chờ đợi Trump?
TTXVN (Washington Post, New York Times) - Ngày 15/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để xây bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico. Washington Post bình luận rằng với quyết định này, Trump đã bị bủa vây bởi những rắc rối pháp lý và chính trị. Trong khi đó, New York Times cho rằng
cuộc đối đầu giữa Trump và việc phân định quyền lực của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp.
Theo Washington Post, phe Dân chủ đã coi tuyên bố của Trump là một minh chứng rõ ràng về một vị tổng thống ngỗ ngược và đã đi quá xa, đồng thời tuyên bố sẽ cản đường ông. Trong khi đó, một vài nghị sĩ Cộng hòa lại lên tiếng ủng hộ Trump, số khác thì bất bình vì lo ngại rằng động thái này sẽ tạo ra một tiền lệ không mong muốn hoặc “cuỗm” mất số vốn cần thiết cho các dự án khác. Ngay cả khi đưa ra tuyên bố này, Trump đã lường trước được mình sẽ gặp rắc rối khi nói rằng ông có thể bị kiện và Tòa án Tối cao rốt cục sẽ ra phán quyết về trường hợp của ông. Mặc dù vậy, tại cuộc họp báo hôm 15/2, Trump vẫn nỗ lực biện minh cho hành động hành pháp này với hy vọng thực hiện lời cam kết tranh cử mà ông chưa thực hiện được trong 2 năm đầu cầm quyền. Điều đáng lưu ý là Trump không hề đưa ra chứng cứ xác thực cho thấy cuộc khủng hoảng biên giới cần có biện pháp xử lý bất thường. Thay vào đó, Trump một mực khẳng định rằng tình trạng buôn lậu ma túy, dòng tội phạm và người nhập cư bất hợp pháp đổ về Mỹ đã gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Thế nhưng, với những nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng vượt biên trái phép đã thuyên giảm đồng thời cáo buộc Trump “bịa” ra cuộc khủng hoảng, thì chính Trump đã làm hạ thấp tầm quan trọng của lập luận rằng tình hình mang tính cấp bách đến mức cần phải có hành động khẩn cấp.
Tuyên bố của Trump khép lại giai đoạn chính trường Mỹ chìm trong tình trạng rối loạn kéo dài 2 tháng qua, trong đó có việc chính phủ phải đóng cửa một phần trong thời gian lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ, với 35 ngày, sự “tái xuất” quyền lực chính trị của phe Dân chủ và một đảng Cộng hòa bị kẹt giữa việc chấp nhận và phản ứng trước những cơn bốc đồng của Trump. Tuyên bố này cũng đánh dấu sự khai mở một giai đoạn mới trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump, theo đó sẽ thử thách sự phân định quyền lực khi ông vượt mặt Quốc hội bất chấp sự can ngăn của giới nghị sĩ Cộng hòa.
Rắc rối pháp lý
Washington Post cho rằng những thách thức pháp lý hiển hiện rõ ràng hơn cả.
Cụ thể, ngay hôm 15/2, một nhóm vận động Public Citizen đã nộp đơn kiện tại một tòa án cấp quận ở Washington, nhằm ngăn cản tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Trump. Họ cho rằng tuyên bố về tình trạng khẩn cấp này mang tính “giả tạo”. Nhóm này giải thích nếu để Trump thực hiện được tuyên bố khẩn cấp lần này thì chẳng ai biết được “tình trạng khẩn cấp” tiếp theo sẽ là gì, ai sẽ bị nhắm đến và quyền lực khẩn cấp nào sẽ được tuyên bố. Trong khi đó, nhóm vận động Công dân vì Trách nhiệm và Đạo đức ở Washington đã kiện Bộ Tư pháp Mỹ vì không cung cấp được tài liệu về cơ sở pháp lý cho quyết định tuyên bố tình trạng khẩn cấp của tổng thống. Nhóm này cho rằng liệu “sự im lặng” của Bộ Tư pháp có đặt ra câu hỏi rằng liệu chính Chính quyền Trump cho rằng tồn tại một cơ sở pháp lý nào đó để Trump vượt mặt Quốc hội để có được những khoản tiền chi cho bức tường biên giới hay không. Người đứng đầu cơ quan tư pháp bang California Xavier Becerra, một nghị sĩ Dân chủ, tuyên bố ông sẽ cùng các bang khác để có hành động pháp lý chống lại Nhà Trắng. Tổ chức phi đảng phái là Liên đoàn tự do dân sự Mỹ cho biết họ
sẽ khởi kiện vào tuần tới, cho rằng Trump không thể tái phân bổ việc sử dụng tiền do dân đóng thuế trong tình trạng khẩn cấp nếu không phải vì chi tiêu cho các dự án xây dựng quân đội phục vụ các lực lượng vũ trang.
