Giải pháp đối với những ảnh hưởng về kĩ thuật của nguồn điện phân tán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yêu cầu kỹ thuật khi đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện trung áp (Trang 30 - 33)

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

2.3.2 Giải pháp đối với những ảnh hưởng về kĩ thuật của nguồn điện phân tán

a) Đối với ảnh hưởng gây quá tải lưới điện

Để nguồn điện không gây quá tải cục bộ cho lưới phân phối khi được đấu nối vào lưới điện trung áp, cần phải tiến hành lập và triển khai đúng theo quy hoạch lưới điện

phân phối trung áp. Trong quá trình lập quy hoạch lưới điện trung áp cần xem xét, tính

toán đến khả năng nguồn điện phân tán có thể phát triển trong tương lai. Từđó đưa ra kế hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo lưới điện để trong các chế độ vận hành khác nhau đảm bảo lưới điện vận hành trong giới hạn mang tải cho phép khi xuất hiện nguồn điện phân tán đấu nối vào. Như vậy, phát triển nguồn điện phân tán phải nằm trong quy hoạch phát triển lưới điện phân phối trung áp của địa phương.

b) Đối với ảnh hưởng đến điện áp lưới điện

Trước hết, nguồn điện phân tán phải hoạt động theo quy định quốc gia về dải điện áp hoạt động trong chếđộ làm việc bình thường, chế độ trong thời gian xảy ra sự cố và chếđộ sau khi xảy ra sự cố. Do những đặc tính kĩ thuật của nguồn phân tán nên cần phải

có những quy định dành riêng cho đối tượng này trong lưới điện. Những quy định này

không cần thiết phải có tiêu chuẩn cao nhưng vẫn cần phải đảm bảo hoạt động của nguồn phân tán trong lưới điện không gây ảnh hưởng xấu đến khách hàng dùng điện cũng như hoạt động của đơn vị phân phối điện.

Đối với khu vực lưới điện không có nhiều nguồn phân tán (sử dụng máy phát điện đồng bộ) thì máy biến áp liên lạc giữa lưới điện phân phối và truyền tải phải là máy biến áp có khả năng điều chỉnh điện áp dưới tải. Khi khu vực lưới điện có nhiều nguồn điện phân tán mà điện áp trên lưới điện nằm ngoài khả năng điều chỉnh của máy biến áp thì

30

cần thiết phải lắp đặt thêm các thiết bị phụ trợ nhằm điều chỉnh điện áp trên lưới nằm trong dải điện áp quy định. Những thiết bị điều chỉnh điện áp này nên là những thiết bị điều khiển theo thuật toán nhằm đáp ứng những thay đổi liên tục của nguồn điện phân tán. Các thiết bị này có thể là máy bù đồng bộ điểu khiển được hoặc thiết bị D-FACTS

dùng trong lưới phân phối như SVC, STACOM...

Cần phải quy định nguồn điện sử dụng máy phát không đồng bộ hoặc sử dụng bộ biến đổi điện tử công suất nghịch lưu, những nguồn điện này không được phép tiêu thụ công suất phản kháng tại điểm đấu nối trong chếđộ làm việc bình thường và chếđộ khởi

động. Quy định này nhằm đảm bảo những nguồn điện này không gây sụp áp trên lưới

điện khi bắt đầu phát điện. Ngoài ra, để tránh hiện tượng sụp đổ điện áp trên diện rộng của lưới điện có nhiều nguồn điện phân tán sử dụng máy phát không đồng bộ cũng cần phải có quy định những nguồn điện này không được tách khỏi lưới điện khi có sự cố trong một khoảng thời gian nhất định. Quy định này nhằm đảm bảo nếu sự cốđó là sự cố thoáng qua thì nguồn điện phân tán vẫn tiếp tục phát điện lên lưới sau sự cố mà không cần phải khởi động lại.

c) Thay đổi dòng ngắn mạch và hệ thống bảo vệ

Trước hết, trong quy hoạch phát triển lưới điện phân phối cần thiết phải có những tính toán và đánh giá tác động về thay đổi dòng ngắn mạch trên lưới điện khi đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối. Kết quả tính toán trong quy hoạch là cơ sở để đơn vị quản lí lưới điện đánh giá trước những ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đối với lưới điện phân phối địa phương. Đơn vị quản lí lưới điện phân phối sẽ có căn cứ để trao đổi, phối hợp với đơn vị quản lí vận hành nguồn điện phân tán hiện có, chủ đầu tư dự án nguồn điện phân tán dự kiến về phương án đấu nối. Từ đó, các bên sẽ cùng nhau đưa ra giải pháp cụ thể và phân chia trách nhiệm để giải quyết những ảnh hưởng nếu có. Ví dụ nếu có nguồn điện phân tán đấu nối vào một xuất tuyến trung áp bên đơn vị phân phối điện sẽ có trách nhiệm tính toán bổ sung chức năng bảo vệ quá dòng có hướng để đảm bảo tính chọn lọc của rơle, lắp đặt thêm bảo vệ dự phòng để đảm bảo vùng bảo vệ của rơ le... Bên phía nhà máy điện phải trang bị hệ thống bảo vệđiện áp cao, bảo vệđiện áp thấp, bảo vệ tần số thấp...

Ngoài ra, quá trình lập phương án đấu nối nguồn điện phân tán mới vào lưới điện phân phối cần phải thực hiện tính toán chi tiết, xem xét cụ thể về ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đối với dòng ngắn mạch trên lưới điện và hệ thống bảo vệ lưới điện.

31

Những tính toán trong phương án đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện phân phối là thông tin quan trọng mà chủđầu tư và đơn vị quản lí lưới điện phân phối cần biết trước khi dự án được triển khai.

Cần thiết phải có qui định về những hệ thống bảo vệ mà nguồn điện phân tán bắt buộc phải trang bị khi đấu nối vào lưới điện. Để đảm bảo sự phối hợp trong hoạt động của hệ thống bảo vệ cũng cần có những qui định cụ thể một số đặc tính của những hệ thống bảo vệ này, yêu cầu về hệ thống thông tin liên lạc...

d) Ảnh hưởng đến chất lượng điện năng

Để giảm thiểu ảnh hưởng của nguồn điện phân tán đến chất lượng điện năng bao gồm độ nhấp nháy điện áp, sóng hài, mất cân bằng pha điện áp và dòng điện..., những qui định với tiêu chuẩn cụ thể áp dụng cho tất cả các loại nguồn điện phân tán khác nhau.

Thông thường những tiêu chuẩn này thường được lấy theo các tiêu chuẩn quốc tế đang

32

Chương 3: YÊU CẦU KĨ THUẬT ĐỐI VỚI NGUỒN ĐIỆN PHÂN TÁN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu yêu cầu kỹ thuật khi đấu nối nguồn điện phân tán vào lưới điện trung áp (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)