Phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THƯC TẬP (Trang 33)

- Dụng cụ: thau trộn thức ăn, cân 2kg, cân 30kg, dụng cụ tạt thuốc, thùng, bộ test của

3.4Phương pháp thực hiện

7703, Hi-po 7703-Ptừ Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam

3.4Phương pháp thực hiện

3.4.1 Qui trình nuôi

Tôm giống nguồn gốc từ Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam- chi nhánh Kiên Giang vận chuyển bằng xe chuyên dụng. Cân bằng độ mặn ở trại giống cho tương đương ở ao vèo khoảng 7%o. Thay đổi nhiệt độ nước trong bao chứa tôm đến khoảng 23 oC (từ 27 – 28 oC giảm xuống 25 – 26 oC và sau đó giảm xuống còn 23 – 24 oC mỗi lần hạ nhiệt độ như vậy khoảng 5 phút). Đựng tôm giống post 12 khoảng 4.000 con/l nước.

Sau khi được vận chuyển tới vị trị thả tiến hành thuần và thả sau khoảng 30-45 phút tùy vào sức khỏe tôm sau vận chuyển.

Cách 1 ngày bắt đầu cho tôm ăn đến 20 ngày tuổi kết thúc giai đoạn vèo 1 ta tiến hành sang tôm qua ao vèo giai đoạn 2 đến ngày thứ 45 thu hoạch và chuyển qua giai đoạn nuôi tôm thương phẩm.

3.4.2 Chuẩn bị ao

Chuẩn bị: 2 ao tròn lót bạt có diện tích là 834 m2.

Ao vèo giai đoạn 1 và giai đoạn 2 có hình tròn diện tích: 834 m2, bán kính 16,3m, độ sâu 1,1-1,2m. Có lưới che ở phía trên. Ao được thiết kế nổi trên mặt đất bằng các thanh sắt vuông nối lại tạo hình tròn sau đó phủ bạt dày 1mm.

Thiết bị trong ao:

Ở ao vèo giai đoạn 1 và giai đoạn 2 (834m2): mỗi ao bố trí 3 dàn quạt nước 14 cánh (1 dàn 12m/cây), hoa mai oxy 150 cái; 1 máy thổi khí, hệ thống ống dẫn khí bằng ống nhựa PVC ; 1 vợt, 1 nhá kiểm tra tôm, 1 máy bơm xiphong tự động, máy cho ăn tự động.

Vệ sinh ao bạt: ao sau khi thu hoạch rút cạn nước, dùng Hot-ta (CaO) liều lượng 15-30 kg/ 100 m2 tạt xung quanh ao, bơm nước vào cao khoảng 20cm ngâm 1-2 ngày. Sau khi ngâm xong, rút cạn nước dùng máy bơm cao áp xịt rửa sạch các chất bám bẩn trên bề mặt bạt, chà rửa đá, ống sụt khí, hoa mai, chà rửa các cánh quạt cho hết các chất bẩn bám và sử dụng chlorine liều lượng 50- 100 ppm ngâm 1-2 ngày tiếp tục xịt rửa chà bạt lần 2.

Sau khi vệ sinh ao bạt hoàn tất: cấp nước ở ao sẵn sàng vào.

Tiến hành gây màu nước với công thức: 2 lít rỉ mật + 2 lít vi sinh công ty + 100 lít nước ủ sục khí oxy 1 giờ và đánh xuống ao liên tục đến khi nước ao có màu xanh nhạt. Bật tất cả quạt và sục khí liên tục.

Hình 3.18 Chà bạt 3.4.3 Quá trình thực hiện

Thả giống:

Thả giống vào 2 ao vèo (834m2) cùng lúc, giống được vận chuyển đến vị trí ao vào khoảng 16h, tôm post 12 được chứa trong túi polyetylen (PE), đựng trong thùng carton có nhãn hiệu của Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam.

Tôm post 12 đã được kiểm tra âm tính với một số loại bệnh như MVB, EMS, WSSV, EHP, YHV,…bằng kỹ thuật sinh học phân tử PCR.

Tôm có kích thước đồng đều, không dị dạng, màu sắc tươi sáng, đường ruột thẳng đều, khối gan tụy đen rõ. Tôm bơi lội linh hoạt, ngược chiều dòng nước, không gom tụ ra giữa. Tôm khỏe mạnh sau khi sốc độ mặn dưới 10 ‰, có tỷ lệ sống đạt trên 90%.

