Mục Tiêu của Bài Học:
Bạn sẽ có khả năng để diễn tả địa lý của Hội Thánh ban đầu và của một số phân đoạn tiên tri được lựa chọn.
Đọc Kinh Thánh:
Hãy đọc Khải Huyền 2-3. Một số học giả xem những hội thánh này như là các ví dụ về các kiểu hội thánh hoặc các giai đoạn của lịch sử Hội Thánh. Nhưng đó là những hội thánh có thật với những vị trí địa lý có thật.
Dàn Bài Tại Lớp:
Bảy Hội Thánh của Tiểu Á Hội Thánh 100 - 300 SCN
A-ma-ghê-đôn và sự Trở Lại của Đấng Christ Phân Chia Đất theo Ê-xê-chi-ên
Gợi Ý cho Giáo Viên:
Việc nghiên cứu lịch sử Hội Thánh làm mở rộng bản đồ một cách nhanh chóng. Trong bài học này các học viên của bạn sẽ mở rộng các kỹ năng bản đồ của họ để có khả năng diễn tả một phần lớn của châu Âu và bắc Phi. Hãy khích lệ họ đơn giản hóa những bản đồ vùng lớn này. Nếu bản đồ quá phức tạp thì họ sẽ không sử dụng hoặc tái tạo nó. Đối với những học viên mà đã thể hiện khả năng nhất định, hãy khích lệ họ vẽ tự do bằng tay hoàn toàn các bản đồ châu Âu hơn là đồ lại chúng.
Bài học này kết thúc môn học. Học viên của bạn có thể bị sao nhãng bởi những đề án chưa làm xong hoặc bài thi. Hãy giúp họ tổ chức thời gian của họ để kết thúc tốt đẹp. Hãy khích lệ họ chuẩn bị tốt cho những phần trình bày của họ. Đối với nhiều người thì đây là lần đầu tiên họ từng dạy môn địa lý Kinh Thánh. Hãy làm hết sức của bạn để cho điều đó trở thành một trải nghiệm tốt, hầu cho nó không phải là trải nghiệm cuối cùng!
Giới Thiệu:
Bạn có thể bị ngạc nhiên vì mình đã học cách vẽ hoặc đồ lại một bản đồ nhanh biết chừng nào. Trong bài học này bạn có một số bản đồ mới, bao gồm những vùng mà bạn chưa từng vẽ trước đây. Trọng tâm của bài học được chia ra giữa Lịch Sử Hội Thánh và lời tiên tri. Bạn có thể đang hướng tới sự kết thúc môn học, phần trình bày cuối cùng của bạn và bài thi. Hãy tiếp tục vẽ bản đồ. Hãy luyện tập sao chép bằng mắt thay vì đồ lại. Đây là lúc luyện tập để tinh thông càng nhiều kỹ năng địa lý càng tốt.
Bảy Hội Thánh vùng Tiểu Á
Trong bài học này chúng ta sẽ thăm Khải Huyền vài lần. Trước hết, chúng ta sẽ xem xét những người nhận ban đầu của sách, tức là bảy Hội Thánh của Tiểu Á. "Tiểu Á" (trong BDKTTTTV là "A-si" - ND) là phần phía tây của Thổ Nhĩ Kỳ. Bảy Hội Thánh tạo thành một vòng kín trong đó Ê-phê-sô là Hội Thánh giám mục hoặc lãnh đạo.
Thành phố này khi ấy nổi tiếng về đền thờ của Ác-tê-mít (Artemis) (hoàn tất vào khoảng năm 550 TCN), một trong số Bảy Kỳ Quan của Thế Giới Cổ Đại. Hoàng đế Công-xtan-tin I xây dựng lại phần nhiều của thành phố và dựng nên những bồn tắm công cộng mới. Theo sau Sắc Lệnh Tê-sa-lô-ni-ca do hoàng đế Thê-ô-đô-si-út ban hành, đền thờ này bị phá hủy vào năm 401 SCN bởi một đám đông hỗn độn do John Chrysostomm cầm đầu. Thị trấn này bị hủy diệt một phần bởi một trận động đất vào năm 614 SCN. Tầm quan trọng của thành phố này với tư cách là một trung tâm thương mại bị sa sút khi cảng dần dần bị bồi lấp do sông Cayster. Ngày nay, những tàn tích của nó là một điểm du lịch được nhiều người ưa chuộng.