Lúc này, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Patrick Shanahan cho biết, ông sẽ kiểm tra các dự án thuộc Bộ có thể bị trì hoãn hoặc hủy bỏ do phải nhường lại vốn cho việc xây dựng tường biên giới. Hiện Bộ này có khoản ngân quỹ 3,6 tỷ USD dành cho các hoạt động xây dựng quân đội và có thể Lầu Năm Góc sẽ dành toàn bộ số tiền này để xây dựng bức tường biên giới. Cộng tất cả số tiền mà Trump có thể huy động từ các chương trình khác và gói ngân sách được thông qua đêm 14/2 cho việc dựng hàng rào biên giới, New York
Times ước tính, Trump sẽ “gom” được khoảng 8 tỷ USD, hơn cả mức 5,7 tỷ USD mà ông
yêu cầu từ Quốc hội.
Thụt lùi chính trị
Ngoài ra, Trump cũng vấp phải sự phản đối chính trị từ ngay nội bộ đảng Cộng hòa. Giới nghị sĩ Dân chủ và một số nghị sĩ Cộng hòa dự đoán hành động đáp trả “2 giọng kìm”: Một là tiến hành cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội trong những tuần tới đây nhằm bác lại tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Trump và hai là kiện Trump hoặc ít nhất là “chống lưng” để các đảng khác ra tay. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và lãnh đạo phe thiểu số ở Thượng viện Charles E. Schumer tuyên bố: “Những hành động của tổng thống rõ ràng vi phạm quyền hành pháp của Quốc hội về kiểm soát chi tiêu, vốn được quy định rõ trong Hiến pháp Mỹ”. Theo The Hill, văn phòng của bà Pelosi đang tổng hợp danh sách 400 dự án toàn quốc có thể bị “treo” vì phải chuyển vốn cho việc xây dựng tường biên giới.
Nội bộ đảng Cộng hòa cũng bị chia rẽ về quyết định của Trump, với nhiều người lo lắng về điều mà họ coi là một hành động thâu tóm quyền lực hành pháp, trong khi số khác thì tỏ ra dè dặt khi thách thức Trump trước thềm bầu cử tổng thống 2020. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Thom Tillis cho rằng sẽ là đạo đức giả đối với đảng Cộng hòa khi ủng hộ tuyên bố tình trạng khẩn cấp của Trump sau khi chính họ chỉ trích cựu Tổng thống Barack Obama đã “vượt quá quyền hành pháp”. Ông Tillis cảnh báo các thời tổng thống thuộc phe Dân chủ sau này sẽ có thể “theo gót” Trump.
Bất thường hay bình thường
Trong nỗ lực nhằm bác lại những quan ngại cho rằng Trump đã vượt quá quyền hạn của mình khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, giới chức Nhà Trắng giải thích rằng đã có hơn 50 tình trạng khẩn cấp quốc gia được tuyên bố kể từ những năm 1970. Tuy nhiên, giới nghiên cứu lịch sử cho rằng động thái của Trump là “bất thường”, một phần vì Trump không giải thích được tình trạng khẩn cấp này sẽ giúp cải thiện tình hình như thế nào và trước kia Trump cũng chưa từng định hình một cách chính xác tình hình an ninh biên giới với Mexico.
Thường thì các đời tổng thống Mỹ trước kia thực hiện các biện pháp bất thường khi Mỹ phải đối mặt với những tình huống khẩn cấp. Ví dụ cựu Tổng thống Abraham Lincoln đã hủy lệnh đình quyền giam giữ trong thời gian xảy ra cuộc nội chiến 1861, giúp cho việc bắt giữ ai đó thuận thiện và dễ dàng hơn. Tổng thống Harry Truman thì đã nỗ lực quốc hữu
hóa ngành công nghiệp sắt thép trong những năm 1950 do căng thẳng gây ra từ cuộc Chiến tranh Triều Tiên, song đã bị Tòa án Tối cao bác bỏ.
Theo quan sát của New York Times, những tuyên bố tình trạng khẩn cấp trước đây thường là để đối phó với các cuộc khủng hoảng do nước ngoài gây ra và liên quan đến việc phong tỏa tài sản, cấm vận kinh tế hoặc chống lại các thế lực đối địch trong nước, chứ không nhằm tái phân bổ vốn mà bỏ qua quyền lực chi tiêu ngân sách của Quốc hội.
Giới học giả cho rằng động thái của Trump lần này được coi là khác xa so với các tình huống trước kia, ngay cả nếu Trump viện dẫn Đạo luật các tình trạng khẩn cấp quốc gia 1976 để biện luận cho tuyên bố của mình. Đó là vì Trump đã không thực sự giải quyết cuộc khủng hoảng đối với người dân Mỹ, mà lại đưa ra tình trạng khẩn cấp sau khi Quốc hội bác yêu cầu cấp vốn cho việc xây dựng bức tường. “Điều này làm thu hẹp hơn nữa vai trò của Quốc hội. Đây là một tổng thống cực đoan và chuyên quyền”, Douglas Brinkley, chuyên gia nghiên cứu về tổng thống Mỹ bình luận. Trong khi đó, New York Times dẫn lời bà Coulter, người dân Mỹ, nói rằng “Tình trạng khẩn cấp quốc gia duy nhất lúc này là chúng ta đang có một vị tổng thống ngu ngốc”.
VENEZUELA