TAM GIÁC MỸ-TRUNG-ẤN

Một phần của tài liệu ATK126 (Trang 26 - 30)

Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục chạy đua vũ trang bất chấp COVID-19

Theo đài RFI, đại dịch COVID-19 mặc dù gây nhiều thiệt hại nặng nề nhưng vẫn không thể dập tắt sự cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc láng giềng Trung Quốc và Ấn Độ, điển hình là cuộc đụng độ chết người ở biên giới hai nước hôm 15/6, nhưng ẩn sau cuộc chạy đua vũ trang khu vực này là gì? RFI trích lược bài viết của hai nhà nghiên cứu Eléa Beraud và Capucine Bourget-Olanier được đăng trên trang Asialyst (Pháp) ngày 27/6.

Chi tiêu quân sự của Trung Quốc và căng thẳng ở Biển Đông

Bị ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giảm sút, ngân sách quân sự được công bố trong phiên họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc ngày 22/5 cũng giảm theo. Tuy nhiên, nếu so sánh với các lĩnh vực khác thì thực ra ngân sách quốc phòng trên thực tế không bị ảnh hưởng nhiều. Đây không phải là điều gây ngạc nhiên vì Trung Quốc luôn mơ ước trở thành cường quốc hải quân hàng đầu thế giới, trong khi căng thẳng với Ấn Độ, Mỹ và một số nước Đông Nam Á vẫn tiếp tục leo thang do Trung Quốc liên tục đòi chủ quyền lãnh thổ. Tại Biển Đông, va chạm với nhiều nước vẫn xảy ra thường xuyên từ vài tháng nay, bất chấp dịch bệnh COVID-19. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ đã tố cáo Bắc Kinh khai thác thế yếu của các nước Đông Nam Á khi đó đang bận rộn chống dịch.

Trung Quốc dẫn đầu cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á-Thái Bình Dương

Khi tránh giảm, trong chừng mực có thể, các phương tiện dành cho lĩnh vực quốc phòng cho dù việc giảm chi ngân sách trong năm 2020 là điều không tránh khỏi, Trung Quốc tỏ ra nhất quán với chính sách tăng cường năng lực quân sự từ vài thập kỷ nay.

Xu hướng chạy đua vũ trang này đang thúc đẩy tất cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng chi tiêu quân sự quốc gia. Nếu Washington vẫn chi tiêu cho quốc phòng nhiều gấp 2,5 lần so với Bắc Kinh, Trung Quốc mới là nước đầu tư nhiều vào quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ngoài ra, một phần đáng kể trong ngân sách của Trung Quốc được dành để hiện đại hóa Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và các ngành công nghiệp quốc phòng.

Do vậy, Trung Quốc hiện đã thoát khỏi việc phải nhập khẩu thiết bị quân sự của Nga nhờ phát triển các loại vũ khí mới. Trong số các thiết bị mới của Trung Quốc, có tên lửa, máy bay, tàu chiến, “vũ khí” mạng hoặc không gian, và cả tên lửa hành trình siêu thanh có khả năng vượt quá tốc độ âm thanh. Để đánh giá khả năng phòng thủ của mình, Bắc Kinh không ngần ngại thực hiện các hành động đe dọa và răn đe. Lầu Năm Góc cũng đã công nhận Trung Quốc là cường quốc hải quân hàng đầu ở châu Á-Thái Bình Dương. Bắc Kinh dường như không muốn mở rộng ảnh hưởng quân sự ra ngoài châu Á, nhưng rõ ràng, Bắc Kinh vẫn khao khát thống trị khu vực.

Ấn Độ, đối thủ quân sự của Trung Quốc?

Theo số liệu mới nhất của SIPRI trong năm 2018, xét về chi tiêu quân sự, Ấn Độ đứng thứ tư thế giới. Phải nói là Ấn Độ đang chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra. New Delhi đã khởi động một quá trình hiện đại hóa tổng thể quân đội nhờ công nghệ trong một số lĩnh vực.

Tàu ngầm tấn công hạt nhân quốc gia đầu tiên được ra mắt năm 2009, và giai đoạn đầu tiên của chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo Ấn Độ khởi động năm 2006 và hoàn thành vào năm 2020. Thông qua hiện đại hóa vũ khí, New Delhi muốn chắc chắn rằng toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo Ấn Độ.

