Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cho từng mặt hàng

Một phần của tài liệu hoạt động xuất khẩu việt nam (Trang 30 - 36)

3.2.1. Ngành dệt may  Về nguồn nguyên – phụ liệu

Để có thể gia tăng giá trị của mặt hàng dệt may, đòi hỏi phải giảm tối đa lượng nhập khẩu nguyên – phụ liệu, đồng thời tránh tình trạng phụ thuộc vào nguyên liệu nước ngoài. Trước mắt, cần đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ngành dệt may.

Nói về phát triển nguyên liệu nội địa để phục vụ xuất khẩu dệt may, thì không đồng nghĩa với phát triển tất cả các chủng loại. Việc sản xuất nguyên liệu đó cần phải được đánh giá lại xem trong toàn bộ nguyên liệu dệt may cái gì là lợi thế của Việt Nam, lợi thế đó thể hiện ngoài việc sản xuất và cung cấp cho ngành còn có thể xuất khẩu được và cạnh tranh với các nước. Loại thứ hai là nguyên liệu mang tính cách chiến lược, là thứ nếu không thể sản xuất ra được thì ngành dệt may Việt Nam không thể tồn tại được.

 Về chiến lược

Ngành dệt may cần phải xác định đúng vị thế của mình để tiếp nhận làm sóng chuyển dịch đầu tư sản xuất dệt may từ các nước phát triển và công nghiệp mới. Cần phải tăng cường mối liên kết hợp tác với các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn trên thế giới nhằm ổn định khách hàng và từng bước tham gia vào các chuỗi liên kết của họ. Sự liên kết này còn nằm trong chuỗi liên kết giữa các nhà sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cùng hệ thống các nhà tiêu thụ sản phẩm.

 Về sự liên kết

Hướng phát triển của ngành cần được chuyên môn hóa và hợp tác hóa nên do vậy cần đầu tư ngay vào công nghệ mới để tạo bước nhảy vọt về chất lượng và mang lại giá trị gia tăng. Sự liên kết chuyên môn dẫn đến trong hiệp hội sẽ có các hội chuyên ngành như Chi hội Sợi Việt Nam, cùng giúp nhau trong công nghệ và phát triển các mặt hàng có giá trị cao. Đồng thời, là sự liên kết chặt chẻ giữa doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may và nhà sản xuất nguyên – phụ liệu trong nước, nhằm tạo ra sự gắn kết, hỗ trợ nhau phát triển.

 Về doanh nghiệp

Trước mắt, muốn gia tăng lượng hàng sản xuất xuất khẩu không phải dưới phương thức gia công, đòi hỏi doanh nghiệp cần có đội ngũ thiết kế, đáp ứng nhu cầu thời trang quốc tế. Thứ hai, cần đầu tư về chất lượng sản phẩm, gây ấn tượng tốt ban đầu đối với thị trường chất lượng cao, là tiền đề cho việc gia nhập thị trường này trong tương lai.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần mạnh dạng, chủ động tìm kiếm khách hàng và thị trường mới, mạnh dạng thoát khỏi tâm lý làm hàng gia công. Có như vậy, ngành dệt may Việt Nam mới thật sự phát triển.

 Về chất lượng và thương hiệu

Đối mặt với những rào cản kỹ thuật tại các nước phát triển, trước mắt doanh nghiệp Viêt Nam cần chú trọng chất lượng sản xuất, theo đúng yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng của các nước. Tránh tình trạng, hàng bán không được chấp nhận.

Thứ hai, vấn đề thương hiệu phải được chú trọng. Muốn phát triển dài hạn , đòi hỏi hàng Việt Nam cần có tên tuổi, vị thế trên thị trường thế giới. Đặc biệt, vào thời điểm mà luật sở hữu trí tuệ đã được áp dụng rộng rãi.

 Về thị trường

Thị trường chính hiện nay của dệt may Việt Nam là Mỹ và EU, bên cạnh cần giữ vững chất lượng bám giữ thị trường trọng điểm. Việt Nam cần mạnh dạng tìm kiếm thị trường mới. Nga, Nam Phi, Trung Đông…là những thị trường tiềm năng, cần được chú trọng khai thác và phát triển.