Số lượng thả: 600 000/834m2. Mật độ:719 con/ m2.

Thời gian: vào lúc 16h (tránh ánh nắng trực tiếp) cho các túi PE tiếp xúc trực tiếp xuống ao để tôm làm quen với môi trường chủ yếu là nhiệt độ được gọi là giai đoạn thuần tôm trước khi thả giống. Sau khoảng từ 30-45 phút tùy vào sức khỏe của tôm mà ta lựa chọn giai đoạn phù hợp để thả giống.

Phương pháp thả giống: dùng dao lam gạch túi PE hoặc lật ngược túi lại và vuốt nhanh để tôm không còn trong túi. Bật quạt và sục khí liên tục.

Bắt đầu cho ăn sau đó 1 ngày.

Thức ăn được trộn với men tiêu hóa, bổ gan, Super VS bằng tay để khoảng 15 phút cho thuốc ngấm đều và khô thức ăn.

Ở giai đoạn vèo 1 bắt đầu từ lúc cho ăn đến 20 ngày thu hoạch sử dụng phương pháp cho ăn bằng tay, sau đó chuyển sang giai đoạn vèo 2 thì được sử dụng máy cho ăn tự động đến cuối vụ.

Thường xuyên kiểm tra thức ăn trong nhá cho ăn nhằm kịp thời điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.

Bảng 3.1 Sử dụng thức ăn theo giai đoạn nuôi

Phương pháp cho ăn:

Sau khi thả giống tiến hành cho tôm ăn 2 lần vào lúc 10h sáng hôm sau, lượng cho ăn 500g/ 600 000 post.

Từ 1-20 ngày nuôi: mỗi ngày cho ăn 6 lần: 6h, 9h30, 13h, 15h30, 18h30, 21h. Cách 3 giờ cho tôm ăn 1 lần. Mỗi ngày tăng 200g.

Từ 20 ngày nuôi trở đi: cho ăn ngày 4 lần: 6h, 10h, 13h, 15h. Cách 4 giờ cho tôm ăn 1 lần. Mỗi ngày tăng 400g.

Lượng thức ăn viên được trộn thêm hỗn hợp khoáng, chế phẩm sinh học thay đổi trong ngày như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.2 Thời gian cho ăn và hỗn hợp trộn vào thức ăn

Từ 1-20 ngày nuôi 6h; 13h;18h30 Calphos+Prozym+Super VS 9h30; 15h30 Bổ gan+Super VS Từ 20 ngày nuôi 6h; 13h Canphos+Prozyme+SuperVs 10h; 15h Bổ gan+Super VS+Zymetin+Vitamin C 20%

Trong 2 tuần đầu sau khi thả tôm cho ăn thức ăn dạng bột, thức ăn được hòa tan vào nước tạt đều khắp ao.

Trước khi cho ăn tắt quạt trước 15 phút, mở sục khí liên tục, việc tắt mở quạt phụ thuộc vào các yếu tố sau: điều kiện thời tiết, DO trong ngày thấp, tôm lột vỏ nhiều.

Quản lý thức ăn: xiphong mỗi ngày 1 lần 7h sáng hoặc 15h chiều, kiểm tra lượng thức ăn trong nhá thường xuyên để kịp thời điều chỉnh.

Bảng 3.3 Liều lượng sử dụng một số loại thuốc trộn thức ăn

Thuốc Liều lượng sử dụng

Canphos 5-10 ml/ 1kg thức ăn Prozyme 5-10 g/ 1kg thức ăn Bổ gan 10 ml/ 1kg thức ăn Super VS 10 ml/ 1kg thức ăn C-mix 5-10 g/ 1kg thức ăn Zymetin 10 g/ 1kg thức ăn Vitamin C 10 g/ 1kg thức ăn 3.4.4 Chăm sóc quản lý

Đối tượng nuôi: tôm thẻ chân trắng vèo giai đoạn 1 và vèo giai đoạn 2.

