Về xây dựng chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn

Một phần của tài liệu 3175-bnn-khcn-09-09-2013 (Trang 26 - 28)

Giai đoạn 2008-2013 lĩnh vực xây dựng chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn được giao thực hiện 126 nhiệm vụ với tổng kinh phí là 80,42 tỷ đồng. Sau đây là một số kết quả nổi bật giai đoạn 2008-2013:

- Đề xuất hướng hoàn thiện chính sách bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam (Luật kinh doanh bảo hiểm, Quyết định 315/QĐ-TTg về thí điểm bảo hiểm nông nghiệp, Thông tư 47/2011/TT-

BNNPTNT và Thông tư 121/2011/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện Quyết định 315/QĐ-TTg) và hoàn thiện chính sách khuyến khích phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam: Chính sách hỗ trợ thông tin tuyên truyền; Chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp bảo hiểm; Chính sách hỗ trợ người sản xuất.

- Đề xuất được hướng xây dựng chính sách về việc nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp nông lâm nghiệp và hướng hoàn thiện một số các chính sách khác có liên quan như Nghị định số 61/2010/NĐ-CP về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và luật đất đai, v.v... Đồng thời đề xuất hướng xây dựng các mô hình thí điểm phù hợp với đặc thù trong sản xuất nông lâm nghiệp là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn với 02 phương án xử lý góp vốn giá trị quyền sử dụng đất vào doanh nghiệp nông lâm nghiệp.

- Đề xuất phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước đối với doanh nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp lâm nghiệp từ đó áp dụng để tính giá trị doanh nghiệp cho 04 doanh nghiệp nông lâm nghiệp.

- Đề xuất chính sách thúc đẩy chuyển dịch lao động nông thôn Việt Nam theo nhóm chính sách gồm: Chính sách hút lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp nông thôn đến các khu ngành nghề phi nông nghiệp ở thành thị và khu công nghiệp và chính sách thúc đẩy lao động dời khu vực nông thôn và nông nghiệp đến các ngành nghề phi nông nghiệp ở khu vực thành thị và khu công nghiệp.

- Đề xuất hoàn thiện hệ thống chính sách và các giải pháp thực hiện bảo hộ cho nông nghiệp trong nước phù hợp với điều kiện của Việt Nam, phù hợp với các quy định của quốc tế và WTO. Đồng thời đưa ra mức độ ưu tiên bảo hộ cho một số ngành hàng nông nghiệp: bảo hộ ở mức thấp (lúa gạo, ngô, chè, cà phê...), bảo hộ mức trung bình (cao su thiên nhiên, rau quả...), bảo hộ ở mức cao (sữa, mía đường).

- Đề xuất định hướng chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn đến 2020 và những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển nguồn nhân lực nông thôn. Đưa ra cơ sở khoa học đóng góp một phần cho việc xây dựng Đề án Phát triển nhân lực ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến môi trường đầu tư nông nghiệp nông thôn: Môi trường pháp lý chậm chuyển đổi; Môi trường kinh tế: Giao thông, thông tin, dịch vụ đầu vào, đầu ra,… chưa tương xứng; mặt bằng kinh doanh vẫn khó khăn; khả năng tiếp cận vốn còn hạn chế…

Một số tồn tại và kiến nghị về nghiên cứu và chuyển giao

- Cơ chế tài chính và đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ là vướng mắc lớn nhất hiện nay trong hoạt động KH&CN. Từ việc xây dựng nhiệm vụ, tiến độ cấp vốn, định mức và đánh giá việc chi tiêu để thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy, cần sửa đổi cơ chế tài chính đối với các nhiệm vụ KHCN (từ định mức chi tiêu, cơ chế nghiệm thu, tiến độ cấp vốn).

- Cần đánh giá được hiệu quả đồng vốn đầu tư cho hoạt động KH&CN theo từng lĩnh vực, ngành, địa phương thì KH&CN mới có thể trở thành lực lượng sản xuất chính trong xu thế nền kinh tế trí thức.

- Miễn trách nhiệm dân sự đối với các thiệt hại, rủi ro do khách quan gây ra trong quá trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ gây ra.

- Cần áp dụng cơ chế khoán chi cho các hoạt động KH&CN.

- Cần có cơ chế đãi ngộ, thu hút nhân tài, vinh danh các nhà khoa học theo quy định hiện hành và luật thi đua khen thưởng của nhà nước và chính sách khuyến khích các nhà khoa học đẩy mạnh chuyển giao TBKT vào sản xuất.

- Hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ trong lĩnh vực Nông nghiệp rất đặc thù, vì đối tượng chuyển giao là nông dân. Do vậy, Nhà nước cần có cơ chế chính sách cho việc tuyên truyền, quảng bá chuyển giao các kết quả nghiên cứu về Nông nghiệp vào sản xuất.

- Xây dựng cơ chế hợp tác hiệu quả giữa các nhà quản lý, nghiên cứu, chuyển giao và những người sử dụng kết quả nghiên cứu. Xây dựng và củng cố hệ thống thông tin về nghiên cứu. - Sản xuất nông nghiệp phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thiếu ổn định. Do vậy khả năng tích lũy để đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị sản xuất của nông dân gặp nhiều khó khăn;

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực chế tạo máy móc phục vụ nông nghiệp, kết hợp hỗ trợ nhập khẩu máy móc tiên tiến, đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất, giảm tổn thất trong và sau thu hoạch;

- Khuyến khích nông dân cải tiến máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí cấp bằng sáng chế, giải pháp hữu ích đối với những sản phẩm sáng tạo của nông dân; - Một số nhà khoa học đưa ra được tiến bộ kỹ thuật nhưng không chú ý tới việc hoàn thiện, nâng cấp, đăng ký bản quyền, đăng ký tiến bộ do vậy tuổi đời của công nghệ ngắn, phạm vi ứng dụng bị hạn chế.

- Làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về môi trường giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các Bộ, Ngành; giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Xem xét sửa đổi Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT ngày 30/3/2010 về hướng dẫn chi sự nghiệp môi trường theo hướng bổ sung những nội dung chi về xây dựng mô hình quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường và đầu tư các công trình xử lý môi trường.

Một phần của tài liệu 3175-bnn-khcn-09-09-2013 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w