TÌNH HÌNH SINGAPORE QUÝ II/2020 TTXVN (Singapore)

Một phần của tài liệu ATK126 (Trang 30 - 33)

TTXVN (Singapore) -

I.Trong nước

Ngày 23/6, theo đề xuất của Thủ tướng Lý Hiển Long, Tổng thống Singapore Halimah Yacob chính thức thông báo giải tán Quốc hội và ấn định thời điểm tổ chức bầu cử vào ngày 10/7/2020.

Với ngày đề cử ứng cử viên là 30/6, các đảng phái có 9 ngày để tổ chức vận động tranh cử. Trong cuộc bầu cử năm 2020, hơn 2,65 triệu cử tri Singapore sẽ đi bầu 93 nghị sĩ (tăng 4 nghị sĩ so với nhiệm kỳ hiện tại) tại 31 khu vực bầu cử, gồm 17 khu vực bầu cử nhiều nghị sĩ (GRC-tăng so với 16 trong cuộc bầu cử 2015), và 14 khu vực bầu cử 1 nghị sĩ (SMC-tăng so với 13 trong cuộc bầu cử 2015).

Có 11 đảng tham gia tranh cử, tăng 2 đảng so với bầu cử 2015. Trong số 10 đảng đối lập sẽ tham gia cuộc bầu cử năm nay, giới quan sát chính trị nhận định, chỉ có đảng Công nhân (WP) và đảng Singapore Tiến bộ (PSP), do ông Tan Cheng Bock, cựu thành viên của Đảng Hành động Nhân dân (PAP), thành lập tháng 3/2019, có thể tạo ra thách thức nhất định với PAP.

Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền do cố Thủ tướng Lý Quang Diệu sáng lập sẽ tranh cử tất cả 93 ghế tại 31 khu vực bầu cử. WP sẽ tranh cử 21/93 ghế tại 6 khu vực bầu cử. Trong khi đó, đảng PSP tuyên bố sẽ tranh cử 24/93 ghế tại 9 khu vực bầu cử. Mặc dù tham gia tranh cử lần đầu, nhưng PSP được đánh giá là có khả năng tạo đột biến một phần vì có sự tham gia và ủng hộ mạnh mẽ của ông Lý Hiển Dương, em trai Thủ tướng Lý Hiển Long.

Một vấn đề đáng quan tâm khác là tình hình dịch COVID-19 vẫn chưa được khống chế tại quốc đảo này. Số ca lây nhiễm trong cộng đồng có dấu hiệu gia tăng khi Singapore bước vào giai đoạn 2 của quá trình mở cửa. Tính đến hết ngày 2/7, Singapore đã ghi nhận 44.310 ca mắc COVID-19, trong đó 39.011 ca được chữa khỏi và xuất viện, 26 ca tử vong. Để tăng cường ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh khi Singapore bước vào giai đoạn 2 mở cửa trở lại nền kinh tế, Bộ Y tế nước này thông báo bắt đầu từ ngày 1/7, tất cả các đối tượng từ 13 tuổi trở lên đến khám bệnh tại các phòng khám có dấu hiệu bệnh về hô hấp sẽ được làm xét nghiệm COVID-19.

2. Kinh tế

Bắt đầu từ ngày 19/6, Singapore bước vào giai đoạn hai của quá trình mở cửa nền kinh tế sau hơn 2 tuần thực hiện mở cửa giai đoạn 1 từ ngày 2/6. Trong giai đoạn 2 này, hầu hết các hoạt động xã hội và kinh doanh được nối lại. Tuy nhiên, một số hoạt động có số lượng lớn người tham gia vẫn bị đóng cửa.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế Singapore cũng đã công bố các quy định mới về xuất-nhập cảnh liên quan dịch COVID-19 áp dụng từ ngày 18/6. Theo đó, người nhập cảnh Singapore từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ - gồm Việt Nam, Australia, Brunei, Nhật Bản, Trung Quốc đại lục, các đặc khu hành chính Hong Kong và Macau (Trung Quốc), Đài Loan (Trung Quốc), New Zealand, Hàn Quốc - sẽ không còn phải thực hiện cách ly 14 ngày tại các cơ sở được chỉ định.

Quy định xét nghiệm sẽ áp dụng đối với tất cả người nhập cảnh Singapore từ ngày 18/6. Tất cả các trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh từ ngày 18/6 nếu phải tiến hành xét

nghiệm COVID-19 sẽ phải thanh toán phí xét nghiệm. Ngoài ra, người nhập cảnh không phải công dân Singapore hoặc người thường trú tại Singapore nếu phải thực hiện cách ly tại những cơ sở được chỉ định sẽ phải trả phí cho thời gian cách ly. Chi phí cách ly khoảng 2.000 đôla Singapore (tương đương 1.440 USD). Chi phí xét nghiệm khoảng 200 đôla Singapore (144 USD). Những người nhập cảnh không được sử dụng phương tiện công cộng để đi xét nghiệm.

Tiếp tục chuỗi các gói hỗ trợ kinh tế để đối phó với dịch bệnh, khôi phục nền kinh tế, ngày 26/5, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Heng Swee Keat đã công bố gói kích thích kinh tế thứ tư của nước này dành cho giai đoạn tiếp theo. Gói hỗ trợ có tên “Ngân sách Kiên cường” trị giá 33 tỷ SGD (khoảng 23,5 tỷ USD) sẽ tập trung vào vấn đề việc làm.

Với gói kích thích kinh tế thứ tư, thâm hụt ngân sách tài khóa 2020 của Singapore đã lên tới 74,3 tỷ SGD (khoảng 15,4% GDP) và là con số lớn nhất kể từ khi Singapore giành độc lập. Về tình hình kinh tế nói chung, các chuyên gia dự báo kinh tế Singapore trong quý II/2020 sẽ giảm 4,3-5%, trong trường hợp tồi tệ có thể giảm tới 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số nhà phân tích còn dự báo kinh tế Singapore có thể sẽ giảm 15-20% trong quý II/2020.