3.2.2. Ngành giày da  Về nguồn nhân lực

Các doanh nghiệp cần phải coi việc đào tạo nghề như một hình thức giữ chân người lao động. Đào tạo lao động lành nghề, rút ngắn thời gian thử việc cũng được coi là một giải pháp giúp người lao động gắn bó hơn với công việc và công ty của mình. Thêm vào đó, là các chính sách ưu đãi, hỗ trợ người lao động nhằm giữ chân và thu hút lao động, tránh tình trạng thiếu hụt lao động, hoặc phải tốn chi phí đạo tạo nhân công mới liên tục.  Về khâu thiết kế

Khâu thiết cực kỳ quan trọng, nếu Việt Nam muốn bước qua thời kỳ làm hàng gia công. Cần có chính sách đẩy mạnh đầu tư vào khâu thiết kế. Việc nâng cao trình độ thiết kế sẽ giúp các doanh nghiệp làm ra những sản phẩm mới có mẫu mã cạnh tranh. Đó mới chính là lợi thế giúp các doanh nghiệp tăng giá thành, tăng lợi nhuận trên cơ sở đó nâng cao thu nhập cho người lao động.

 Về sản xuất

Để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới, ngành da giày Việt Nam phải từng bước điều chỉnh cơ cấu ngành, đổi mới máy móc thiết bị, chú trọng sản xuất các sản phẩm trung và cao cấp, các loại giày da, cặp túi xách thông dụng và thời trang, tập trung quản lý và thiết kế mẫu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Quan trọng hơn hết vẫn là sự quan tâm, đầu tư của nhà nước đối với ngành hàng này. Sự hỗ trợ về vốn, định hướng của nhà nước là điều kiện cần thiết để các doanh nghiệpda giày Việt Nam có những quyết định đúng và đầu tư kịp thời. Hơn nữa, nhà nước cần tăng cường hợp tác quốc tế, giúp doanh nghiệp Việt Nam tránh được hàng rào bảo hộ của nước ngoài. Đồng thời, khuyến khích, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào ngành da giày nhằm hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa …Và thông qua quá trình chuyển giao công nghệ, đào tạo của nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng học hỏi, ứng dụng và phát triển ngành da giày Việt Nam

 Về sự liên kết

Các doanh nghiệp trong ngành cần có sự liên kết chặt chẻ hơn nữa, xây dựng một hiệp hội vững mạnh. Có như vậy, mới có thể tránh được sự chèn ép của các khách hàng lớn, khiến doanh nghiệp chịu thiệt, bên cạnh đó, tạo nên sức mạnh cạnh tranh toàn ngành của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Liên kết thứ hai, là liên kết với ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Chính các doanh nghiệp cần chủ động và hỗ trợ ngành này. Vì đây là bắt nguồn sản xuất trong tương lai, có “hậu phương” vững chắc thì các doanh nghiệp mới có thể phát triển ra thế giới.  Về chiến lược

Việt Nam hiện nay chỉ đang phát triên ở giai đoạn gia công, hiệp hội da giày và nhà nước cần xác định mục tiêu và giai đoạn thực hiện chuyển đổi sang những bước phát triển cao hơn. Thay đổi dần cơ cấu hàng xuất khẩu, tiến đến hàng xuất khẩu sở hữu thương hiệu riêng.

Trong chiến lược xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến thị trường nội địa. Vì đây là “sân nhà”, giữ vững được thị trường này, các doanh nghiệp sẽ linh động ứng phó, và vẫn đảm bảo lợi nhuận nếu thị trường nước ngoài biến động.

3.2.3. Ngành thủy sản  Về doanh nghiệp

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần tiến hành xúc tiến thương mại ở các thị trường mới, đặc biệt, việc tham gia hội chợ thủy sản sẽ là cơ hội rất tốt để Việt Nam quảng bá hình ảnh về việc nuôi trồng và chế biến thủy sản, cá tra, basa Việt Nam và tìm kiếm thêm những bạn hàng mới tại các thị trường. Chú ý đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại; xây dựng thương hiệu; tăng cường sử dụng internet trong công tác tiếp thị, tập trung sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao…

Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn phải luôn sẵn sàng việc minh bạch giấy tờ và các chứng từ đầu vào để giải trình khi có đoàn kiểm tra của các nước yêu cầu.

