MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới fdi và oda (Trang 67 - 69)

5. Thực trạng huy động, sử dụng và quản lý vốn ODA

5.3 MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG

TRONG QUN LÝ, S DNG ODA VÀ BÀI HC RÚT RA.

1) Nguyên nhân thành công.

- Chính phủ luôn coi trọng việc hoàn thiện môi trường pháp lý để quản lý và sử

dụng hiệu quả nguồn vốn ODA.

- Việc chỉ đạo thực hiện ODA của chính phủ kịp thời và cụ thể như đảm bảo vốn đối ứng, vấn đề VAT đối với các chương trình, dự án ODA, nhờ vậy nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án đã được tháo gỡ.

- Công tác theo dõi và đánh giá dự án ODA đã đạt được nhiều bước tiến bộ. Nghịđịnh 17/2001/NĐ-CP đã tạo khuôn khổ pháp lý tổ chức hệ thống theo dõi và đánh giá chương trình, dự án ODA từ các Bộ, Ngành trung ương tới các địa phương và các Ban quản lý dự án.

- Chính phủ đã phối hợp chặt chẽ với các nhà tài trợ nhằm tăng cường quản lý ODA, làm hài hòa thủ tục giữa Việt Nam và các nhà tài trợ để thúc đẩy tiến trình thực hiện các chương trình, dự án.

2) Nguyên nhân dẫn đến hạn chế. Những nguyên nhân chung:

Thứ nhất, Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong việc tiếp nhận vốn ODA, nhất là việc thực hiện các thủ tục có liên quan tới đấu thầu, thanh toán, chếđộ báo cáo định kỳ, bố trí vốn đối ứng kịp thời.

Thứ hai, Công tác quản lý ODA còn bị chồng chéo, chưa tách bạch rõ trách nhiệm của các cấp làm giảm hiệu lực điều hành, quản lý vốn ODA.

Thứ ba, mỗi nhà tài trợ lại có những qui định riêng và hầu như chưa hài lòng với những qui định của Việt Nam. Nhìn chung, các bước thực hiện dự án đều phải trình phía đối tác từng giai đoạn mất nhiều thời gian.

Thứ tư, Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai làm ảnh hưởng đến tiến

Nhóm 02 – MFB03 Trang 68 Thứ năm, Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tài trợ.

Nguyên nhân của việc giải ngân chậm:

Một là, Thời gian lựa chọn dự án, phát triển dự án và thẩm định dự án thường kéo dài, đặc biệt là các thủ tục hành chính về phía Việt Nam.

Hai là, Trình độ quản lý dự án, tư vấn dự án chung đặc biệt là phía Việt Nam còn chưa đáp ứng được yêu cầu, tính chuyên nghiệp của công chức Việt Nam còn thấp trong khi vai trò của các tổ chức tư vấn tư nhân và phi chính phủ thường không được chấp nhận.

Ba là, Yêu cầu về vốn đối ứng của một số chương trình viện trợ chẳng những không có ý nghĩa như mong muốn mà còn gây trở ngại cho việc thúc đẩy thực hiện các dự án. Trên thực tế, phần lớn vốn đối ứng này đang trở thành gánh nặng cho ngân sách. Hơn nữa các vấn đề kỹ thuật để xác định tài sản làm vốn đối ứng, thủ tục chấp nhận vốn đối ứng thường rất phức tạp.

Bốn là, Một phần lớn vốn ODA được chính phủ cấp cho các doanh nghiệp nhà nước thuộc khu vực sản xuất thay thế nhập khẩu dưới hình thức cho vay lại nhưng các dự án này lại thường được thẩm định một cách sơ sài, thời gian kéo dài nên hiệu suất thấp.

Năm là, Phần lớn các dự án dành cho các dân tộc thiểu số thường không tính

đến các khía cạnh xã hội và văn hóa của họ. Các dự án này thường không thất bại vì lý do kinh tế mà do khía cạnh xã hội và văn hóa. Vì vậy họ tham gia các dự án một cách thụđộng và coi các khoản viện trợ như một thứ quà biếu không có giá trị phát triển.

Sáu là,Sự thiếu minh bạch về luật pháp, sự thiếu công khai về thông tin trong hệ

thống kế toán của Việt Nam và quốc tế, những thủ tục phức tạp về giải ngân của các nhà tài trợ và tình trạng tham nhũng, quan liêu ở Việt Nam cũng là những trở ngại lớn

đối với việc giải ngân các nguồn tài trợ quốc tế tại Việt Nam. 3) Một số bài học rút ra.

Nhóm 02 – MFB03 Trang 69 Qua thực tế quản lý các dự án ODA chúng ta thấy rằng cần phải chú ý một số điểm sau:

Một điều kiện tiên quyết để triển khai thành công dự án và giải ngân nhanh là phải tranh thủ được sự ủng hộ của người hưởng lợi và phương pháp tốt nhất để tranh thủđược sựủng hộ của họ là tạo điều kiện và đưa họ tham gia vào dự án.

Trong quá trình triển khai các dự án ODA, chủ dự án không những phải tuân thủ đầy đủ các qui định trong nước mà còn phải tuân thủ các qui định của phía nhà tài trợ. Vì vậy việc triển khai các dự án này rất phức tạp. Dự án cần được xây dựng và thiết kế

cẩn thận để khi đã ký kết hiệp định vay vốn thì có thể triển khai được ngay.

Một vấn đề khác là vấn đề vốn đối ứng. Vốn đối ứng cho các dự án chiếm một phần nhỏ trong tổng số vốn đầu tư nhưng lại là một phần không thể thiếu nếu muốn triển khai dự án. Về phía chính phủ, cần tiếp tục ưu tiên bố trí vốn đối ứng cho các dự

án ODA. Về phía chủ đầu tư cần quan tâm lập kế hoạch vốn đối ứng chính xác và kịp thời trình các cơ quan tổng hợp xem xét và bố trí đầy đủ.

Các dự án ODA sử dụng vốn nước ngoài nhưng ngân sách nhà nước phải trả lại sau này nên thực chất vẫn là chi tiêu từ ngân sách nhà nước. Vì vậy, phải sử dụng nguồn vốn này một cách có hiệu quả nhất. Các dự án ODA phải được xây dựng phù hợp với kế hoạch phát triển tổng thể của đất nước, của các ngành chủ quản và các đơn vị hưởng lợi. Do vậy, để tiếp tục có vốn đầu tư phát triển đất nước, Việt Nam cần có những biện pháp mạnh để cạnh tranh thu hút nguồn vốn ODA và sử dụng có hiệu quả

nguồn vốn này.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới fdi và oda (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)