sản hàng hóa theo chuỗi giá trị, xây dựng “liên kết bốn nhà” trong sản xuất nông nghiệp.
Đã thẩm định và công nhận được 05 doanh nghiệp là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đã trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang (Quyết định số 1152/QĐ-TTg ngày 27/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ).
Đang triển khai thực hiện lập quy hoạch tổng thể vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý III năm 2013.
Một số địa phương đã bước đầu hình thành một số mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao làm tiền đề cho việc phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như mô hình sản xuất rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh tại Tp. HCM; mô hình trồng hoa, rau an toàn ứng dụng công nghệ cao tại Bắc Ninh, Lâm Đồng; mô hình sản xuất nấm quy mô trang trại tại Vĩnh Phúc; mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa xuất khẩu, mô hình nuôi cá tra sạch tại ĐBSCL...
Tồn tại
- Việc tổ chức triển khai giới thiệu và hướng dẫn cho các địa phương, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 còn chậm, chưa kịp thời;
- Chưa có nhiều công nghệ cao trong nông nghiệp và mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao có hiệu quả có thể áp dụng tại Việt Nam;
- Chưa có nhiều doanh nghiệp đăng ký công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Nhiều địa phương chưa có kế hoạch cụ thể phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; chưa đầu tư cho công tác quy hoạch và xây dựng vùng nông nghiệp và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
- Chưa có hệ thống dịch vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
- Thiếu kinh phí từ NSNN để thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Kiến nghị:
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành liên quan bố trí nguồn vốn để thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2013-2015.