 Về sự liên kết giữa các doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp sản xuất với người cung cấp nguyên liệu

Doanh nghiệp đứng ra liên kết với hộ nuôi từ 1 – 2 ha trở lên để hình thành vùng nuôi tập trung. Doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt, hỗ trợ kỹ thuật, vốn, giống, thức ăn, thu mua nguyên liệu, đáp ứng theo đòi hỏi quốc tế chính là vấn đề bức bách hiện nay để ngành thủy sản phát triển nhanh và bền vững. Các doanh nghiệp phải liên kết chặt chẽ với

nhau, tạo vùng nguyên liệu rộng lớn trải rộng. Nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho ngành, hạn chế nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài.

 Về thị trường

Quan trọng nhất, doanh nghiệp xuất khẩu cần giữ vững thịt trường truyền thống Mỹ, EU, Nhật Bản..vì đây là những thị trường quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần chuyển hướng xuất khẩu sang các thị trường phi truyền thống, các thị trường đang nổi lên. Đó có thể là các thị trường ngay trong châu Âu như Bulgaria, Romania, Czech... vốn tăng trưởng khá ấn tượng trong năm ngoái và tiềm năng còn nhiều, cũng như xuất khẩu sang các khu vực khác như Trung Đông, Trung Quốc...

 Về công nghệ sản xuất, chế biến

Doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư, nâng cấp dây chuyền sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời đẩy mạnh đào tạo tay nghề cho người lao động đủ năng lực vận hành những dây chuyền sản xuất hiện đại, chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường truyền thống Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, tích cực liên kết quảng bá, xúc tiến thương mại tại EU, Mỹ.

 Về sự hướng dẫn, hỗ trợ của nhà nước

Việt Nam đang đối mặt với hàng rào kỹ thuật ngày càng nhiều và dưới những hình thức khác nhau. Ngành thủy sản Việt Nam muốn ổn định và phát triển, cần sự hướng dẫn vạch phương hướng chung cho toàn ngành, qui định tiêu chuẩn, chất lượng chung cho ngành, đáp ứng yêu cầu nước nhập khẩu. Đồng thời, có biện pháp xử lý những những doanh nghiệp kinh doanh kém chất lượng, tránh ảnh hưởng đến uy tín của toàn ngành.

Mặt khác, tăng cường ngoại giao, xây dựng quan hệ với các nước nhằm đàm phán, giúp Việt Nam có được những ưu đãi, tránh những yêu cầu khó khăn của thị trường các nước.

Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần thống nhất các thủ tục, giấy tờ chứng nhận tránh những thủ tục phiền phức, gây cản trở xuất khẩu.

3.2.4. Gỗ và sản phẩm của gỗ  Về sản phẩm

Áp dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ mới vào chế biến sản phẩm gỗ, tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu, biến phế phẩm của sản phẩm này thành nguyên liệu cho sản phẩm khác, sau khi gỗ được đóng thành sản phẩm thay vì các gỗ vụn đem đốt, ta có thể nghiền nát, sấy khô rồi đóng thành ván ép, mặt khác nước ta thường sử dụng cả thân gỗ to để đóng thành sản phẩm, như thế rất tốn nguyên liệu, ta có thể cắt những thân gỗ to đó ra thành từng miếng mỏng rồi dán vào gỗ ép sẽ tạo nên những sản phẩm vừa đẹp vừa có giá trị.

Mở rộng thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp gỗ có thể đóng góp kinh phí cử đại diện sang thăm dò thị trường mới, làm công tác xúc tiến thương mại hoặc có thể nhờ chính phủ thông qua các cơ quan ngoại giao để xúc tiến thương mại.

 Về chính sách của nhà nước

Nhà nước cần có những biện pháp trồng rừng và khai thác rừng hợp lý như giao cho hộ dân, doanh nghiệp tự trồng và khai thác, giáo dục ý thức người dân về nạn chặt phá rừng bừa bãi, hướng dẫn người dân cách trồng và khai thác rừng. Mạnh tay xử lý nạn lâm tặc. Mở rộng diện tích trồng rừng, phủ xanh đồi trọc, kết hợp khai thác rừng với Lào và Campuchia.

 Về sự liên kết giữa doanh nghiệpxuất khẩu và nhà cung cấp

Cần có sự gắn kết giữa nhà xuất khẩu, nhà sản xuất và người cung cấp nguyên liệu để kiểm soát và nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa nhằm thích nghi được với luật Lacey.