Vùng này đã thường hay bị động đất và trong nhiều thế kỷ miền tây Thổ Nhĩ Kỳ trở nên một tỉnh không quan trọng của đế quốc By-zăng-tin thay vì là giao lộ của thế giới cổ đại. Người Thổ Nhĩ Kỳ Ô-tô-man đã đem đến sự hủy diệt và bỏ mặc hơn nữa cho đến khi những thành phố này trở nên chẳng hơn gì mấy những đài kỷ niểm bằng cẩm thạch đổ nát về quá khứ của chúng.
Hội Thánh 100 - 300 SCN
Địa lý của Lịch Sử Hội Thánh là toàn bộ địa lý của thế giới. Nhưng chúng ta học nó từng mẩu nhỏ một theo như lịch sử mở ra. Công Vụ 1:8 có thể là câu Kinh Thánh mang tính địa lý một cách giáo điều nhất! Môn học này chỉ đụng đến một mẩu nhỏ của địa lý của Hội Thánh (phần sớm nhất). Nhưng bạn nên chú ý kỹ càng đến địa lý bất kỳ khi nào bạn nghiên cứu Lịch Sử Hội Thánh.
Vào thời kỳ sứ đồ Giăng chết và Kinh Điển của Tân Ước đã đóng lại thì Phúc Âm đã đi qua Bắc Phi và ít nhất đã tiến về phía nam xa tới mức Su-đăng và Ê-ti-ô-bi. Nó đã được nghe tại các thành phố chính của bán đảo A-rập. Phúc Âm chắc có lẽ đã đi đến các giới hạn của đế quốc phía đông của A-lếch-xăng-đơ. Sứ đồ Thô-ma đã lập các hội thánh và bị tử đạo ở Ma-đơ-rát (Trê-nai) (Madras (Chennai)), ở miền nam Ấn Độ. Phần lớn bờ biển Địa Trung Hải đã được nghe về Đấng Christ. Các hội thánh khi ấy được thành lập ở những nơi mà ngày nay là Anh Quốc, Pháp, Tây Ban Nha, Si-si-li, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và I-ta-ly.
Châu Phi trong một thời kỳ đã là một trong những trung tâm quan trọng nhất của Hội Thánh. Thành phố A-lếch-xan-dria có thể đã là nơi tri thức nhất và thiên về thần học nhất so với bất kỳ giáo xứ nào của Hội Thánh ban đầu. O-ri-gien và A-léc-xan-đơ xuất phát từ đó. Au-gu-xtin đến từ thành phố châu Phi có tên là Hi-pô ở gần Carthage cổ đại.
Suốt cho đến năm 300 SCN Hội Thánh hầu như luôn luôn chịu sự bắt bớ, đôi khi rất khốc liệt. Ấy vậy mà nó tiếp tục tăng trưởng nhanh và tiếp tục trở nên ngày càng có tổ chức hơn. Một hiệu ứng phụ của sự bắt bớ, như được thấy trong những chương đầu tiên của Công Vụ, là sự lan truyền của Hội Thánh. Các đơn vị quân đội, tàu thuyền và các đoàn xe buôn đã mang Lời của Đức Chúa Trời đi khắp đế quốc và đến mọi vùng đất trong đó họ buôn bán. Các Cơ Đốc nhân bị đuổi khỏi nhà mình đi lang thang và định cư trong những vùng đất xa xôi. Đến 300 SCN Hội Thánh đã lan khắp miền tây và trung tâm của châu Âu, vào đến Bỉ và Đức.
