Phân bố sinh thái và tiềm năng phát triển

Một phần của tài liệu Tính toán, thiết kế và chế tạo hệ thống sấy đối lưu thông minh, tiệt trùng bằng tia cực tím DLDS 04 (Trang 35 - 36)

Ở Việt Nam cây sen mọc hoang dại rất nhiều tập trung chủ yếu ở vùng Đồng Tháp Mƣời thuộc các tỉnh Đồng Tháp, Long An và An Giang. Sen mọc trong trạng thái tự nhiên đã có từ rất lâu đời. Hàng trăm hecta sen mọc tập trung đã góp phần tạo nên hệ sinh thái đa dạng của vùng ngập nƣớc Đồng Tháp Mƣời, nơi đây có Vƣờn Quốc Gia Tràm Chim khu Ramsar (khu bảo tồn đất ngập nƣớc có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt nhƣ là nơi cƣ trú của các loài chim nƣớc) thứ 2000 của thế giới. Đồng Tháp là tỉnh có diện tích trồng sen lấy hạt lớn nhất nƣớc với diện tích hơn 750 ha tập trung ở 2 huyện Cao Lãnh và Tháp Mƣời, trồng sen trở thành mô hình sống chung với lũ rất lý tƣởng. Sen đƣợc trồng luân canh trên đất ruộng với mật độ 2000 cây/ha vừa kiếm thêm thu nhập trái vụ vừa có thể cải tạo đất cho mùa vụ năm sau.

Sau khi trồng 3 tháng mùa thu hoạch gƣơng sen bắt đầu và kéo dài 2 tháng. Năng suất bình quân 30.000-45.000 gƣơng sen/ha, bán với giá tại vƣờn 300-500 đồng/gƣơng lãi 8-9 triệu đồng/ha do chi phí đầu tƣ thấp. Trong khi hạt sen đƣợc lấy ra từ gƣơng sau khi tách vỏ và tách lấy tim bán với giá 100.000 đồng/kg mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, nhƣng thời gian bảo quản lại không đƣợc lâu chỉ chƣa đầy một tuần, trong khi tim sen đem phơi khô đem làm trà cũng đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho ngƣời nông dân. Với lợi thế phát triển dựa vào cây sen, tỉnh Đồng Tháp đang đẩy mạnh các nghiên cứu khoa học để phát triển các sản phẩm về sen nhằm nâng cao năng suất cũng nhƣ gia tăng giá trị kinh tế cho cây sen tỉnh nhà và một trong những nhiệm vụ đặt ra là phải có biện pháp bảo quản hạt sen đƣợc lâu hơn để nâng cao giá trị kinh tế.

GVHD TS. Nguyễn Tấn Dũng Trang 8

Một phần của tài liệu Tính toán, thiết kế và chế tạo hệ thống sấy đối lưu thông minh, tiệt trùng bằng tia cực tím DLDS 04 (Trang 35 - 36)