- Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng
7. Hạch toánvà phân bổ chi phí sản xuất phụ
Trong doanh nghiệp, ngoài các phân xưởng, bộ phận tham gia trực tiếp vào quá trình chế biến các loại sản phẩm chính còn có các bộ phận sản xuất phụ sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho các bộ phận khác trong doanh nghiệp.
Trường hợp sản phẩm, dịch vụ của bộ phân sản xuất phụ chỉ liên quan đến một đối tượng tập chi phí sản xuất thì không phải hạch toán riêng chi phí của bộ phận sản xuất phụ.
Trường hợp sản xuất phụ được tổ chức thành một phân xưởng hoặc một tổ chuyên trách và phục vụ nhiều đối tượng tập hợp chi phí khác nhau trong doanh nghiệp thì bộ phận sản xuất phụ là một đối tượng tập hợp chi phí riêng. Sản phẩm, dịch vụ của nó cũng được tính giá thành để làm căn cứ phân bổ chi phí của bộ phận sản xuất phụ cho các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nếu bộ phận sản xuất phụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho bên ngoài thì việc tính giá thành sản phẩm, dịch vụ của nó là cơ sở để ghi giá vốn hàng bán. Trường hợp này, quá trình tập hợp chi phí ban đầu cũng theo ba khoản mục chi phí (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung) như các bộ phận sản xuất chính. Phương pháp tính giá thành của các phân xưởng sản xuất phụ phụ thuộc vào tính đặc thù của hệ thống các bộ phận sản xuất phụ. TK334,214 … TK142 TK821,415 Tập hợp chi phí về ngừng sản xuất Tính vào chi phí bất thường hoặc bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính TK721 TK111,138… Tính vào thu nhập bất thường
7.1. Phương pháp phân bổ giản đơn
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp chỉ có một bộ phận sản xuất phụ hoặc nếu có nhiều bộ phận thì giữa chúng không có sự phụ thuộc lẫn nhau.
Kế toán tập hợp chi phí ban đầu của bộ phận sản xuất phụ, cuối kỳ tiến hành tính giá thành trên cơ sở chi phí ban đầu và sản lượng mà bộ phận sản xuất phụ đã thực hiện trong kỳ để tính giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ theo phương pháp trực tiếp.
Căn cứ vào giá thành đơn vị và sản lượng mà bộ phận sản xuất phụ đã cung cấp cho các bộ phận khác để phân bổ chi phí sản xuất phụ cho các bộ phận đó.
Chi phí sản xuất phụ phân bổ cho bộ phận A = Giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ Sản lượng sản xuất phụ đã cung cấp cho bộ phận A. Tập hợp chi phí ban đầu của bộ phận sản xuất phụ, kế toán ghi:
Nợ TK 621, 622, 627 (của bộ phận sản xuất phụ) Có TK153, 153, 334, 338, 214…
Kết chuyển chi phí sản xuất phụ, kế toán ghi: Nợ TK154 (của bộ phận sản xuất phụ)
Có TK 621, 622, 627 (của bộ phận sản xuất phụ).
Phân bổ chi phí của bộ phận sản xuất phụ trong doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK621: Sản phẩm sản xuất phụ là nguyên vật liệu trực tiếp
của các phân xưởng sản xuất chính Nợ TK627: Sản phẩm dịch vụ sản xuất phụ phục vụ cho phân xưởng sản xuất chính.
Nợ TK641: Sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ phục vụ cho hoạt động bán hàng.
Nợ TK 642: Sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho quản lý doanh nghiệp. Có TK 154 (của bộ phận sản xuất phụ).