Quản lý màu nước và chất hữu cơ trong ao:

Quản lý môi trường nước chặt chẽ, bổ sung men vi sinh hàng ngày thúc đẩy vi khuẩn có lợi phát triển phân hủy mùn bã hữu cơ. Quản lý thức ăn chặt chẽ tránh cho ăn dư thừa ảnh hưởng môi trường nước và nền đáy ao. Thường xuyên chà bạt đáy, xiphong hàng ngày cho đáy ao luôn sạch.

- Quản lý môi trường:

Kiểm tra môi trường thường xuyên để có biện pháp xử lí phù hợp. Các chỉ tiêu môi trường cho phép được nằm trong (bảng 3.2)

Bảng 3.4 Chỉ tiêu môi trường phù hợp cho tôm thẻ chân trắng

Sử dụng khoáng, vi sinh:

Sử dụng khoáng và vi sinh hàng ngày bên cạnh đó kết hợp thay nước thường xuyên nhằm đảm bảo các yếu tố môi trường cũng như việc sử dụng khoáng và vi sinh hiệu quả hơn trong ao.

Hằng ngày kiểm tra nhá trong ao nuôi tôm, do tôm thẻ chân trắng có đặc điểm là vỏ mỏng và trắng trong, nên việc quan sát tôm ăn no hay không rất dễ dàng. Thông thường tôm ăn thức ăn công nghiệp thường có màu nâu đen, khi thiếu thức ăn tôm sẽ ăn mùn bã, phân chính nó cho nên đường ruột sẽ có màu đen. Tôm được cho ăn theo nhu cầu, vì vậy đường ruột tôm luôn đầy, hiếm khi rỗng, khi tôm thể chân trắng có đường ruột rỗng cần chú ý đến các đặc điểm khác bên ngoài của tôm, các dấu hiệu có liên quan có thể tôm đang mắc bệnh. Tiến hành xét nghiệm vi khuẩn, kiểm tra các yếu tố môi trường đặc biệt là khí độc trong ao nuôi như NH3, H2S ...

Vi sinh được sử dụng hàng ngày để tăng cường mật độ vi khuẩn có lợi trong ao nuôi. Bổ sung khoáng vi lượng và đa lượng cần thiết cho tôm theo chu kỳ có sẵn. Trường hợp vi khuẩn Vibrio spp cao tiến hành diệt khuẩn ao vèo trước, sau 1 ngày tạt vi sinh để tạo môi trường thuận lợi cho tôm nuôi sinh trưởng và phát triển. Việc cấp nước bổ sung cho ao nuôi khi thật sự cần thiết vì nếu chất lượng nước không đảm bảo tôm dễ bị sốc. Cấp nước bổ sung vào ao ương được lấy nước từ ao sẵn sàng đã được xử lý cẩn thận vào sáng sớm hoặc buổi chiều mát. Lượng nước thay thường khoảng 20% tùy vào sức khỏe của tôm và chất lượng nước.

3.4.5 Thu hoạch

Thu hoạch lần 1: tôm được 20 ngày tuổi, khối lượng trên 2 gram. Thu hoạch lần 2: tôm được 45 ngày tuổi, khối lượng trên 5 gram.

Phương pháp thu hoạch: thời điểm thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát khi hết ánh nắng mặt trời. Xả 50% nước trong ao trước khi dùng lưới kéo tôm, dụng vợt hoặc sọt chuyển tôm sang ao vèo giai đoạn 2, khi kết thúc vèo giai đoạn 2 sang giai đoạn nuôi thương phẩm ta vẫn sử dụng phương pháp trên để sang tôm.

3.5 Phương pháp thu mẫu3.5.1 Thu mẫu nước 3.5.1 Thu mẫu nước

Thu thập chỉ tiêu

*pH:

Được đo bằng test đo CP, được lấy mẫu 2 lần/ ngày. Sáng 6h, chiều 15h.

Hình 3.24 Bộ test pH *Kiềm:

Được đo bằng test đo CP, được lấy mẫu 1 lần ngày vào lúc 6h.

Hình 3.25 Bộ test Kiềm *NH3:

Hình 3.26 Bộ test NH3 *NO2:

Được đo bằng test đo CP, được lấy mẫu vào mỗi thứ 6 hàng tuần vào lúc 15h. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3.27 Bộ test NO2 *Kali:

Hình 3.28 Bộ test Kali *Canxi và Magie:

Được đo bằng test đo CP, được lấy mẫu vào mỗi thứ 3 hàng tuần vào lúc 15h.

