by-lôn cuối cùng đã lật đổ những ông chủ A-sy-ri của họ và mở rộng đế quốc của họ đến tận Ai-cập. Những người Mê-đi và

Ba-tư nổi dậy và lật đổ Ba-by-lôn. Họ mở rộng đế quốc Ba- tư ngang qua Thổ Nhĩ Kỳ và, trong một giai đoạn ngắn, xuyên vào đất Hy Lạp. Sự đột nhập này khiến cho người Hy Lạp (người Ma-xê-đoan) dưới sự lãnh đạo của A-lếch- xăng-đơ chinh phục tất cả mọi sự đến tận sát Ấn Độ. Người La Mã cuối cùng đã chinh phục người Hy Lạp. Họ không chiếm nhiều trong số các tỉnh phía đông, nhưng kiểm soát xứ Palestine và Sy-ri. Một đế quốc La Mã hồi sinh được báo trước trong lời tiên tri như là đế quốc lớn cuối cùng trong tương lai.

Palestine và Y-sơ-ra-ên có vẻ không đáng kể gì so với những đế quốc ngoại bang vĩ đại này. Nhưng Đức Chúa Trời không đo lường theo kích thước hoặc sức mạnh của con người. Những vương quốc hùng mạnh này chỉ được nhắc đến trong Kinh Thánh khi chúng tác động đến Y-sơ-ra-ên hoặc kế hoạch mang tính tiên tri của Đức Chúa Trời.

Y-sơ-ra-ên/Giu-đa trở thành một tỉnh thay vì một quốc gia dưới sự cai trị của Ba-by-lôn, Ba-tư, những người Hy Lạp thời A-lec-xăng-đơ và La Mã. Ấy vậy mà sau hơn 600 năm không có vua thì quan tổng

Vua Giê-hu của Y-sơ-ra-ên mang đồ cống nạp đến cho Sanh-ma-na-sa III của A-sy-ri (từ "Cột Đá Đen" trong Bảo

Tàng Anh Quốc, Lôn-đôn)

Sự Nổi Lên của Đế Quốc A-sy-ri Từ thế kỷ thứ 9 đến 7 TCN.

trấn La Mã là Phi-lát lại vô tình thừa nhận lời hứa của Đức Chúa Trời rằng Đa-vít sẽ luôn luôn có một con trai ngồi trên ngôi. Ông ra lệnh rằng Giê-xu phải được đồng nhất với "Vua của Dân Do Thái".

Bài Tập Bản Đồ Tại Lớp:

Hãy thực hành vẽ các bản đồ vùng Cận Đông Cổ Đại của các đế quốc A-sy-ri và Ba-by-lôn. Hãy quyết định bạn cần phải chi tiết và chính xác tới mức nào. Có thể bạn nên đồ lại một hoặc một số cái và sau đó cố gắng vẽ tự do bằng tay một cái.

Sự Hủy Diệt Y-sơ-ra-ên và Giu-đa và cuộc Lưu Đày Vào năm 835 TCN, 12 vua, bao gồm A-háp của Y-sơ-ra-ên và Bên-Ha-đát II của A-ram, tập hợp các quân đội của họ lại để chống lại quân A-sy-ri ngày càng hung hăng. Sanh-ma-na-se III tuyên bố chiến thắng ở Qarqar ở Sy-ri, nhưng có thể trận đánh đã không hẳn là một thất bại hoàn toàn của liên minh các vua nhỏ. Tuy nhiên, A-sy-ri bắt đầu lấn vào xứ Palestine từ thời điểm đó trở đi. Giu-đa, Y-sơ-ra-ên và A-ram thường cống nạp cho người A-sy-ri.

Tiếc-la-Phi-lê-se III hành quân dọc theo bờ biển vào năm 734 TCN. Năm tiếp theo ông tiến đánh Đa-mách và Y-sơ-ra-ên. Cuối cùng, vào năm 722 TCN Sanh-ma-na-se V hủy diệt Y-sơ-ra-ên và dời dân này đến vùng xung quanh Ecbatana bên kia sông Hi-đê-ke. San-chê-ríp mở chiến dịch đánh Giu-đa vào năm 701 TCN, chiếm hoặc hủy phá mọi thành

Xứ

Một phần của tài liệu Bible_Geography_Course_in_Vietnamese_Word_97-03 _(1) (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w