Bộ binh Ấn Độ được biết đến là một trong những đội quân linh hoạt nhất trên thế giới, cũng là trụ cột của các lực lượng vũ trang Ấn Độ. Còn Hải quân Ấn Độ đứng thứ năm trên thế giới, đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo an ninh và lợi ích của đất nước ở Ấn Độ Dương, Vịnh Bengal, biển Arab và thậm chí ở cả Biển Đông. Trong lĩnh vực không gian, chính sách của Ấn Độ đã phát triển trong những năm gần đây. New Delhi đã phóng các vệ tinh quan sát quân sự vào năm 2015 và 2016. Đến năm 2019, Ấn Độ đạt được khả năng bắn hạ vệ tinh, giống Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Xung đột biên giới và các đồng minh phương xa

Nỗ lực quân sự của Ấn Độ cũng có thể được giải thích bằng những căng thẳng địa chính trị dai dẳng với các nước láng giềng. Biên giới Ấn Độ vẫn được quân sự hóa mạnh, ở vùng Kashmir cũng như ở vùng núi Hymalaya. Ở phía Tây, Ấn Độ có xung đột với Pakistan, ở phía Đông thì với Trung Quốc, đồng minh kinh tế của Islamabad. Bao quanh Ấn Độ là những nước không phải là đồng minh và cũng chẳng phải đối tác chiến lược, nên Ấn Độ phải tìm kiếm đồng minh, đối tác ở những nơi khác.

Từ hơn một thập kỷ nay, New Delhi từng bước phát triển các mối quan hệ đối tác và thỏa thuận an ninh với Washington. Mỹ cũng xích lại gần Ấn Độ với hy vọng New Delhi một ngày nào đó sẽ kìm được đà phát triển kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Sau

xung đột Kargil năm 1999, hai nước Mỹ - Ấn đã xích lại gần nhau để đối phó với trục Trung Quốc - Pakistan, liên minh này đã đạt được thỏa thuận về chia sẻ sử dụng các căn cứ quân sự, chuyển giao công nghệ và tiến hành các cuộc tập trận chung ngày càng nhiều.

Xung đột ở Kashmir cho thấy giữa Ấn Độ và Pakistan vẫn chưa có sự hòa giải. Quan hệ Ấn Độ - Pakistan cũng có thể xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, Ấn Độ củng cố quân đội không chỉ vì Pakistan, mà còn vì mối đe dọa từ Trung Quốc. Một mặt, Bắc

Kinh dường như đã trở thành một trong những đồng minh kinh tế và chiến lược lớn nhất của Islamabad, góp phần làm gia tăng căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Chính Trung Quốc đã giúp Pakistan phát triển vũ khí hạt nhân để làm đối trọng với Ấn Độ. Mặt khác, New Delhi và Bắc Kinh vẫn còn có tranh chấp lãnh thổ sau chiến tranh Trung-Ấn

1962. Trong những năm gần đây, một số khu vực như Arunachal Pradesh và Leh thường chứng kiến các vụ đụng độ giữa Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và cảnh sát biên giới Ấn Độ - Tây Tạng.

Trong tương lai, Ấn Độ sẽ trở thành đối thủ thực sự của Trung Quốc trong khu vực, nhưng hiện tại, khoảng cách giữa quân đội hai nước vẫn rất lớn và không ngừng tăng thêm. Ngoài ra, Bắc Kinh còn đàm phán được về thỏa thuận thành lập các căn cứ quân sự bao quanh Ấn Độ. Chiến lược được gọi là “chuỗi ngọc trai” cho phép hải quân Trung Quốc lập các điểm hỗ trợ trong suốt tuyến giao thương hàng hải đến Trung Đông, như ở Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka, ở Myanmar và thậm chí là vùng Sừng châu Phi, tại Djibouti.

Tình hình càng trở nên phức tạp với cuộc khủng hoảng COVID-19. Ấn Độ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn hoạt chất của Trung Quốc để sản xuất dược phẩm. Giới chức chính trị và quân sự Ấn Độ tiếp tục coi Bắc Kinh là một đối thủ nguy hiểm, cho rằng Trung Quốc đang lợi dụng cuộc khủng hoảng y tế để mở rộng phạm vi ảnh hưởng quanh Ấn Độ Dương thông qua việc hỗ trợ cho các nước trong khu vực.

Mỹ đang cố gây thêm căng thẳng trong quan hệ Trung-Ấn?

