Tịnh độ tông

Một phần của tài liệu Các Bài Tiểu Luận Về Phật Giáo Của Trần Trọng Kim (Trang 53 - 56)

Tịnh độ tông lấy sự quy y Tịnh độ làm mục đích, và tụng những kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ và A-di-đà.

Tịnh độ tông khởi phát từ đời nào không rõ, chỉ thấy trong các kinh điển nói các vị Bồ-tát Mã Minh, Long Thụ và Thế Thân đều khuyên người ta nên tu Tịnh độ. Tịnh độ tông cho rằng mỗi người ai cũng có Phật tánh, đều có thể thành Phật được. Vì ở thế gian là dơ bẩn, cho nên cầu đến cõi trong sạch là cõi Tây phương Cực lạc.

---o0o---

II.Bát- nhã-ba-la-mật-đa tâm kinh

Kinh này có cả thảy đến 7 bản dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán, nhưng chỉ có bản dịch của ngài Huyền Trang là thông dụng nhất. Dưới đây là toàn văn kinh:

Bản dịch chữ Hán: 般般般般般般般般 般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般 般般般般般般般般般般般 般般般般般般般般般般般般般般般般 般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般 般般般般般般般般般 般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般 般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般 般般般般般般般 般般般般般般般般般般般般般般般般般般般 般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般 般般般般般般般般般般般般般般 般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般般 Dịch âm:

Quán Tự Tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách.

Xá-lỵ tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thụ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.

Xá-lỵ tử! Thị chư pháp không tướng bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh, diệc vô vô minh tận; nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố; viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam-Bồ- đề.

Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư. Cố thuyết Bát-nhã Ba-la- mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, Bồ-

đề tát-bà-ha.123

Dịch nghĩa:

Bồ-tát Quán Tự Tại khi thực hành phép Bát-nhã Ba-la-mật-đa thấy rõ năm

uẩn đều là không, vượt qua hết thảy khổ ách.

Này Xá-lỵ tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc là không, không là sắc. Thụ, tưởng, hành, thức cũng là thế cả.

Này Xá-lỵ tử! Đó là tướng không của các pháp, chẳng sanh chẳng diệt, không dơ không sạch, không thêm không bớt. Bởi vậy, trong chỗ không không có sắc, thụ, tưởng, hành, thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có hình sắc, âm thanh, hương thơm, mùi vị, xúc cảm, các pháp; không có nhãn giới cho đến ý thức giới; không có vô minh, cũng chẳng có sự diệt mất của vô minh; không có sự già chết, cũng không có sự chấm dứt của già chết; không có Khổ, Tập, Diệt, Đạo; không có trí tuệ cũng không có chỗ sở đắc.

Do không có chỗ sở đắc, Bồ-tát y theo pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên trong tâm không có chỗ ngăn ngại. Do không có chỗ ngăn ngại nên không sợ hãi, xa lìa hết thảy những mộng tưởng điên đảo, đạt đến cứu cánh là Niết-bàn. Ba đời chư Phật cũng y theo pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà đạt được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Cho nên phải biết rằng, pháp Bát-nhã Ba-la-mật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là thần chú cao trổi hơn hết, có thể trừ được hết thảy khổ ách, chân thật không hư vọng. Cho nên thuyết chú Bát-nhã Ba-la-mật-đa rằng:

Yết-đế, yết-đế, ba-la-yết-đế, ba-la-tăng-yết-đế, Bồ-đề tát-bà-ha.

---o0o--- HẾT

Một phần của tài liệu Các Bài Tiểu Luận Về Phật Giáo Của Trần Trọng Kim (Trang 53 - 56)