Hình 3.29 Bộ test Canxi và Magie

3.5.2 Thu mẫu tôm

Tôm vèo 2 giai đoạn được thu mẫu vào cuối mỗi giai đoạn.

Xác định khối lượng bằng cân đồng hồ. Chiều dài tôm được xác định bằng thước kẻ (cm)

3.6 Các số liệu theo dõi

W(g)= Wt – Wo

Wt : Khối lượng tôm tại thời điểm thu mẫu (g). Wo : Khối lượng tôm lúc thả (g).

Tăng trưởng chiều dài: L(cm) = Lt - Lo

Lt : Chiều dài tôm tại thời điểm thu mẫu (cm). Lo : Chiều dài tôm lúc thả (cm).

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo chiều dài (DLG - Daily Length Gain). DLG= L/T (cm/ngày)

Trong đó:

L: Tăng trưởng chiều dài (cm) T: Thời gian thí nghiệm (ngày).

Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo khối lượng (DWG - Daily Weight Gain). DWG= W/T (g/ngày)

Tỷ lệ sống (TLS).

TLS= (số tôm thu được/ số tôm ban đầu)x100 Hệ số tiêu hóa thức ăn ( FCR - Relative lenght of gut)

FCR= Thức ăn sử dụng/ khối lượng lượng tôm thu được

3.5. Xử lí số liệu:

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Biến đông các yếu tố môi trường trong thời gian nuôi 4.1.1 pH:

Bảng 4.1 Biến động các yếu tố môi trường trong thời gian nuôi

Ao nuôi pH Kiềm NH3 NO2 Sáng Chiều Vèo 1 7,89 ± 0,22 8,02 ± 0,20 112,2 ± 7,35 0,27 ± 0,22 3,57 ± 2,43 Vèo 2 7,88 ± 0,23 7,91 ± 0,23 106,4 ± 9,57 0,21 ± 0,23 3,57 ± 2,43

Hình 4.1 Biến động pH sáng chiều vèo 1

Hình 4.2 Biến động pH sáng chiều vèo 2

Kết quả đo pH trong ao nuôi vào buổi sáng dao động từ 7,6- 8,2, và buổi chiều là 7,9 – 8,2 (bảng 4.1). Trung bình trong ngày là 7,9; giá trị pH nằm trong khoảng giới hạn không ảnh hưởng bất lợi cho sự phát triển của tôm trong các hệ thống nuôi (Boyd, 1993), (trích dẫn bởi Nguyễn Thị Ri, 2006). Việc quản lý pH và ổn định pH lúc này là sử dụng vôi CaCO3 , CaMg(CaCO)3 liều lượng 5 – 15kg/m2 kết hợp thay nước.

4.1.2 Kiềm:

Hình 4.3 Biến động kiềm trong vèo 1 và vèo 2

Độ kiềm trung bình trong ao là 105 mg/l tương đối tốt cho tôm (hình 4.3). Theo Boyd (1998), trong nuôi tôm biển, độ kiềm nên được duy trì từ 80-130mg/L, đối với tôm chân trắng nên duy trì trên 100mg/L. Vì thế độ kiềm trong giai đoạn vèo phù hợp cho tôm nuôi. Độ kiềm có vai trò quan trọng trong việc tạo vỏ, lột xác của tôm. Khi tôm lột xác độ kiềm giảm, độ kiềm cao làm cho tôm khó lột xác nhưng nếu độ kiềm nước ao thấp làm cho tôm khó cứng vỏ mỗi khi lột xác.

4.1.3 NH3: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.4 Biến động NH3 trong ao

Trong quá trình vèo vào những ngày đầu NH3 không dao động là do tôm còn nhỏ và lượng thức ăn ban đầu tương đối ích không làm ảnh hưởng gì đối với tôm mới thả

(hình 4.4). Sau 10 ngày kể từ ngày thả tôm, hàm lượng NH3 có xu hướng tăng, dao động từ 0,1 – 0,5 mg/L. Nguyên nhân là do sự tích luỹ NH3 từ sự phân giải các chất hữu cơ, thức ăn dư thừa làm cho NH3 tăng cao. Khi pH tăng cao làm cho NH3 sẽ tăng theo và trong ao mật độ tảo trong ao thấp sẽ gây biến động đến tôm sẽ bỏ ăn tăng trưởng kém hoặc kích cỡ không đều.