 Về nguồn nhân lực cho ngành

Doanh nghiệp phối hợp với các trường đại học, các trường nghề mở thêm các ngành học cần thiết cho sản xuất và xuất khẩu gỗ như hóa chất sản xuất gỗ, đàm phán kinh doanh hợp đồng xuất khẩu…tăng thêm nguồn lao động động tay nghề cao, nhân sự cao cấp, doanh nghiệp vừa tạo thêm việc làm vừa tận dụng được nguồn lao động trong nước, tiết kiệm được chi phí.

3.2.5. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện  Phát triển công nghiệp phụ trợ cho máy điện tử

Nhà nước cần hỗ trợ doanh nghiệp phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, tuy rằng trong giai đoạn đầu sẽ gặp nhiều khó khăn, giá sẽ cao hơn so với nhập khẩu nhưng về lâu dài đó sẽ là bàn đạp vững chắc cho ngành điện tử thương hiệu Việt.

 Về doanh nghiệp trong ngành

Tranh thủ biểu thuế suất thấp khi Việt Nam gia nhập các khu vực kinh tế để nhập các chi tiết máy quan trọng, các chi tiết ít quan trọng hơn để trong nước sản xuất, sau đó láp ráp lại và xuất đi dưới thương hiệu Việt, kết hợp với tỷ giá đang tăng để thu lợi cao hơn Cần kiên kết các nhà sản xuất nhỏ lẻ lại với nhau thành những doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng sản xuất các chi tiết máy với năng suất cao, chí phí sẽ thấp hơn.

Liên kết với nước ngoài để tiếp nhận vốn, công nghệ và học hỏi kinh nghiệm, sau thời gian làm việc, học hỏi, tích lũy đủ kinh nghiệm thì các doanh nghiệp Việt Nam có thể từng bước tách ra và tự sản xuất.

 Về nguồn nhân lực

Dù chế tạo chi tiết, linh kiện hay nguyên sản phẩm điện tử quan trọng nhất là phải có lực lượng lao động trình độ cao, đáp ứng tiêu chuẩn của nước nhập khẩu. Như vậy, các trường dạy nghề cần tăng cường tính thực tế nâng cao được chuyên môn của người học, đáp ứng đúng theo từng ngành, tránh đào tạo tràn lan.

 Định hướng phát triển mới

Sản xuất nguyên chiếc máy điện tử sẽ tốn nhiều chi phí, do đó phải chọn phân khúc có hàm lượng chất xám cao và nhất là phải đầu tư có chọn lọc, có trọng điểm, chỉ sản xuất một số linh kiện nhất định nhưng chất lượng phải cao rồi xuất khẩu, phải thể hiện rằng hàng Việt Nam không nước nào có thể thay thế được. Phục vụ nhu cầu trong nước trước, cả nước đang có chương trình “người Việt dùng hàng Việt”, sản phẩm làm ra có thể không chất lượng bằng nước ngoài nhưng mẫu mã phải bắt mắt, chức năng ghi trên máy phải đúng thực tế, không ghi chức năng ảo, có như thế mới dần thu hút được thị trường nội địa, tích lũy vốn, mở rộng sản xuất và xuất khẩu.

2.3.6. Điện thoại các loại và linh kiện  Phát triển công nghiệp điện thoại và linh kiện

Được sự khuyến khích của nhà nước, doanh nghiệp phát triển ngành công nghiệp điện thoại và linh kiện. Và đây là mặt hàng rất cần thiết trong thời kỳ hiện nay. Là cầu nói quan trọng trong cuộc sống, trong giao tiếp.

 Liên kết với nước ngoài

Liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài để thu hút nguồn vốn FDI, đồng thời tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại và học hỏi kinh nghiệm quản lý. Khi mà doanh nghiệp trong nước có nguồn vốn đủ mạnh, có thiết bị công nghệ tiên tiến, lúc này doanh nghiệp sẽ có đủ khả năng sản xuất, và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường thế giới.

 Về nguồn nhân lực

Đào tạo nâng cao tay nghề, chất lượng lao động, cung ứng kịp thời nguồn lao động. Đồng thời đẩy mạnh xây dựng các cơ sở, trung tâm dạy nghề, để dễ dàng cho người lao động tiếp nhận công việc khi mới làm việc.

Doanh nghiệp phải luôn tiến hành cải tiến, đổi mới sản phẩm cả về mẫu mã lẫn chất lượng (nâng cao tốc độ xử lý, cải tiến chức năng sản phẩm…) để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Đồng thời mở rộng xuất khẩu sang thị trường các khu vực lân cận.

Một phần của tài liệu hoạt động xuất khẩu việt nam (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w