Pháp luật An ninh quốc phòng

Một phần của tài liệu 21092017-Ban-tin-Quang-Binh (Trang 45 - 49)

1. Hạt phó Hạt kiểm lâm huyện Tuyên Hóa: "Đúng là phá rừng rồi!"

(Infonet.vn 21/9, Thanh Hà)

Một khu vực rộng lớn rừng phòng hộ giáp ranh giữa hai xã Mai Hóa và Ngư Hóa (huyện Tuyên Hóa) có diện tích rộng hàng trăm héc-ta. Nơi đây từng được coi là rừng thiêng nước độc, tách biệt và hiểm trở nhưng "lâm tặc" vẫn tràn vào tán phá.

Theo chân người dân địa phương, chúng tôi đi lên rừng Bà Đà thuộc xã Mai Hóa (huyện Tuyên Hóa), nơi trong những ngày qua vẫn xảy ra tình trạng phá rừng phòng hộ để chuyển sang trồng cây keo một cách ồ ạt.

Từ đường QL 12A rẽ vào đường lên xã Ngư Hóa chừng 10km thì bắt gặp một con đường lớn được người dân mới san ủi đi vào khu vực rừng Bà Đà.

Con đường được san ủi từ quả đồi này sang quả đồi khác để phục vụ cho việc phá rừng và cũng như sau này phục vụ công việc trồng rừng keo của người dân.

Lần theo con đường mới mở, chúng tôi thấy hai bên trơ ra những mảng đồi trọc lóc, một số khu vực phía ngoài người dân đã tiến hành trồng keo xen lẫn những mầm cây cỏ dại lên chưa phủ kín màu đất đỏ.

Người dân địa phương cho biết, rừng ở dãy núi Mồng Gà trước đây đã được chính quyền giao cho dân và chuyển đổi sang trồng rừng sản xuất. Còn sau dãy núi Mồng Gà là rừng Bà Đà vào đến giáp xã Ngư Hóa đang là rừng thuộc xã quản lý.

"Thời gian gần đây, một số người dân đã thuê máy móc san gạt mở đường và thuê dân địa phương vào rừng sẻ phát để sau này trồng keo. Có nghe nói xã đi vào kiểm tra, nhưng thấy họ vẫn cứ vào sẻ phát bình thường" ông M- người dẫn đường cho chúng tôi kể.

Từ con đường mới san ủi, nhìn về phía xã Ngư Hóa là những khu vực rừng đầu nguồn nguyên sinh bị sẻ phát và đốt trắng, những vùng rừng chưa bị đốt sót lại lọt thỏm giữa những vùng trống rộng lớn.

Ông Trần Văn Giáo - Chủ tịch UBND xã Mai Hóa cho biết xã đã nắm được thông tin, mấy ngày qua có thành lập đoàn vào kiểm tra xử lý.

Ông Giáo cho biết: “Diện tích rừng khu vực núi Mồng Gà đã được giao cho người dân chuyển sang rừng sản xuất, còn khu vực rừng Bà Đà trước đây có quy hoạch giao cho dân chăm sóc bảo vệ. Vì khu vực xa, hiểm trở nên không ai nhận, bởi vậy xã không giao được. Từ đó đến nay, khu vực này thuộc xã quản lý với diện tích hơn 500 héc-ta’.

“Trong số 500 héc-ta rừng xã quản lý, vì không có người để tuần tra thường xuyên, nên một số người dân đã lợi dụng địa hình rồi thuê người vào chặt phá để trồng keo. Xã đã bắt và xử phạt 2 trường hợp, đang làm rõ 4 trường hợp.

Riêng các hộ đã phá rừng và tiến hành trồng keo, xã phát trên loa phóng thanh yêu cầu đến làm việc với xã, nếu không thì cuối tháng 9 này, xã sẽ thành lập đoàn vào cưỡng chế bằng cách nhổ cây”, ông Nguyễn Khánh Bình, địa chính xã cho biết thêm.

Về việc người dân làm đường vào khu vực rừng khi chưa được sự đồng ý của địa phương, chưa có quy hoạch thiết kế, làm biến dạng địa hình... để phục vụ cho mục đích phá rừng, lấn chiếm đất rừng, ông Bình lý giải: “Xã không có nhân lực để đi kiểm tra, dân lợi dụng những lúc địa phương tổ chức các sự kiện để len lỏi vào phá rừng. Những hộ vào phá rừng xã phát hiện đều là dân trong xã, diện tích phá rừng cũng mới 2 héc-ta”.

UBND xã Mai Hóa đã kiểm đếm diện tích rừng bị phá là 2 héc-ta nhưng trên thực tế diện tích rừng của xã quản lý 500 héc-ta nay trơ ra đồi trọc. Những khu

vực mới sẻ phát, đốt cháy liền từ sườn đồi này băng qua khu đồi khác cũng lên tới hàng chục héc-ta.

Ông Hồ Ngọc Danh - Hạt phó Hạt Kiểm lâm huyện Tuyên Hóa sau khi gọi điện xuống cơ sở rồi thông tin: “Diện tích đất đó là đất trồng rừng, xã với kiểm lâm địa bàn đang làm việc và xử lý dưới xã”.

Nhưng khi xem các hình ảnh do PV cung cấp từ thực tế, ông Danh rất bất ngờ nói: “Đúng là phá rừng rồi, nhưng không thấy anh em báo lên, tôi sẽ cho người mang máy đo lại kiểm tra để nắm lại”.

“Thời gian gần đây BQL rừng phòng hộ Tuyên Hóa (đơn vị bảo vệ rừng đóng trên địa bàn) đang gặp khó khăn trong công tác tổ chức và bảo vệ rừng nên Hạt kiểm lâm phải dồn lực lượng tăng cường, hỗ trợ.

