Một số gợiý chính sách

Một phần của tài liệu Mô hình arima và ann trong dự báo lạm phát tại việt nam (Trang 46 - 51)

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả kiến nghị các nhà hoạchđịnh chính sách và các nhà quản trị doanh nghiệp nên kết hợp giữa mô hìnhARIMA và ANN trong việc

Trang 39 dựbáo lạm phát nói riêng và trong việc dự báo các biến số kinh tế nói chung trong trƣờng hợp không sử dụng thêm thông tin từ các biến giải thích khác. Điều này sẽ làm nâng cao hiệu quả dự báo cũng nhƣ nâng cao tính khả thi của các kế hoạch chính sách của mình.

Khi dự báo sử dụng thêm các thông tin từ những biến số kinh tế khác. Tác giả kiến nghị các nhà dự báo nên sử dụng mô hình ANN vì từ kết quả phân tích trên ta thấy mô hình ANN cho kết quả dự báo tốt hơn mô hình ARDL. Tuy thuật toán để tính toán ra các trọng số của mô hình ANN tƣơng đối phức tạp nhƣng để ứng dụng mô hình ANN vào dự báo ta không nhất thiết phải nắm kỹ những thuật toán trên (Sarle, 1994). Do đó, mô hình ANN là một sự lựa chọn tốt cho các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ nếu họ muốn dự báo những biến số kinh tế nói chung và dự báo lạm phát nói riêng.

Từ phân tích kết quả dự báo của mô hình ANN và ARDL ta thấy, yếu tố quan trọng nhất tác động đến lạm phát theo tháng là yếu tố tâm lý, kết quả này tƣơng đồng với nghiên cứu của Phạm Thị Thu Trang (2009) cho rằng yếu tố tâm lý có tác động đến lạm phát với độ trễ là 1 tháng. Vì vậy để kiềm chế lạm phát trong ngắn hạn, các nhà hoạch định chính sách cần ổn định đƣợc yếu tố tâm lý của ngƣời dân. Tuy nhiên, đây là một việc làm rất khó, vì Việt Nam đã có lạm phát tƣơng đối cao trong nhiều năm qua. Ngƣời dân sẽ kỳ vọng lạm phát trong tƣơng lai tƣơng tự nhƣ lạm phát trong quá khứ. Để giảm đƣợc yếu tố tâm lý này, trƣớc tiên nhà nƣớc cần phải giảm lạm phát trong hiện tại. Theo Mankiw (2009), một nền kinh tế muốn cắt giảm lạm phát phải trải qua một giai đoạn thất nghiệp lớn, hay là phải có sự đánh đổi giữa việc tăng trƣởng và giảm lạm phát. Do đó, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc sự đánh đổi giữa hai yếu tố này trong việc kiềm chế lạm phát.

Cũng từ kết quả phân tích mô hình ANN, yếu tố quan trọng tiếp theo mà nhà nƣớc có thể can thiệp để kiềm chế lạm phát đó là yếu tố mùa vụ hay là việc lên xuống có chu kỳ của lạm phát. Tại Việt Nam, giá cả của hàng hoá và dịch vụ thƣờng tăng cao vào những dịp lễ tết. Nhà nƣớc có thể hạn chế điều này thông qua các chƣơng trình

Trang 40 bình ổn giá trƣớc tết và kiểm tra việc tăng giá bất hợp lý của các doanh nghiệp, các nhà phân phối và các nhà bán lẻ sau tết.

Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy cung tiền và lãi suất là hai yếu tố có tác động đến lạm phát. Các nhà hoạch định chính sách có thể can thiệp vào lãi suất hoặc cung tiền nhằm kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, hai biến số này có mối liên hệ qua lại lẫn nhau, do đó các nhà hoạch định chính sách cần phối hợp giữa chính sách tài khoá và tiền tệ nhằm đạt hiệu quả hơn trong việc kiềm chế lạm phát tại Việt nam (Nguyễn Trọng Hoài, 2010).

Ngoài những kết quả đã đạt đƣợc, bài viết cũng còn một số hạn chế. Có những biến có tác động đến lạm phát nhƣ GDP, thâm thụt ngân sách nhƣng tác giả không đƣa những yếu tố này vào mô hình dự báo đƣợc vì dữ liệu về các biến này chỉ có theo quý hoặc theo năm. Những yếu tố khác có tác động đến giá cả từ phía cung nhƣ thiên tai, lũ lụt (một vấn đề rất phổ biến tại Việt Nam) nhƣng chƣa đƣợc nghiên cứu. Tác giả hy vọng những nghiên cứu tiếp theo sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.

Trang 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Binner và cộng sự, 2010. Does money matter in inflation forecasting.

Physica A: Statistical Mechanics and its Applications, pp.4793–808.

2. Choudhary & Haider, 2012. Neural network models for inflation forecasting: an appraisal. Applied economics, pp.2631–35.

3. Duzgun, R., 2010. Generalized Regression Neural Networks for Inflation Forecasting. International Research Journal of Finance and Economics, pp.ISSN 1450-2887 Issue 51.

4. Faisal, F., 2012. Forecasting Bangladesh's Inflation UsingTime Series ARIMA Models. World Review of Business Research, pp.100-17.

5. Gujarati, 2004. Basic Econometrics. McGraw−Hill.

6. Haider & Hanif, 2009. Inflation forecasting in Pakistan using Artificial Neural Networks. Pakistan Economic and Social Review, pp.123-38.

7. Keynes, 1936. The general theory of employment, interest and momey. [http://www.marxists.org/reference/subject/economics/keynes/general-

theory/].

8. Khashei & Bijari, 2011. A novel hybridization of artificial neural networks and ARIMA models for timeseries forecasting. Applied Soft Computing, pp.2664–75.

9. Lê Đạt Chí, 2011. Ứng dụng mô hình mạng thần kinh nhân tạo trong dự báo kinh tế - Trường hợp thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Đại học kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh.

10. Michael Dotsey và cộng sự, 2011. Do Phillips curves conditionally help to forecast inflation. Federal Reserve Bank of Philadelphia, working paper no. 11-40.

11. Moshiri & Cameron, 2000. Neural Network versus Econometric models in forecasting inflation. Journal of Forecasting, pp.201-17.

12. Nguyễn Trọng Hoài và Nguyễn Hoài Bảo, 2010. Khả năng của chính sách tiền tệ trong việc khắc phục lạm phát cao dài hạn: Phân tích dựa trên luật Taylor cho tình huống Việt Nam. Tạp chí kinh tế phát triển, pp.Số 242, tháng 12/2010.

13. Phạm Thị Thu Trang, 2009. Các yếu tố tác động tới lạm phát tại Việt Nam - Phân tích chuỗi thời gian phi tuyến. Tạp chí kinh tế và dự báo, p.Số 12 năm 2009.

Trang 42 14. Sử Đình Thành, 2012. Thâm hụt ngân sách và lạm phát: Minh chứng thực

nghiệm ở Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, pp.Số 259, tháng 5/2012. 15. Vũ Sỹ Cƣờng, 2011. Tác động của chính sách tài khóa và tiền tệ đến lạm

phát: Mô hình lý thuyết và thực tiễn ở Việt Nam. Tạp chí kinh tế phát triển, pp.Số 247, tháng 5/2011.

16. Zhang và cộng sự, 1998. Forecasting with artificial neural networks The state of the art. International Journal of Forecasting, pp.35–62.

17. Zhang, 2003. Time series forecasting using a hybrid ARIMA and neural network model. Neurocomputing, pp.159 – 175.

Một phần của tài liệu Mô hình arima và ann trong dự báo lạm phát tại việt nam (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)