- Nuôi trồng: Tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp từng vùng kinh tế, sinh thái trên cơ sở phát
d) Lâm nghiệp: Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 5,0%; tỷ lệ che phủ rừng đạt 42% và nâng cao chất lượng rừng; sản lượng gỗ khai thác từ rừng
phủ rừng đạt 42% và nâng cao chất lượng rừng; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 23 triệu m3.
- Tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (theo chỉ đạo của Quốc hội tại Nghị quyết số 124/2020/QH14). Triển khai thưc hiện hiệu quả các nhiệm vụ, đề án: (1) Bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây bắc giai đoạn 2021 – 2030; (2) Nâng cao năng lực cho lực lượng Kiểm lâm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2021-2030; (3) Thí điểm cho thuê môi trường rừng để nuôi trồng, phát triển cây dược liệu; (4) Rà soát, bổ sung Đề án tăng cường năng lực quản lý hệ thống khu bảo tồn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện
có để làm giàu rừng, duy trì độ che phủ rừng 42%; góp phần đáp ứng các yêu cầu về môi trường cho quá trình phát triển của đất nước, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả năng sinh thuỷ, điều hoà nguồn nước, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học của rừng; nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng; đảm bảo cung cấp phần lớn gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy, ván nhân tạo, nhu cầu gỗ, củi và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư, góp phần giảm nghèo, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
- Triển khai giám sát, đôn đốc các địa phương thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08/8/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; chỉ đạo các địa phương tổ chức triển khai phương án PCCCR, chống chặt phá rừng, thường xuyên theo dõi, nắm bắt kịp thời thông tin về dự báo, cảnh bảo cháy rừng và phát hiện sớm điểm cháy rừng để có biện pháp chỉ đạo giải quyết.
- Thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành giữa các lực lượng cảnh sát môi trường, quản lý thị trường, hải quan, kiểm lâm, kiểm ngư trong việc phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi khai thác, buôn bán, tiêu thụ trái phép động, thực vật hoang dã. Vận động, tuyên truyền rộng rãi về việc không tiêu thụ, sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã trên phạm vi toàn quốc
- Triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ Hiệp định VPA/PLEGT, tạo điều kiện đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang EU.
đ) Phát triển công nghiệp chế biến, sản xuất muối và ngành nghề NT
- Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến NLTS. Hoàn thành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: (i) Phát triển ngành chế biến rau, củ, quả giai đoạn 2021 - 2030; (ii) Phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ bền vững, hiệu quả giai đoạn 2021 - 2030; (iii) Bảo tồn và phát triển làng nghề giai đoạn 2021 - 2030. Phối hợp với các địa phương kêu gọi đầu tư mới và mở rộng cơ sở chế biến đối với những ngành hàng chưa có, hoặc còn thiếu công suất chế biến. Năm 2021, giá trị gia tăng lĩnh vực chế biến NLTS tăng khoảng 9%; có 65% các cơ sở chế biến NLTS xây dựng mới và cơ sở đã xây dựng từ trước được cải tạo, nâng cấp đạt các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường. Triển khai các chính sách đồng bộ khuyến khích và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư công nghiệp chế biến công nghệ cao, nâng cao chất lượng và tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, giảm sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thô.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các quy trình sản xuất tiên tiến đối với từng loại sản phẩm, đảm bảo chất lượng, giảm tiêu hao vật tư, nguyên liệu và quản lý tốt ATTP. Xử lý nghiêm các cơ sở chế biến không đảm bảo các điều kiện theo quy chuẩn kỹ thuật về ATTP và gây ô nhiễm môi trường. Cải tiến, đa dạng hóa hình thức bao bì, mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu tiêu dùng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách về hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp.
- Triển khai Kế hoạch thực hiện Nghị định số 40/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2018 về quản lý sản xuất, kinh doanh muối; Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021 - 2030 góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập cho người dân làm muối. Chỉ đạo các địa phương nhân rộng các mô hình sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất và giảm thiểu sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, gắn với bảo vệ môi trường. Theo dõi tình hình sản xuất, tiêu thụ muối tại các địa phương, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, tiêu thụ muối cho người dân.