Vai trò của vốn ODA với đầu tư phát triể nở Việt Nam:

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới fdi và oda (Trang 56 - 60)

4.1 Nhu cu vn ODA cho đầu tư phát trin kinh tế Vit Nam.

Đất nước ta đang thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH theo đường lối đề ra tại đại hội Đảng lần thứ VIII với mục tiêu tăng mức thu nhập bình quân đầu người lên mức 1500 USD vào năm 2020 tức là tăng gấp 7 lần so với mức năm 1995. Để thực hiện

được mục tiêu này mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm phải là 8%/năm. Về mặt lý thuyết, muốn đạt được mức tăng trưởng này vốn đầu tư phải tăng ít nhất là 20%/năm cho đến năm 2015 tức là mức đầu tư cho năm 2000 phải gấp 2,5 lần năm 1995, cho năm 2005 phải gấp 6,2 lần tức là giai đoạn 2001- 2005 vào khoảng 60 tỷ USD.

4.2 Tm quan trng ca ODA đối vi phát trin kinh tế Vit Nam

Xuất phát từ kinh nghiệm của các nước trong khu vực như: Hàn Quốc, Malaysia và từ tình hình thực tế trong nước, trong những năm gần đây Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược phát triển kinh tế với xu hướng mở rộng và đa dạng hoá các mối quan

Nhóm 02 – MFB03 Trang 57 hệ kinh tế quốc tế. Một trong những mục tiêu chính trong chiến lược này là thu hút ODA cho phát triển kinh tế. Vai trò của ODA được thể hiện ở một số điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, ODA là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Sự

nghiệp CNH, HĐH mà Việt Nam đang thực hiện đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư rất lớn mà nếu chỉ huy động trong nước thì không thể đáp ứng được. Do đó, ODA trở

thành nguồn vốn từ bên ngoài quan trọng để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Trải qua hai cuộc chiến tranh những cơ sở hạ tầng kỹ thuật của chúng ta vốn đã lạc hậu lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề hầu như không còn gì, nhưng cho đến nay hệ

thống kết cấu hạ tầng đã được phát triển tương đối hiện đại với mạng lưới điện, bưu chính viễn thông được phủ khắp tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhiều tuyến

đường giao thông được làm mới, nâng cấp, nhiều cảng biển, cụm cảng hàng không cũng được xây mới, mở rộng và đặc biệt là sự ra đời của các khu công nghiệp, khu chế

xuất, khu công nghệ cao đã tạo ra một môi trường hết sức thuận lợi cho sự hoạt động của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Bên cạnh đầu tư cho phát triển hệ thống cơ

sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật một lượng lớn vốn ODA đã được sử dụng để đầu tư cho việc phát triển ngành giáo dục, y tế, hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp …

Thứ hai, ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện

đại và phát triển nguồn nhân lực.

Một trong những yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH

đất nước đó là yếu tố khoa học công nghệ và khả năng tiếp thu những thành tựu khoa học tiên tiến của đội ngũ lao động. Thông qua các dự án ODA các nhà tài trợ có những hoạt động nhằm giúp Việt Nam nâng cao trình độ khoa học công nghệ và phát triển nguồn nhân lực như: cung cấp các tài liệu kỹ thuật, tổ chức các buổi hội thảo với sự

tham gia của những chuyên gia nước ngoài, cử các cán bộ Việt Nam đi học ở nước ngoài, tổ chức các chương trình tham quan học tập kinh nghiệm ở những nước phát triển, cử trực tiếp chuyên gia sang Việt Nam hỗ trợ dự án và trực tiếp cung cấp những thiết bị kỹ thuật, dây chuyền công nghệ hiện đại cho các chương trình, dự án. Thông qua những hoạt động này các nhà tài trợ sẽ góp phần đáng kể vào việc nâng cao trình

Nhóm 02 – MFB03 Trang 58 độ khoa học, công nghệ và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam và đây mới chính là lợi ích căn bản, lâu dài đối với chúng ta.

Thứ ba, ODA giúp cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế .

Các dự án ODA mà các nhà tài trợ dành cho Việt Nam thường ưu tiên vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng khác nhau trong cả nước. Bên cạnh đó còn có một số dự án giúp Việt Nam thực hiện cải cách hành chính nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước. Tất cả những điều đó góp phần vào việc điều chỉnh cơ cấu kinh tếở Việt Nam.

Thứ tư, ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng

đầu tư phát triển.