7.2.Phương pháp phân bổ lẫn nhau một lần
Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều phân xưởng sản xuất phụ và giữa chúng có sự phục vụ lẫn nhau. Để tính đúng, tính đủ giá thành của từng phân xưởng sản xuất phụ, đòi hỏi kế toán phải
phân bổ chi phí phục vụ lẫn nhau giữa chúng trước, sau đó mới tính giá thành đầy đủ của bộ phận sản xuất phụ để phân bổ chi phí của từng bộ phận cho các đối tượng khác. Cơ sở để xác định chi phí phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất phụ là dựa vào giá thành ban đầu hoặc giá thành kế hoạch của sản phẩm, dịch vụ của từng bộ phận và sản lượng mà chúng cung cấp cho nhau. Giá thành ban đầu của từng bộ phận sản xuất phụ được xác định trên cơ sở chi phí ban đầu tập hợp cho từng bộ phận (không kể phần chi phí phục vụ lẫn nhau) và sản lượng ban đầu của bộ phận sản xuất phụ đó. Chi phí phục vụ lẫn nhau được xác định bằng công thức sau:
Chi phí của bộ phận sản xuất phụ X phân bổ cho bộ phận sản xuất phụ Y được gọi là chi phí phân bổ đi của bộ phận X và là chi phí phân bổ đến của bộ phận Y. Khi phản ánh chi phí phân bổ đi của bộ phận X và chi phí phân bổ đến của bộ phận Y, kế toán ghi:
Nợ TK621Y, 627Y. Có TK154X.
Kế toán xác định giá thành mới của 1 đơn vị sản phẩm, dịch vụ ở từng bộ phận sản xuất phụ theo công thức:
Giá thành đơn vị
mới của sản = Chi phí ban đầu + chi phí phân bổ đến - chi phí phân bổ đi phẩm, dịch vụ sản
xuất phụ
Sản lượng ban đầu -
Sản lượng cung cấp cho các bộ phận sản xuất phụ khác +
Sản lượng tiêu dùng nội bộ
(nếu có)
Căn cứ vào giá thành mới và sản lượng mà từng bộ phận sản xuất phụ đã cung cấp cho các bộ phận khác để phân bổ chi phí của từng phân xưởng sản xuất phụ cho bộ phận đó:
Chi phí sản xuất của bộ phận sản xuất phụ X phân bổ cho bộ phận A
= Giá thành đơn vị mới củasản phẩm, dịch vụ ở bộ
phận sản xuất phụ X Sản lượng sản phẩm, dịchvụ bộ phận sản xuất phụ X đã cung cấp cho bộ Chi phí của bộ phận sản xuất phụ X phân bổ cho bộ phận sản xuất phụ Y Giá thành ban đầu hoặc kế hoạch của một đơn vị sản phẩm, dịch vụ của bộ phận Y Sản lượng mà bộ phận sản xuất phụ X đã cung cấp cho bộ phận sản xuất phụ Y =
phận A
Việc tập hợp chi phí ban đầu và phân bổ chi phí của từng bộ phận sản xuất phụ cũng được ghi chép như trong phương pháp phân bổ giản đơn.
7.3. Phương pháp đại số
Phương pháp này áp dụng trong điều kiện như phương pháp phân bổ lẫn nhau một lần. Nhưng để đảm bảo chính xác, kế toán không xác định chi phí phục vụ lẫn nhau giữa các bộ phận sản xuất phụ theo giá thành ban đầu hoặc giá thành kế hoạch mà tính ra giá thành đầy đủ của từng bộ phận sản xuất phụ để phân bổ chi phí của từng bộ phận sản xuất phụ cho các bộ phận khác (kể cả bộ phận sản xuất phụ khác). Việc này được tiến hành thông qua giải các phương trình đại số.
Cách thức tập hợp và phân bổ chi phí của các bộ phận sản xuất phụ trên các tài khoản như phương pháp phân bổ lẫn nhau một lần.
8.Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang
8.1.Tổng hợp chi phí sản xuất
Tổng hợp chi phí sản xuất là việc tập hợp tất cả những chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hoàn thành. Việc tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Kế toán sử dụng TK 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Kết cấu tài khoản này như sau:
Bên nợ: - Tập hợp chi phí thực tế phát sinh trong kì.