Những lĩnh vực bị tác động tồi tệ nhất bởi đại dịch COVID-19 là bán buôn và bán lẻ, dịch vụ cho thuê văn phòng, dịch vụ kinh doanh ăn uống và tiêu dùng cá nhân. Thất nghiệp cũng là vấn đề đang được quan tâm theo dõi sát sao ở Singapore. Theo các chuyên gia kinh tế nước này, tỷ lệ thất nghiệp ở Singapore có thể lên tới 5% trong năm 2020 (150.000-200.000 người), hơn một nửa trong số này là lao động người nước ngoài, họ sẽ buộc phải rời khỏi Singapore.

Trong bối cảnh kinh tế ảm đạm như vậy, một điểm sáng của Singapore là xuất khẩu dược phẩm của nước này đã tăng mạnh từ đầu năm đến nay, trong đó xuất khẩu của riêng tháng Tư tăng 174% so với cùng kỳ năm 2019. Mỹ, châu Âu và Nhật Bản là những điểm đến xuất khẩu lớn nhất cho dược phẩm của Singapore trong những tháng gần đây.

II. Quan hệ Singapore-Việt Nam

1.Về thương mại

Các tác động và hệ lụy tiêu cực của dịch COVID-19 đối với kinh tế và xuất nhập khẩu giữa hai nước thể hiện rõ nét. Trong 5 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt 9,15 tỷ SGD, đứng thứ 10/15 đối tác thương mại hàng đầu của Singapore, giảm 2,57% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore đạt 2,69 tỷ SGD, tăng 30,22%; nhập khẩu khoảng 6,46 tỷ SGD, giảm 11,8%. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Singapore vào Việt Nam giảm mạnh, trái ngược với chiều hướng tăng mạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore. Hầu hết các nhóm ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore vẫn giữ được mức tăng trưởng kim ngạch. Cá biệt có mặt hàng dệt may đã hoàn thiện tăng cao đột biến tới 265,7%, do nhu cầu của phía Singapore đối với

Hết tháng 5/2020, kim ngạch 2 chiều giữa 2 nước có sự sụt giảm nhẹ -2,57% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, điểm sáng cần ghi nhận là sau sự sụt giảm nhẹ trong tháng 1/2020 do tác động của Tết nguyên đán (giảm -10% so với cùng kỳ năm 2019), xuất khẩu của Việt Nam có sự gia tăng đột biến liên tục sang địa bàn, đều đặn với mức hai chữ số, lần lượt là 26%, 23%, 33% và 30,22% so với cùng kỳ năm trước (từ tháng 2 đến tháng 5). Nhờ đó, giá trị xuất khẩu hàng của Việt Nam sang địa bàn tính đến nay đã đạt gần 2,7 tỷ SGD, so với cùng kỳ năm trước chỉ là 2,0 tỷ SGD. Nói cách khác, tính đến hết tháng 5/2020, Việt Nam đã xuất khẩu được 54% tổng giá trị xuất khẩu đạt được của cả năm 2019.

Trong bối cảnh nền kinh tế địa bàn suy thoái trầm trọng, kim ngạch xuất nhập khẩu của Singapore đối với hầu hết các nước đều sụt giảm, tuy nhiên, mức giảm đối với thị trường Việt Nam là tương đối thấp. Vì vậy, Việt Nam đã vươn lên là đối tác lớn thứ 10 của Singapore, (năm 2019 Việt Nam là đối tác thương mại thứ 12/15 của Singapore.

2.Về đầu tư

Lũy kế tính đến tháng 5/2020, Singapore có 2.514 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt hơn 54,76 tỷ USD. Singapore đứng thứ 3/136 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam sau Hàn Quốc và Nhật Bản. Quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân 1 dự án của Singapore khoảng 20,6 triệu USD/dự án, cao hơn so với mức trung bình của 1 dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 11,7triệu USD/dự án.

Năm tháng đầu năm 2020, đầu tư của Singapore đạt 5,3 tỷ USD, đứng thứ 1/96 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hầu hết các tập đoàn lớn của Singapore đều đã và đang mở rộng mạnh mẽ hoạt động đầu tư tại Việt Nam (SembCorp Industries, Keppel Corp, Capital Land, Mapletree, UOB v.v…). Một số tập đoàn lớn của Singapore đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội mở rộng đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới. Đại dịch COVID-19 có thể làm chậm kế hoạch đầu tư của các tập đoàn này vào Việt Nam, nhưng việc mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực để đón đầu các dự án chuyển dịch từ Trung Quốc sang nằm trong kế hoạch của các tập đoàn. Công ty VSIP, một pháp nhân của Tập đoàn Sembcorp tại Việt Nam đưa ra nhận định, đại dịch COVID-19, cùng với cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để trở thành điểm đến trong chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung cấp của mình.

Theo thông tin của Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore (SBF) và qua phản hồi của các doanh nghiệp Singapore về kế hoạch kinh doanh đối với thị trường Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp đang theo dõi diễn biến của dịch COVID-19 trước khi có các động thái tiếp theo, mặc dù biết Việt Nam đang xử lý rất tốt dịch bệnh. Các hoạt động tìm hiểu cơ hội đầu tư của các nhà đầu tư tiềm năng cũng bị trì hoãn, bao gồm các hoạt động tìm hiểu cơ hội đầu tư, các hội thảo, các diễn đàn doanh nghiệp, diễn đàn xúc tiến đầu tư v.v…

Một phần của tài liệu ATK126 (Trang 30 - 33)