TTXVN (Sputnik) - Căng thẳng ở biên giới với Trung Quốc đang làm tăng “khẩu vị vũ khí” của giới quân sự Ấn Độ. New Delhi dự kiến mua các máy bay không người lái tấn công Predator-B của Mỹ. Điều này được thể hiện rõ vài ngày sau chuyến thị sát của Thủ tướng Narendra Modi tại khu vực xung đột giáp ranh với Trung Quốc ở phía Đông Ladakh.

Theo phản ánh của tờ Hindustan Times, hiện New Delhi đang xem xét khả năng mua lô máy bay không người lái tấn công Predator-B của Mỹ để nâng cao khả năng chiến đấu cho quân đội của mình trong khu vực tuyến kiểm soát thực tế. Vấn đề ở đây là các phương tiện có thời gian hoạt động tầm trung, không chỉ tiến hành theo dõi và trinh sát, mà còn phát hiện và tiêu diệt mục tiêu với sự hỗ trợ của tên lửa hoặc bom có laser dẫn đường. Tờ báo còn cho biết, phía Mỹ mời chào cung cấp 30 bộ thiết bị bay Sea Guardian với giá hơn 4 tỷ USD. Đó là phiên bản Predator-B chưa có vũ khí do General Atomics sản

Độ cho rằng tốt hơn hết là sở hữu những UAV có khả năng đồng thời vừa theo dõi mục tiêu, vừa tấn công.

Hiện ở miền Đông Ladakh, Ấn Độ đang sử dụng các máy bay không người lái Heron do Israel sản xuất. Kế hoạch tăng cường nhóm UAV bằng các máy bay không người lái của Mỹ được công bố vài ngày sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đích thân thực hiện chuyến đi kiểm tra tới khu vực này ngày 3/7. Đó là lần đầu tiên sau khi tại đây nổ ra cuộc xung đột giữa lính biên phòng Ấn Độ và Trung Quốc ngày 15/6, hậu quả là đã có người chết và bị thương.

Tháp tùng Thủ tướng trong chuyến đi biên giới có các quan chức quân sự cấp cao cũng như Cố vấn an ninh quốc gia Aji Doval. Ông này là đại diện đặc biệt của Ấn Độ trong các cuộc đàm phán biên giới với Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp ông Aji Doval tháng 12/2019. Theo truyền thông Ấn Độ, vòng tham vấn mới đang được chuẩn bị với sự tham gia của các quan chức ngoại giao cấp cao này.

Quyết định tiến hành chuyến đi thị sát “tại trận” của Thủ tướng Ấn Độ được giữ bí mật đến phút chót, cho đến khi chiếc trực thăng bất ngờ hạ cánh xuống sân bay Kushok Bakula Rimpochee ở Leh. Mục tiêu chính trong sứ mệnh vi hành của Thủ tướng 69 tuổi đến khu vực là phân tích mức sẵn sàng phản ứng của lực lượng biên phòng và cổ vũ tinh thần cho các binh sĩ. Truyền thông Ấn Độ cho biết, Thủ tướng đã nói rõ với các chỉ huy chiến trường trên tuyến kiểm soát thực tế rằng không nên khởi xướng bất kỳ hoạt động nào gây leo thang căng thẳng, mà chỉ thực hiện các biện pháp đáp trả hành động của phía bên kia.

Tờ Indian Express (Ấn Độ) dẫn các nguồn không chính thức, đăng bài nói về sự hỗ trợ mà Mỹ dành cho Ấn Độ trong cuộc khủng hoảng mới đây ở biên giới Trung-Ấn, cũng như lời hứa của Washington rằng sẽ cung cấp cho New Delhi mọi thông tin tình báo về hành động của phía Trung Quốc. Nếu thông tin trong bài viết này đáng tin cậy thì dường như đã có cuộc thảo luận kín qua điện thoại giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar. Cuộc điện đàm mật như vậy được cho là đã diễn ra khoảng 10 ngày trước. Vẫn chưa có thông tin xác nhận chính thức về liên hệ này của các ông Pompeo và Jaishankar. Có lẽ thông tin về cuộc điện đàm mật được loan báo có phần muộn màng, là do phía Ấn Độ không muốn sớm bộc lộ sự bực tức mới trong quan hệ với Trung Quốc, và đã thỏa thuận để đối tác Mỹ tạm thời giữ kín câu chuyện trong giai đoạn diễn ra đàm phán giữa các nhà quân sự và ngoại giao về khả năng xuống thang trên biên giới. Chuyên gia Andrei Volodin từ Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Nga nhận xét, dù sao chăng nữa, Mỹ hoàn toàn có thể lợi dụng sự bất hòa giữa Trung Quốc và Ấn Độ để củng cố mối liên hệ giữa Washington và New Delhi. Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông Volodin gọi đây là “nước đi chờ đợi” từ phía người Mỹ: “Mỹ đang đau

