II. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC 1 Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và các thành phần kinh tế
76 Trung tâm Công nghệ sinh học quốc gia miền Trung; Trung tâm Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Việt Nam và Cứu hộ động, thực vật
đ) Giáo dục nghề nghiệp, lao động việc làm, giảm nghèo, an sinh xã hội
Mục tiêu: Đổi mới giáo dục nghề nghiệp (GDNN) để tạo ra động lực phát triển GDNN theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường. Tạo sự chuyển biến trong lĩnh vực lao động, việc làm; giải quyết việc làm gắn liền với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Giảm nhanh và bền vững hộ nghèo; thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách cho người có công, đảm bảo an sinh xã hội.
Chỉ tiêu: Tuyển sinh 9.650 lao động học nghề77. Đào tạo nghề cho 2.500 lao động nông thôn, trong đó 1.875 người học nghề phi nông nghiệp (chiếm tỷ lệ 75%) và 625 người học nghề nông nghiệp. Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 60%. Giải quyết việc làm mới cho 16.000 lao động. Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 1 - 1,5%. Có 70% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác phòng chống tệ nạn xã hội, 90% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc.
Nhiệm vụ và giải pháp:
Giáo dục nghề nghiệp: Tiếp tục đổi mới phương thức đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường lao động. Tập trung xây dựng các trường chất lượng cao, trong đó ưu tiên các trường có nghề trọng điểm cấp độ quốc gia và khu vực. Đào tạo song song phổ cập nghề cho người lao động và các nghề đòi hỏi tay nghề cao78. Đa dạng hoá các hình thức, các phương pháp dạy nghề phù hợp với đối tượng học nghề và yêu cầu sản xuất. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa dạy nghề với thị trường lao động. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của xã hội về học nghề, lập nghiệp; hình thành các bộ phận chuyên trách làm công tác tư vấn, hướng nghiệp cho người học nghề.
Thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình, dự án về tạo việc làm, nâng cao chất lượng việc làm. Đẩy mạnh phát triển hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm. Từng bước thực hiện cơ cấu lại lực lượng lao động (về quy mô, chất lượng, ngành nghề…) đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cơ cấu các lĩnh vực kinh tế của các ngành, vùng, địa phương. Hỗ trợ chuyển dịch việc làm khu vực nông nghiệp theo hướng phi nông nghiệp; nâng cao và cải thiện điều kiện làm việc cho lao động trong khu vực phi chính thức, thúc đẩy chuyển dịch sang khu vực chính thức; hỗ trợ việc làm cho nhóm lao động yếu thế, nhất là lao động nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật.
77 Trong đó cao đẳng nghề 1.850 người (chiếm tỷ lệ 19.17%), trung cấp nghề 1.250 người (chiếm tỷ lệ 12.95%), sơcấp nghề và dưới 3 tháng 6.550 người (chiếm tỷ lệ 67.88%) cấp nghề và dưới 3 tháng 6.550 người (chiếm tỷ lệ 67.88%)