- Nuôi trồng: Tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp từng vùng kinh tế, sinh thái trên cơ sở phát
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thủy lợi và phòng chống thiên ta
và các Chiến lược: Phát triển thủy lợi, Phòng chống thiên tai.
- Tổ chức triển khai Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2021. Thực hiện đổi mới cơ cấu và cơ chế đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công phục vụ cơ cấu lại ngành; ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ các lĩnh vực sản xuất có lợi thế. Thu hút, khuyến khích đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, nâng cao năng lực phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.
+ Tăng cường quản lý chất lượng đầu tư, xây dựng công trình, nhất là công trình thủy lợi và áp dụng khoa học công nghệ để tăng thêm năng lực tưới, tiêu. Phối hợp quản lý tốt nguồn nước của các lưu vực sông và hệ thống thuỷ lợi, nhất là các hồ chứa, bảo đảm các quá trình khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, phục vụ có hiệu quả sự phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài.
+ Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng thủy sản thông qua nguồn vốn ngành và vốn chuyển tiếp các dự án giai đoạn 2016 - 2020, trong đó: (i) Tập trung đầu tư để hoàn thành 20 khu neo đậu tránh trú bão (Bộ quản lý 02 khu, UBND các tỉnh quản lý 18 khu); (ii) Tiếp tục thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản, nhất là các công trình hoàn thành và chuyển tiếp sang năm 2021; chỉ mở mới các dự án khi được cấp có thẩm quyền cho phép; (iii) Tiếp tục đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các cảng cá; hạ tầng nghiên cứu, sản xuất giống thuỷ sản nhằm cung cấp những giống năng suất, chất lượng cao... (iv) Đẩy nhanh tiến độ đầu tư cảng cá động lực của các Trung tâm nghề cá lớn đã được quy hoạch chi tiết (Đà Nẵng, Kiên Giang) và Trạm Kiểm ngư Phú Quốc, đảm bảo cơ sở hậu cần cho lực lượng kiểm ngư.
+ Tiếp tục đầu tư các công trình hạ tầng nông lâm nghiệp phục vụ quản lý ngành, trong đó có các dự án hạ tầng vùng sản xuất giống theo Quyết định số 703/QĐ-TTg ngày 28/5/2020; nâng cao năng lực hệ thống cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ; ưu tiên cho các chương trình, dự án nghiên cứu, sản xuất ứng dụng công nghệ cao.
- Sử dụng tiết kiệm, không bỏ đất hoang, không làm ô nhiễm, thoái hóa đất; hình thành hệ thống các khu bảo tồn biển, bảo tồn vùng nước nội địa nhằm bảo vệ, phục hồi, tái tạo nguồn lợi, nhất là các loài thủy sản quý hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh. Tăng diện tích trồng rừng mới, khôi phục rừng phòng hộ, rừng ngập mặn ven biển; thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng rừng sản xuất và chế biến lâm sản, phát triển du lịch sinh thái.
5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thủy lợi và phòng chốngthiên tai thiên tai
Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi, tổ chức thủy lợi cơ sở; phát huy nội lực và vai trò chủ thể của người dân trong công tác thủy lợi; rà soát, điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ liên quan đến quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo Luật Thủy lợi và các văn bản quy phạm pháp luật về thủy lợi bảo đảm phù hợp với thực tế. Đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thủy lợi để mở rộng, tăng nguồn thu, đảm bảo đủ chi phí quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi; ưu tiên phát triển dịch vụ cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ, phát điện; áp dụng các quy trình quản lý tiên tiến để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phát triển thủy lợi phục vụ cơ cấu lại ngành theo hướng đa chức năng để phục vụ nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi, dân sinh và sản xuất công nghiệp. Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản tập trung và tưới tiết kiệm nước cho cây trồng cạn chủ lực, có giá trị kinh tế cao, có lợi thế cạnh tranh theo vùng miền. Đầu tư hoàn chỉnh các hệ thống công trình thủy lợi đã có nhưng chưa được hoàn thiện.
b) Công tác phòng chống thiên tai
Củng cố, tăng cường năng lực phòng, chống thiên tai. Hoàn thành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: (i) Chương trình tổng thể PCTT quốc gia; (ii) Nghị quyết về sạt lở bờ sông bờ biển vùng ĐBSCL; (iii) Chiến lược quốc gia phòng chống giảm nhẹ thiên tai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; (iv) Kế hoạch PCTT quốc gia giai đoạn 2021 - 2025. Triển khai Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về Đề án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu và Kế hoạch hành động của Bộ thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP. Thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch nâng cao năng lực, hiệu quả công tác PCTT. Nâng cao năng lực truyền thông và nhận thức của cộng đồng, tổ chức về hiệu quả quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng kết hợp xây dựng nông thôn mới. Tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống PCTT Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện công cụ hỗ trợ chỉ đạo điều hành PCTT, ứng dụng KHCN phục vụ quản lý, điều hành ứng phó thiên tai. Thực hiện kế hoạch xây dựng Trung tâm Chỉ đạo điều hành PCTT quốc gia, vùng.