Lựa chọn mô hình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yêu cầu kỹ thuật khi đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện trung áp (Trang 49 - 50)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.3.1 Lựa chọn mô hình

Nghiên cứu thực tế cho thấy, trong các dạng nguồn điện phân tán nước ta hiện nay chỉ có thủy điện nhỏ và tua-bin gió đang được đấu nối vào lưới điện phân phối. Nguồn điện phân tán sử dụng các dạng năng lượng tái tạo khác hiện ở mức tiềm năng, sẽ được phát triển trong tương lai như: năng lượng sinh khối (biomass) và khí sinh học (biogas), năng lượng mặt trời, địa nhiệt. Những dự án tua-bin gió đã và đang được phát triển ở Việt Nam thường có quy mô khá lớn với gam máy công suất tua-bin lớn nên cấp điện áp đấu nối vào lưới điện phân phối là cấp điện áp 110kV. Trong khi đó nguồn điện phân tán là thủy điện nhỏở nước ta rất đa dang, đấu nối vào nhiều cấp điện áp khác nhau của lưới điện phân phối. Hơn nữa, ảnh hưởng của các loại nguồn điện phân tán khi đấu nối vào lưới điện nói chung và lưới trung áp nói riêng về cơ bản có những điểm chung. Do đó, đề tài sử dụng mô hình nghiên cứu là nguồn phân tán thủy điện nhỏ đấu nối vào lưới điện trung áp.

Mô hình được lựa chọn để nghiên cứu là lưới điện trung áp khu vực hiện tại đang có nguồn thủy điện nhỏđấu nối vào lưới điện. Trong tương lai khu vực này sẽ có thêm những nguồn thủy điện nhỏ khác đấu nối vào lưới điện trung áp và cấp điện trực tiếp cho phụ tải khu vực. Đề tài xem xét lưới điện trung áp tại hai khu vực TBA 110kV Truông

Bành, tỉnh Nghệ An (công suất 40MVA) và TBA 110kV Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh

(công suất 16 MVA).

TBA 110kV Truông Bành phía thanh cái trung áp 35kV hiện có các đường trục

đấu nối như sau: [20]

™ Lộ 371 (35kV) tiết diện AC 120 cấp điện cho khu vực phụ tải ba huyện Quế

Phong, Quỳ Châu và Quỳ Hợp.

™ Một lộđường dây 35kV mạch đơn (dây AC120) có chiều dài 8 km đấu nối thủy

điện Sao Va (3x1MW).

™ Hai lộđường dây 35kV mạch kép (dây AC185) có chiều dài 12 km đấu nối thủy

điện Bản Cốc (3x6MW).

Theo quy hoạch, đến năm 2015 sẽ có thêm các nhà máy thủy điện nhỏ đấu nối

trực tiếp vào phía thanh cái 35kV: thủy điện Hạnh Dịch (6,3MW), thủy điện Tiền Phong

(4MW), thủy điện Nhạc Hạc (45MW). Tính toán mô phỏng lưới điện trung áp khu vực

này năm 2010 và năm 2015 cho thấy, do các nhà máy thủy điện nhỏđều đấu nối trực tiếp vào phía thanh cái 35kV của TBA nên những ảnh hưởng của nguồn điện đến điện áp lưới điện và vùng bảo vệ của rơ le là chưa rõ ràng. Trong khi đó những tính toán đối với lưới

49

điện trung áp khu vực TBA 110kV Tiên Yên cho thấy khi đấu nối nguồn thủy điện nhỏ vào lưới điện trung áp sẽ gây ra những ảnh hưởng điển hình đến lưới điện khu vực này.

Do đó, đề tài lựa chọn lưới điện trung áp khu vực TBA 110kV Tiên Yên và cụm thủy

điện khu vực huyện Bình Liêu, Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh làm mô hình nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yêu cầu kỹ thuật khi đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện trung áp (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)