Các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một nước, trước hết họ quan tâm tới khả năng sinh lợi của vốn đầu tư tại nước đó. Do đó, một cơ sở hạ

tầng yếu kém như hệ thống giao thông chưa hoàn chỉnh, phương tiện thông tin liên lạc thiếu thốn và lạc hậu, hệ thống cung cấp năng lượng không đủ cho nhu cầu sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư vì những phí tổn mà họ phải trả cho việc sử dụng các tiện nghi hạ

tầng sẽ lên cao.

Một hệ thống ngân hàng lạc hậu cũng là lý do làm cho các nhà đầu tư e ngại, vì những chậm trễ, ách tắc trong hệ thống thanh toán và sự thiếu thốn các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ cho đầu tư sẽ làm phí tổn đầu tư gia tăng dẫn tới hiệu quảđầu tư giảm sút.

Như vậy, đầu tư của chính phủ vào việc nâng cấp, cải thiện và xây mới các cơ

sở hạ tầng, hệ thống tài chính, ngân hàng đều hết sức cần thiết nhằm làm cho môi trường đầu tư trở nên hấp dẫn hơn. Nhưng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn và nếu chỉ dựa vào vốn đầu tư trong nước thì không thể tiến hành được do đó ODA sẽ là nguồn vốn bổ sung hết sức quan trọng cho ngân sách nhà nước. Một khi môi trường đầu tư được cải thiện sẽ làm tăng sức hút dòng vốn FDI. Mặt khác, việc sử

Nhóm 02 – MFB03 Trang 59 trong nước tập trung đầu tư vào các công trình sản xuất kinh doanh có khả năng mang lại lợi nhuận.

Rõ ràng là ODA ngoài việc bản thân nó là một nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển, nó còn có tác dụng nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và làm tăng khả năng thu hút vốn từ nguồn FDI góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

4.3 Nhng xu hướng mi ca ODA trên thế gii.

Trong thời đại ngày nay, dòng vốn ODA đang vận động với nhiều sắc thái mới.

Đây cũng chính là một trong những nhân tố tác động tới việc thu hút nguồn vốn ODA. Do đó, nắm bắt được xu hướng vận động mới này là rất cần thiết đối với nước nhận tài trợ. Những xu hướng đó là:

Thứ nhất, Ngày càng có thêm nhiều cam kết quan trọng trong quan hệ hỗ trợ

phát triển chính thức như:

- Giảm một nửa tỷ lệ những người đang sống trong cảnh nghèo khổ cùng cực vào năm 2015.

- Phổ cập giáo dục tiểu học ở tất cả các nước vào năm 2015.

- Giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi vào năm 2015.

- Hoàn thiện hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu, đảm bảo sức khoẻ sinh sản không muộn hơn năm 2015.

- Thực hiện các chiến lược quốc gia và toàn cầu hoá vì sự phát triển bền vững của các quốc gia.

Thứ hai, Bảo vệ môi trường sinh thái đang là trọng tâm ưu tiên của các nhà tài trợ.

Thứ ba. Vấn đề phụ nữ trong phát triển thường xuyên được đề cập tới trong chính sách ODA của nhiều nhà tài trợ.

Nhóm 02 – MFB03 Trang 60 Phụ nữ đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội được hưởng những thành quả của phát triển, đồng thời phụ nữ cũng góp phần đáng kể vào sự phát triển. Vì thế sự tham gia tích cực của phụ nữ và đảm bảo lợi ích của phụ nữđược coi là một trong những tiêu chí chính để nhìn nhận việc thực hiện tài trợ là thiết thực và hiệu quả.

Thứ tư, Mục tiêu và yêu cầu của các nhà tài trợ ngày càng cụ thể. Tuy nhiên ngày càng có sự nhất trí cao giữa nước tài trợ và nước nhận viện trợ về một số mục tiêu như: Tạo tiền đề tăng trưởng kinh tế; Xoá đói giảm nghèo; Bảo vệ môi trường…

Thứ năm, nguồn vốn ODA tăng chậm và cạnh tranh giữa các nước đang phát triển trong việc thu hút vốn ODA đang tăng lên.

Vì vậy, Chúng ta cần nắm bắt được những xu thế vận động của dòng vốn ODA

để có những biện pháp hữu hiệu thu hút ODA của các nhà tài trợ.

5. Thc trng huy động, s dng và qun lý vn ODA 5.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG ODA

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới fdi và oda (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)