4.1.4 NO2:

Hình 4.5 Biến động NO2 trong ao

NO2 giữa 2 ao tăng đều trong quá trình nuôi, giai động từ 0-5 mg/L (hình 4.5). Khí Nitrit (NO2) là một loại khí độc được sinh ra trong quá trình phân hủy hữu cơ của một số loài vi khuẩn đặc trưng. Cụ thể thì quá trình đó gọi là nitrite hóa do nhóm vi khuẩn Nitrosomonas và Nitrobacter chuyển hóa amonium thành nitrit và nitrat. Đây là nhóm vi khuẩn tự dưỡng cần dùng năng lượng thu được từ quá trình nitrit hóa và nitrat hóa này.

NO2 có thể nói là tạo ra do NH3, mà nguyên nhân sinh ra NH3 là do nhiều chất thải hữu cơ dưới đáy ao, thức ăn thừa, phân tôm, xác thủy sinh chết, sự biến dưỡng của tôm cá. Tôm thẻ chân trắng hầu như chỉ hấp thụ được 30% lượng đạm có trong thức ăn, phần còn lại sẽ tích lũy vào trong lớp bùn đáy ao, đến một thời gian dài sau, môi trường ô nhiễm trầm trọng, vi khuẩn chuyển hóa làm khí độc phát sinh.

4.2 Tăng trưởng tôm

4.2.1 Tăng trưởng khối lượng

Bảng 4.2 Tăng trưởng khối lượng tôm giai đoạn vèo 1

Ao nuôi

Khối lượng tôm ban đầu (g/con)

Khối lượng tôm giai đoạn 1

Tăng trưởng khối lượng tôm giai

Tăng trưởng tuyệt đối tôm giai đoạn

(g/con) đoạn 1 (g/con) 1 (g/ngày)

Vèo 1 0,1 2,5 2,4 0,12

Vèo 2 0,2 2,45 2,25 0,11

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng 2 ao tương đối đồng đều (bảng 4.2). Ở giai đoạn 1 tăng trưởng tuyệt đối của tôm đạt từ 0,11-0,12 g/ngày nhưng ở giai đoạn 2 thì tăng trưởng tuyệt đối của tôm từ 0,111-0,116 g/ngày. Cho thấy giai đoạn có sự đồng đều về tăng trọng khối lượng của tôm.

Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng tôm giai đoạn vèo 2

Ao nuôi Khối lượng tôm ban đầu

(g/con)

Khối lượng tôm giai đoạn 2

(g/con)

Tăng trưởng khối lượng tôm giai đoạn 2 (g/con)

Tăng trưởng tuyệt đối tôm giai đoạn

2 (g/ngày)

Vèo 1 0,1 5,34 5,24 0,116

Vèo 2 0,2 5,4 5,2 0,115

Hình 4.6 Tăng trưởng khối lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở giai đoạn đầu vèo 2 có khối lượng gấp 2 lần so với vèo 1 (bảng 4.3), trong quá trình nuôi ảnh hưởng bởi môi trường và mật độ nên vèo 2 còn sự tăng trưởng chậm hơn so với vèo 1 ở lần cân mẫu kết thúc giai đoạn 1, sang giai đoạn 2 vèo 2 đã thúc đẩy tăng trưởng nhanh hơn so với vèo 1.

4.2.2 Tăng trưởng chiều dài

Bảng 4.4 Chiều dài được đo theo theo chu kỳ

Ngày tuổi Ao Ngày 1 (cm/con) Ngày 10 (cm/con) Ngày 20 (cm/con) Ngày 30 (cm/con) Ngày 40 (cm/con) Ngày 45 (cm/con)

Vèo 1 0,9 4,78 6,19 7,6 8,75 9,33

Vèo 2 1,0 4,86 6,34 7,87 8,4 9,4

Chiều dài tôm lúc thả từ 0,9- 1,0 cm. (bảng 4.4)

Ở vèo 1 từ 0-45 ngày tôm tăng trưởng chiều dài từ 0,9-9,33 gram. Ở vèo 2 từ 0-45 ngày tôm tăng trưởng chiều dài từ 1,0-9,4 gram.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THƯC TẬP (Trang 33)