Bên có: - Các khoản giảm chi phí.
- Tổng hợp giá thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ hoàn thành.
Dư nợ: Chi phí sản xuất dở dang.
Phương pháp hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất theo sơ đồ sau:
TK622 TK627 TK627 TK621 TK154 TK152,138… TK155 TK157 TK632 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Kết chuyển chi phí sản xuất chung Các phát sinh giảm chi phí sản xuất Nhập kho Gửi bán Tiêu thụ thẳng không qua kho
8.2. Kiểm kê và tính giá sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, chế biến, đang nằm trong dây truyền công nghệ (tại chế phẩm) hoặc đã hoàn thành một số qui trình chế biến nhưng còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm (bán thành phẩm).
Khi có sản phẩm dở dang, chi phí sản xuất đã tập hợp trong kì không chỉ liên quan đến sản phẩm, công việc hoàn thành mà còn liên quan đến những sản phẩm, công việc còn đang dở dang.
Tính giá thành sản phẩm dở dang là việc tính toán, xác định chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kì phải chịu.
Để phục vụ tính giá thành sản phẩm, hàng tháng cần phải kiểm kê lượng sản phẩm đã hoàn thành và đang dở dang tại các phân xưởng sản xuất. Trên cơ sở kết quả kiểm kê, kế toán sẽ xác định được giá trị của các bộ phận sản phẩm dở dang theo một trong các phương pháp sau đây:
*Phương pháp tính giá sản phẩm dở dang theo giá thành chế biến bước trước
Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp có các loại hình chi phí chế biến (nhân công trực tiếp, sản xuất chung) phát sinh ở tại một giai đoạn nào đó là không đáng kể so với chi phí nguyên vật liệu chính hoặc giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước chuyển đến. Kế toán phân bổ chi phí nguyên vật liệu (hoặc giá thành bán thành phẩm) cho sản phẩm dở dang cuối kỳ, còn các chi phí chế biến tính hết cho sản phẩm hoàn thành giai đoạn đó:
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
Tổng chi phí nguyên vật liệu chính (hoậc giá bán thành phẩm bước trước)
Số lượng sản + Số lượng sản phẩm hoàn thành phẩm dở dang
Số lượngsản phẩm dở dang
*Phương pháp ước tính theo sản lượng hoàn thành tương đương
Phương pháp này áp dụng ở những doanh nghiệp có chi phí chế biến phát sinh ở từng giai đoạn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá thành. Vì vậy giá trị sản
phẩm dở dang ngoài chi phí nguyên vật liệu chính hoặc giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước chuyển sang như phương pháp trên thì còn phải gánh chịu một phần chi phí chế biến của giai đoạn này theo sản lượng ước tính tương đương: Chi phí chế biến phân bổ cho sản phẩm dở dang =
Tổng chi phí chế biến tại phân xưởng Số lượng sản + Số lượng sản phẩm hoàn thành phẩm dở dang Số lượngsản phẩm dở dang Sản phẩm dở dang cuối kỳ qui đổi thành sản phẩm hoàn thành tương đương
=
Số lượng sản phẩm dở dang
cuối kỳ Tỷ lệ hoàn thànhcủa sản phẩm dở dang
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
Giá thành chế biến của bước trước hoặc nguyên vật liệu chính phân bổ cho sản phẩm dở dang + Chi phí chế biến phân bổ cho sản phẩm dở dang
*Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến:
Để đơn giản cho việc kiểm kê, tính giá sản phẩm dở dang, trong trường hợp sản phẩm dở dang của doanh nghiệp có khối lượng lớn, mức độ hoàn thành không đồng đều thì kế toán có thể giả định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 50% để phân bổ chi phí chế biến của mỗi giai đoạn cho sản phẩm dở dang giống như phương pháp trên.
*Phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức hoặc kế hoạch:
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang được xác định dựa vào định mức tiêu hao hoặc chi phí kế hoạch cho các khâu, các bước chế tạo sản phẩm.