Có lý do chính đáng để tin rằng đến năm 300 SCN thì Phúc Âm đã được nghe tại Trung Quốc và Mông Cổ và dọc theo phần lớn bờ biển phía đông châu Phi. Vài thế kỷ sau hoàng đế Trung Quốc sẽ công bố rằng Cơ Đốc giáo là quốc giáo trong một thế hệ (Sian-fu, Trung Quốc 781 SCN)! Mặc dầu một số trong số những thành quả này có tuổi đời ngắn (như ở Trung Quốc), Hội Thánh chưa bao giờ ngừng lan rộng. Ngay cả khi Hội Thánh bị đẩy lùi hoặc đẩy ra ngoài, cuối cùng Hội Thánh vẫn trở lại.
An-ti-ốt tiếp tục là một trung tâm quan trọng của Hội Thánh. Các hội thánh của Phao-lô ở Tiểu Á đã truyền giáo cho những người lân cận của mình thành công đến nỗi vùng này là vùng đầu tiên trở thành nơi các Cơ Đốc nhân chiếm đa số. Vương quốc Ác-mê-ni đã trở thành quốc gia Cơ Đốc giáo chính thức đầu tiên vào năm 301. Vào năm 313 SCN Công-xtan-tin và Li-ci-ni-út đưa ra "Sắc Lệnh Mi-lan", chấm dứt sự bắt bớ của người La Mã đối với Hội Thánh. Từ năm 325 Công-xtan-tin tự mình
Hội Thánh 33-300 SCN
Vùng có các cộng đồng Cơ Đốc 100 SCN Vùng có các cộng đồng Cơ Đốc 300 SCN Vùng có dân cư Cơ Đốc đáng kể 300 SCN Vùng Cơ Đốc nhân chiếm đa số300 SCN
cai trị và triệu tập Giáo Hội Nghị lớn đầu tiên (ở Ni-cê-a). Trừ một khoảng thời gian ngắn, La Mã đã chính thức là "theo Cơ Đốc giáo" kể từ Công-xtan-tin trở đi mặc dầu đa số dân chúng tiếp tục là người ngoại giáo trong ít nhất một thế kỷ nữa.
Bài Tập Bản Đồ Tại Lớp:
Hãy sao chép (không đồ lại) một bản đồ thể hiện sự lan rộng của Hội Thánh trong ba thế kỷ đầu tiên. Hãy định vị một số thành phố mà bạn cho là quan trọng trong Hội Thánh ban đầu.
Khải Huyền, A-ma-ghê-đôn và sự Trở Lại của Đấng Christ
Một khó khăn trong địa lý tiên tri là liệu có nên hiểu các tên theo nghĩa đen không. Ví dụ, hãy xem xét "Ba-by- lôn" trong Khải. 17-18. Các học giả đã bất đồng với nhau về việc liệu đây có phải là một vương quốc từ cùng một vùng đất hay một vương quốc khác. Khoảng một nửa của xấp xỉ 1000 sự kiện khác nhau được nói tiên tri trong Kinh Thánh đã được ứng nghiệm và sự ứng nghiệm của chúng được mô tả trong Kinh Thánh. Chúng ta học được từ chúng rằng những chi tiết mang tính sự kiện trong lời tiên tri nên luôn luôn được hiểu theo nghĩa đen. Chúng ta không có một ví dụ nào về các chi tiết địa lý chỉ về
một nơi khác so với cách diễn giải theo nghĩa đen của chúng trong các lời tiên tri đã ứng nghiệm. Vậy, bất kỳ khi nào một vị trí địa lý trong lời tiên tri trùng khớp với một vị trí đã biết thì vị trí địa lý đó nên được diễn giải là chính vị trí đã biết.
Khi so sánh tất cả các phân đoạn Kinh Thánh, có vẻ như nhiều trong số những người Do Thái sống sót sẽ được tụ tập tại Ê-đôm, có lẽ tại thành phố nổi tiếng có tên là Pê-tra. "Con Thú" (An-ti-Christ) sẽ ở trong xứ Palestine với quân đội của nó đóng tại thung lũng Gít-rê-ên (A-ma-ghê-đôn). Chắc có lẽ quân đội từ phương Bắc cũng gia nhập với chúng tại đó. Hoặc quân đội của Con Thú hoặc