Phát triển lĩnh vực văn hóa xã hộ

Một phần của tài liệu 197 (Trang 32 - 34)

II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC 1 Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và các thành phần kinh tế

5.Phát triển lĩnh vực văn hóa xã hộ

a) Văn hóa - thể thao

Mục tiêu: Khai thác tiềm năng, lợi thế về lịch sử, văn hoá và cách mạng để phát triển trở thành các ngành công nghiệp văn hóa; xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của cả nước. Đẩy mạnh phát triển toàn diện, đồng bộ các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh.

73Dự án Laguna Lăng Cô (giai đoạn 2), dự án bến số 3 – Cảng Chân Mây, Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế MinhViễn Lăng Cô, Khu du lịch sinh thái đầm Lập An của Tập đoàn Bitexco, dự án hạ tầng KCN của Công ty Viglacera, Viễn Lăng Cô, Khu du lịch sinh thái đầm Lập An của Tập đoàn Bitexco, dự án hạ tầng KCN của Công ty Viglacera, KCN – khu phi thuế quan Sài Gòn – Chân Mây...

Chỉ tiêu: Duy trì tỷ lệ 95% gia đình đạt chuẩn văn hoá; 96% làng, thôn, bản đạt chuẩn văn hoá. Đạt 300 - 310 huy chương các loại tại các giải thi đấu trong và ngoài nước.

Nhiệm vụ và giải pháp:

Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức thành công Festival – Nghề truyền thống Huế 2017. Tăng cường quảng bá về Thành phố Huế - Thành phố Văn hóa ASEAN, Thành phố bền vững về môi trường ASEAN, “một điểm đến – năm di sản”. Chú trọng công tác bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị di sản. Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, trưng bày, triển lãm, tuyên truyền, cổ động trực quan chào mừng các ngày lễ lớn.

Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” gắn với phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, đề án “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị và nông thôn”; tiếp tục thực hiện đăng ký xây dựng “tuyến phố văn minh”; phát triển văn hóa nông thôn theo các tiêu chí tại Quyết định 22/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường quản lý các lễ hội, hoạt động văn hoá, gia đình và thể thao. Đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực đầu tư lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao.

Thể dục thể thao: Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao cả về quy mô và chất lượng. Phối hợp tổ chức các giải thể thao quốc gia, quốc tế. Chỉ đạo các đội tuyển tham gia thi đấu đạt thành tích cao tại các giải thể thao khu vực, quốc gia và quốc tế, trong đó tập trung nâng cao chất lượng các trận đấu trong khuôn khổ giải bóng đá hạng nhất quốc gia. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện vận động viên, đặc biệt là VĐV thể thao thành tích cao, chú trọng công tác đào tạo lực lượng VĐV trẻ. Thực hiện đề án Phát triển thể thao thành tích cao. Phát triển phong trào tập luyện thể dục thể thao, thể thao quần chúng; bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc.

b) Giáo dục và đào tạo

Mục tiêu: Tiếp tục xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước. Nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học theo hướng đạt chuẩn.

Chỉ tiêu:

- Tỷ lệ huy động mẫu giáo 5 tuổi đạt 100%. - Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%.

- Tỷ lệ huy động ra lớp cấp THCS đạt 91,4%, cấp THPT 61,2% .

- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: bậc mầm non đạt tỷ lệ 34,3%; bậc tiểu học 69,9%; cấp THCS 46,6%, cấp THPT 37,5%.

- 13,8% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD Tiểu học mức độ II; 86,15% xã, phường, thị trấn đạt mức độ III. 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, 100% huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

Nhiệm vụ và giải pháp:

Triển khai các nhiệm vụ trong quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo. Thực hiện tốt các nội dung về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”74. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, phổ cập Giáo dục Tiểu học và THCS. Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, phòng chống bạo lực học đường cho học sinh, đảm bảo không xảy ra bạo lực ngay tại nhà trường. Tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các cấp học, đảm bảo tiến độ xây dựng trường chuẩn Quốc gia theo kế hoạch. Đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng công tác kiểm định chất lượng giáo dục cho các cơ sở giáo dục.

Tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020"; chọn thành phố Huế thí điểm điển hình về đổi mới căn bản toàn diện dạy học ngoại ngữ. Nâng cao tỷ lệ học sinh tiểu học được học tiếng Anh 4 tiết/tuần. Nhân rộng mô hình trường học mới (VNEN) và trường học điển hình về ngoại ngữ ở bậc tiểu học và cấp THCS. Tăng cường giáo dục toàn diện, quan tâm giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống. Chú trọng đào tạo và bồi dưỡng chuyên biệt để phát triển mũi nhọn tài năng; phấn đấu tăng tỷ lệ đạt giải cao học sinh giỏi quốc gia và có giải quốc tế.

Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyển dụng thuyên chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, phân loại, đánh giá giáo viên công khai, dân chủ, đúng quy trình thủ tục. Tổ chức đào tạo nâng chuẩn đội ngũ giáo viên bảo đảm số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn.

Về giáo dục đại học, tiếp tục đảm bảo chất lượng giáo dục, tập trung kiểm định (nội bộ) 8 trường đại học thành viên. Duy trì và mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo đại học và sau đại học. Tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ. Tiếp tục làm việc với Trung ương về nâng cấp trường Cao đẳng Công nghiệp Huế lên trường Đại học Công nghiệp; hoàn thành Đề án thành lập Học viện hoặc Đại học Du lịch.

c) Y tế - dân số

Mục tiêu: Củng cố vị thế Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước.

Chỉ tiêu: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1%; giảm tỷ suất sinh 0,2%o; giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn 15%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng dưới 12%; số giường bệnh/vạn dân đạt 39,05 giường, số bác sĩ/vạn dân 12,6 bác sỹ; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 92,85%.

Nhiệm vụ và giải pháp:

Một phần của tài liệu 197 (Trang 32 - 34)