Hiệu năng cao: Các vi xử lý chỉ hiểu các lệnh ở dạng nhị phân, vì vậy các
chương trình khi chạy sẽ được chuyển sang dạng nhị phân để đảm bảo rằng vi xử lý có thể hiểu được.
Các ngôn ngữ biên dịch như C, C++, Pascal, Go mã nguồn sẽ được chuyển sang dạng nhị phân và sẵn sàng chạy.
Với các ngôn ngữ thông dịch như Python, PHP, Javascript thì mã nguồn sẽ được chuyển sang byte code để trình biên dịch Virtual Machine hiểu, sau đó Virtual Machine sẽ chuyển tiếp sang dạng nhị phân để vi xử lý có thể hiểu được.
Go là ngôn ngữ biên dịch nên mã nguồn sẽ được chuyển sang dạng nhị phân để thực thi chứ không cần thông qua trình biên dịch. Vì vậy, Go sẽ giúp ta tăng hiệu xuất làm việc đáng kể.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết Trang 14
Biên dịch nhiều nền tảng: Go biên dịch ra mã máy và có thể chạy ngay với
hệ điều hành biên dịch. Sau khi biên dịch, chỉ cần copy đến hệ điều hành đích và chạy.
Sử dụng nhiều core: Các ngôn ngữ ngư Python, Java được sinh ra vào thời
kỳ của môi trường đơn luồng. Do đó, việc xử lý đa luồng trên các ngôn ngữ này gặp một số khó khăn. Tuy nhiên, Go được ra mắt vào năm 2009 khi mà các vi xử lý đa nhân đã phổ biến, phần cứng máy tính có thể mở rộng core khiến cho Go trờ thành ngôn ngữ dẽ dàng mở rộng hơn.
Dễ dàng bảo trì: cú pháp của Go rất tinh gọn, giúp cho lập trình viên dễ
dàng tiếp cận, bảo trì và mở rộng. Đặc biệt, Go đã loại bỏ một số tính chất hướng đối tượng như:
o Go sử dụng struct thay vì class.
o Go không hỗ trợ kế thừa.
o Go không có hàm khởi tạo.
o Go không có chú thích (annotation).
o Go không có exception, không có cú pháp try/catch.