đầu vì những vấn đề nội bộ của nước mình, vì nhiều lý do, họ khó có thể dành sự hỗ trợ hiện thực cho Ấn Độ trong cuộc xung đột với Trung Quốc. Tuy nhiên, dưới góc độ quan điểm chính sách đối ngoại hiện tại của Mỹ, những lời hứa hẹn như vậy của Ngoại trưởng Mike Pompeo có vẻ dễ đoán trước và hợp lý. Sẽ chẳng lo có hậu quả gì ở đây. Nếu thông

tin được xác nhận, cùng lắm thì tình hình có thể chỉ dẫn đến chỗ Trung Quốc đưa công hàm phản đối sự can thiệp của Mỹ vào quan hệ Trung-Ấn”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chuyên gia cho biết thêm, từ lâu, người Mỹ đã cố gắng kích động để làm trầm trọng thêm quan hệ Trung-Ấn. Để làm như vậy, trong nhiều vấn đề khác, có việc khởi xướng dự án Đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Dự án này do Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề xuất và được sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền Donald Trump.

Mỹ sử dụng chiêu thức tương tự để kích động căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở khu vực Biển Đông. Sự can thiệp của bên thứ ba trong cuộc tranh chấp này hay cuộc xung đột khác chỉ gây phức tạp cho việc giải quyết. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia Thôi Lôi (Tsui Lei) từ Viện các vấn đề quốc tế Trung Quốc cho biết, Mỹ đang tạo ra những cản trở cho việc hóa giải vấn đề trong quan hệ Trung-Ấn:

“Trước đây, Mỹ với tư cách là đồng minh của Nhật Bản vẫn giữ trung lập trong cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản về quần đảo Điếu Ngư. Lần này, chúng ta đang thấy rằng trong vấn đề giữa Trung Quốc và Ấn Độ, người Mỹ đứng về phía Ấn Độ, cáo buộc rằng Trung Quốc đang xâm phạm chủ quyền của Ấn Độ. Mỹ đang bộc lộ sự thiên vị rõ ràng, chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến việc giải quyết vấn đề Trung-Ấn. Phía Ấn Độ cho rằng có Mỹ hùng mạnh chống lưng, và sử dụng sự hỗ trợ của họ. Mặc dù Mỹ và Ấn Độ sẽ không chính thức thành lập bất kỳ liên minh nào, nhưng sự tương tác của họ dưới hình thức này hay hình thức khác có thể làm phức tạp tình hình xung quanh tranh chấp biên giới Trung-Ấn và tạo ra những trở ngại trong việc giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và Ấn Độ”.

Các quan sát viên đã ghi nhận cả sự hỗ trợ công khai của Ngoại trưởng Mike Pompeo về lệnh cấm ở Ấn Độ đối với hơn 59 ứng dụng di động của Trung Quốc. Ông Pompeo tuyên bố rằng biện pháp này sẽ tăng cường an ninh quốc gia của Ấn Độ. Nhiều chuyên gia cũng đánh giá, lời phúc đáp của Tổng thống Mỹ Donald Trump với thông điệp của Thủ tướng Narendra Modi nhân kỷ niệm Ngày Độc lập của Mỹ, như là nỗ lực của phía Mỹ nhằm thúc đẩy và hâm nóng thêm quan hệ với Ấn Độ. Trước kia, hẳn là những văn kiện ngoại giao theo hình thức này chẳng mấy thu hút sự chú ý của giới chuyên gia. Thế nhưng, hiện nay trong bối cảnh Ấn Độ đang bị “hút vào” cuộc xung đột với Trung Quốc ở biên giới, nhiều người thấy câu trả lời của ông Trump như là cử chỉ khích lệ bổ sung từ nước Mỹ. Tổng thống Trump gọi Thủ tướng Modi là “người bạn” và còn thổ lộ rằng “nước Mỹ yêu mến Ấn Độ”.

Một phần của tài liệu ATK126 (Trang 26 - 30)