Đinh Công Sỹ Sơn La

Một phần của tài liệu BienBan19-11c (Trang 40 - 42)

Kính thưa Quốc hội,

Tôi tán thành với Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về dự án Luật đất đai (sửa đổi) và tham gia một số nội dung như sau:

Thứ nhất, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tôi nhất trí theo dự thảo dự án luật về quy hoạch đất đai ở 3 cấp gồm cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện. Tuy nhiên, pháp luật về đất đai cần quy định chặt chẽ hơn đảm bảo quy hoạch phải dự báo được những vấn đề có thể nảy sinh trong tương lai và tính ổn định tương đối của quy hoạch. Về sự ổn định của quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất càng dài thì

phản ánh tính phù hợp của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất với thực tiễn sử dụng đất.

Tôi tán thành với quy định của dự thảo tại Điều 38 về kỳ quy hoạch sử dụng đất là 10 năm và tầm nhìn 20 năm, kỳ kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh là 5 năm. Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm. Về điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định tại Điều 46, việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất chỉ được thực hiện trong trường hợp có sự điều chỉnh mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo tôi quy định như vậy là chưa cụ thể và chưa rõ ràng, sự điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ dẫn đến điều chỉnh và chuyển mục đích sử dụng đất từ đất có giá trị thấp hơn đến đất có giá trị cao hơn. Có thể đây sẽ là kẽ hở cho một số cá nhân lợi dụng để trục lợi. Tôi đề nghị các quy định về điều chỉnh quy hoạch kế hoạch phải đảm bảo tính minh bạch, công khai đến cộng đồng dân cư và điều chỉnh quy hoạch kế hoạch sử dụng đất phải được tuân thủ chặt chẽ về quy trình thủ tục.

Thứ hai, về tính hiệu quả của việc sử dụng đất, hiện tại Quốc hội đang tiến hành sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trong đó có quy định về tài nguyên đất. Tại Khoản 2, Điều 59 dự thảo hiến pháp về sửa đổi bổ sung Điều 18 Hiến pháp năm 1992 có quy định "tổ chức cá nhân được nhà nước giao đất để sử dụng ổn định lâu dài hoặc được giao đất, cho thuê đất có thời hạn, có trách nhiệm bảo vệ bồi bổ khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm đúng mục đích". Tại Điểm a, Khoản 2, Điều 17 dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) cũng có quy định về trường hợp thu hồi đất với nội dung sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả. Theo tôi quy định tại dự thảo Luật đất đai còn chưa rõ thế nào là sử dụng đất không hiệu quả. Theo tôi để đánh giá được hiệu quả sử dụng đất phải có bộ tiêu chí cụ thể vì sự quy định không rõ về tính hiệu quả sử dụng đất sẽ dẫn đến lạm dụng pháp luật để đưa ra những tiêu chí sử dụng đất có hiệu quả theo ý chí chủ quan của những người thực hiện pháp luật và sự tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật.

Thứ ba, về bố trí tái định cư cho người bị thu hồi, tôi đồng tình về mặt nguyên tắc khi bố trí tái định cư nơi ở mới phải đảm bảo bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ về cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên tôi cũng đề nghị Ban soạn thảo cần tính toán đến nguyên tắc khi bố trí tái định cư phải đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm văn hóa, với tập quán sinh hoạt của từng cộng đồng dân cư. Ví dụ việc bố trí tái định cư ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số có tập tục nhiều thế hệ trong cùng một gia đình cùng sinh sống hoặc các hoạt động sinh hoạt, văn hóa của cộng đồng có tính cộng đồng cao thì hạn mức đất ở và đất xây dựng các thiết chế văn hóa của cộng đồng đó cũng cần phải tính toán cao hơn.

Liên quan đến hạn mức sử dụng đất nông nghiệp tại Điều 115 tôi nhất trí với việc xây dựng hạn mức sử dụng đất là khác nhau, ở các vùng miền khác nhau, vì giá trị sinh lợi đất ở các vùng là không giống nhau. Tôi cho rằng việc tăng hạn mức sử dụng đất nông nghiệp cho khu vực miền núi là đúng đắn vì mục tiêu tăng hơn nữa mức sử dụng đất nhằm nâng cao đời sống của đồng bào cũng như đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên tôi băn khoăn về tính khả thi của quy định này vì thực tế cho thấy các hộ gia đình dân tộc thiểu số đang thiếu đất sản xuất phổ biến

ở rất nhiều địa phương một phần do nhà nước chưa giao đất, chưa thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân sử dụng không hiệu quả để giao cho đồng bào và quan trọng hơn nữa là quỹ đất ở và đất sản xuất nông nghiệp ở khu vực miền núi không còn để bố trí hoặc còn rất ít, mặc dù diện tích đất ở các địa phương khu vực miền núi rộng nhưng chủ yếu đất có độ dốc lớn không thể canh tác hoặc ở được. Vì thế tôi đề nghị, cùng với các quy định của pháp luật về đất đai, về hạn mức sử dụng đất phải đi kèm cùng với chính sách như chính sách về tạo việc làm, về chuyển đổi ngành nghề, về hỗ trợ nâng cao chất lượng giá trị nông sản, tăng hiệu quả sử dụng đất.

Cuối cùng về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là 50 năm và hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp không quá 10 lần hạn mức giao đất, cho thuê đất. Theo tôi quy định này chưa thuyết phục và tôi cũng đề nghị Ban soạn thảo cần xem xét nghiên cứu kỹ hơn về căn cứ khoa học cũng như căn cứ thực tiễn để các đại biểu Quốc hội quyết định. Tôi xin hết ý kiến, cảm ơn Quốc hội.

Một phần của tài liệu BienBan19-11c (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w