PVA là một Polymer chứa nhiều nhóm OH, do vậy có tính chất của một rƣợu đa chức.
1.2.3.1 Phản ứng khâu mạng
PVA dễ dàng khâu mạng với các hợp chất có thể phản ứng với nhóm OH. Loại phản ứng này rất quan trọng trong công nghiệp bởi chúng đƣa ra cách làm tăng độ kháng nƣớc. Tác nhân gây khâu mạch phổ biến nhất là acid citric, glutaraldehyde…[2]. Trong đề tài này sử dụng acid citric do nó có tính kháng khuẩn, rẻ, đƣợc công nhận là an toàn trong thực phẩm. Phản ứng này đƣợc thực hiện với xúc tác là NaH2PO2.
8
Hình 1.2. Cơ chế liên kết ngang thông thường của PVA sử dụng CA [7]. 1.2.3.2 Phân hủy sinh học
PVA là một trong số ít polymer phân hủy hoàn toàn, các sản phẩm phân hủy là nƣớc và CO2. Sự phân hủy của PVA trong đất là do khi gặp độ ẩm cao sẽ bị trƣơng lên và sau đó sẽ bị vi sinh vật phân hủy nên khối lƣợng giảm dần theo thời gian. Có ít nhất 55 các loại vi sinh vật khác nhau tham gia vào phản ứng phân hủy PVA. Thời gian phân hủy phụ thuộc vào tính chất vật lý của polyner, hình dạng sản phẩm, cũng nhƣ môi trƣờng tồn tại của sản phẩm đó. PVA nhanh chóng phân hủy trong bùn, đặc biệt nếu bùn thích ứng với phân tử polymer. Nhiều vi sinh vật gây phân hủy PVA có thể đƣợc cô lập từ đất.
Song PVA là polymer rất nhạy ccảm với sự thay đổi của môi trƣờng xung quanh, bởi vậy sản phẩm có độ ổn định chƣa cao. Cho nên nói, PVA có độ phân hủy chậm [2].
1.2.3.3 Phản ứng phân hủy
PVA là một polymer kém bền nhiệt. Khi đun nóng tới 200oC trong chân trong, PVA bị phân hủy sinh ra nƣớc và bột gỉ màu nâu hình thành. Tiếp tục đun nóng đến 400o
C PVA lại bị phân hủy lần thứ hai cho ra các sản phẩm là các hydrocarbon thấp phân tử và một ít sản phẩm nhựa hóac [2].
9