Bởi vậy lực lượng chủ yếu tuần tra các xã phía trên cũng ít xuống phía dưới đó, nên việc cập nhật nắm tình hình chưa đến nơi” ông Danh nói.

Việc rừng Bà Đà thuộc quản lý của UBND xã Mai Hóa bị một số người dân vào xâm chiếm và ngang nhiên mở đường để phục vụ chặt phá chuyển đổi rừng đang gây nên sự bất bình trong dư luận nhân dân địa phương. Về đầu trang

http://infonet.vn/hat-pho-hat-kiem-lam-huyen-tuyen-hoa-dung-la-pha-rung-roi- post237373.info

2. Rừng bần bị xâm phạm nghiêm trọng, dân lo không qua nổi mùa bão

(Antt.vn 21/9, Nguyễn Tấn)

Thời gian qua, hàng trăm hộ dân ở thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh, huyện Quảng Ninh búc xúc trước tình trạng rừng bần bị xâm phạm để làm ao hồ nuôi trồng thủy sản.

Theo nhiều người dân ở xã Tân Ninh, rừng bần đã có từ lâu và là lá chắn che chở, bảo vệ cho họ hàng trăm năm nay, kể cả lúc chiến tranh, lẫn lúc thiên tai. Thế nhưng thời gian gần đây, nhiều diện tích rừng bần đang bị xâm hại nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân, nhất là vào mùa mưa bão.

Theo quan sát của PV, tại thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh, hàng trăm mét rừng bần trở nên hoang tàn, thưa thớt. Những cây bần hàng chục năm tuổi, 1 vòng tay

Những cây bần hàng chục năm tuổi bị đào bới tận rễ.

người ôm không xuể bị chôn vùi xuống dưới đất. Dường như, nơi đây không còn là cánh rừng xanh tươi từng che chắn bộ đội nữa mà trở thành công trường đào ao, đắp đập đầy hoang tàn.

Ông Nguyễn Văn Được (85 tuổi), trú thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh cho biết: “Từ khi sinh ra tôi đã chứng kiến nhiều trận bão lũ lớn. Có những khi nước sông dâng cao càn quét cả làng. Cũng may nhờ có những cánh rừng bần mà làm giảm bớt được một phần thiệt hại. Đối với tôi rừng bần không chỉ giúp che chắn bão lũ mà còn mang giá trị tinh thần. Lúc chiến tranh rừng bần còn là “lá chắn” che bộ đội, là vòng vây quân thù”.

“Người dân ở đây ai cũng đều cố gắng bảo vệ rừng bần. Tuy nhiên, gần đây có một số người đem máy móc vào tàn phá rừng bần để nuôi trồng thủy sản khiến cho cánh rừng trở nên hoang tàn”, ông Được cho biết thêm.

Sau khi rừng bần bị tàn phá, hàng trăm hộ dân thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh vừa bức xúc. Họ lo lắng vì sợ không còn rừng che chở, bảo vệ mỗi khi mùa mưa bão đến.

Ông Dương Quang Lúc, thôn Quảng Xá, xã Tân Ninh cho biết: “Khoảng hơn 2 tháng trước, xuất hiện một đoàn người mang theo máy móc kéo nhau ra bờ sông phá rừng để đào ao hồ nuôi thủy sản. Lúc đó tôi rất bức xúc nhưng chẳng thể làm gì ngoài việc đứng nhìn từng cây bần đổ xuống đất ầm ầm. Chỉ sau một thời gian thì rừng bần đã trở nên hoang tàn như bây giờ. Không biết phải làm sao để chống chọi qua mùa mưa bão năm nay”.

Theo người dân, một số hộ nuôi trồng thủy sản đưa máy móc vào phá rừng bần, nơi họ được UBND huyện Quảng Ninh giao đất canh tác nhưng đã hết hạn sử dụng đất hơn 3 năm. Trước tình trạng đó, người dân đã phản ánh lên chính quyền địa phương để giải quyết.

Trao đổi với PV, ông Trần Đại Thọ, Chủ tịch UBND xã Tân Ninh cho biết, khi nghe thông tin về việc rừng bần bị xâm phạm, chính quyền xã ngay lập tức cho người về kiểm tra và đình chỉ, tạm ngưng công việc. Qua kiểm tra, chính quyền xã phát hiện có 3 trường hợp đã lấn đất đai để đào đắp hồ và xâm hại đến rừng bần. Sau đó, chính quyền xã cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính đối với các hộ dân vi phạm

“Với những hộ dân lấn chiếm đất đai để đắp ao hồ thì phải hoàn trả lại mặt bằng như cũ. Còn những hộ dân xâm hại đến rừng bần sẽ phải trồng và chăm sóc lại. Hiện một số hộ dân vi phạm cũng đã bắt tay vào trồng lại rừng”, ông Thọ cho hay.

Ông Thọ cho biết thêm, năm 1995, UBND huyện Quảng Ninh đã giao đất nuôi trồng thủy sản cho một số hộ dân thôn Quảng Xá với thời hạn 20 năm. Đến nay

thì những hộ dân đó đã hết hạn sử dụng, nếu muốn tiếp tục sử dụng đất thì phải xin ý kiến chính quyền cấp trên để gia hạn. Tuy nhiên, một số hộ dân đào ao hồ ở rừng bần không hiểu biết nên họ đã tự ý đem máy móc đến cải tạo lại ao hồ để tiếp tục chăn nuôi. Về đầu trang

http://antt.vn/quang-binh-rung-ban-bi-xam-pham-nghiem-trong-dan-lo-khong- qua-noi-mua-bao-209778.htm

Một phần của tài liệu 21092017-Ban-tin-Quang-Binh (Trang 45 - 49)

w