1.5.2.1. Sơ đồ nghiên cứu
Hình 1. 21 Sơ đồ nghiên cứu
1.5.2.2. Thuyết minh sơ đồ
Các linear polymer pNIPAM và p(NIPAM-co-HEMA) được tổng hợp trong giai đoạn đầu bằng phương pháp trùng hợp gốc tự do. Sau đó, các linear polymer này được đưa vào hydrogel pNIPAM để tạo thành cấu trúc semi-IPN hydrogel. Các mẫu semi-IPN hydrogel được tổng hợp theo tỷ lệ tăng dần hàm lượng mononer HEMA và linear polymer. Mẫu được rửa trong nước cất trong 4 ngày và thay nước định kì 2 lần 1 ngày để sử dụng trong các thí nghiệm tiếp theo.
HEMA monomer NIPAM
monomer
Semi IPN hydrogel linear p(NIPAM-co-HEMA)/pNIPAM
Semi IPN hydrogel linear pNIPAM/p(NIPAM-co-HEMA) Hydrogel
pNIPAM
Cơ tính Phân tích nhiệt vi sai (DSC) Swelling rate Tái sử dụng Kính hiển vi điện tử quét (SEM) Swelling ratio Phổ hồng ngoại (FTIR) Copolymer mạch thẳng p(NIPAM-co-HEMA) Homopolymer mạch thẳng pNIPAM Ứng xử vật liệu trên và duới LCST
35
Sau quá trình tổng hợp, mẫu được thực hiện chạy phổ hồng ngoại (FTIR) để xác định hiệu quả quá trình tổng hợp. Đồng thời phương pháp phân tích nhiệt vi sai (DSC) và kính hiển vi điện tử quét (SEM) được thực hiện để xác định điểm dung dịch tới hạn dưới (LCST) và kích thước lỗ xốp trên bề mặt cấu trúc. Đồng thời, thí nghiệm khảo sát ứng xử của vật liệu trên và dưới điểm LCST được thực hiện để so sánh sự khác biệt giữa cấu trúc hydrogel và các cấu trúc semi-IPN hydrogel. Mặt khác, thí nghiệm định tính để xác định khả năng chịu cơ tính của các cấu trúc tổng hợp được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ phòng. Bên cạnh đó, các giá trị swelling rate (SR), swelling ratio được ghi nhận bằng các thí nghiệm tương ứng. Cuối cùng, khả năng tái sử dụng của vật liệu tổng hợp được đánh giá qua hàm lượng phần trăm nước hấp thụ được qua nhiều chu kỳ thực hiện.
36
CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Nguyên liệu và dụng cụ