Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan chức năng

Một phần của tài liệu 1015_QD-UBND_381583 (Trang 46 - 49)

trong việc chống tham nhũng và hối lộ. Sớm phòng ngừa, phát hiện, xử lý người có hành vi tham nhũng và quy rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân liên quan. Chủ trì: Thanh tra tỉnh An Giang Phối hợp: - Các sở, ban, ngành - UBND các huyện, thị, thành phố

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan

Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng trong việc phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Chủ trì: Ủy ban Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

Phối hợp:

- Các sở, ban, ngành - UBND các huyện, thị, thành phố

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan Nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp trong công tác

phòng ngừa tham nhũng trong các giao dịch kinh doanh.

Chủ trì: Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Phối hợp: - Các sở, ban, ngành - UBND các huyện, thị, thành phố

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan

15.6

Tuân thủ đúng quy trình xây dựng, kiểm tra, rà soát hóa văn bản pháp luật, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công bằng, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận với chi phí thực thi thấp, phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thường xuyên thực hiện điều tra, lấy ý kiến của người dân.

Chủ trì: Sở Tư pháp Phối hợp:

- Các sở, ban, ngành - UBND các huyện, thị, thành phố

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan

15.7

Mục tiêu 15.7: Đảm bảo quá trình ra quyết định mang tính phản hồi, bao trùm, có

sự tham gia của người dân và mang tính đại diện ở tất cả các cấp - Tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; giám sát thực thi chính sách; tăng cường phản biện xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi về quyền của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

- Thực hiện hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Chủ trì: Sở Tư pháp Phối hợp: - Các sở, ban, ngành - UBND các huyện, thị, thành phố

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan

Tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các cơ quan, tổ chức khác trong việc tham gia vào quá trình ra quyết định.

Chủ trì: Ủy ban Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

Phối hợp:

- Các sở, ban, ngành - UBND các huyện, thị, thành phố

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan

15.8 Mục tiêu 15.8: Đảm bảo mọi người dân được tiếp cận thông tin và bảo vệ các quyền tự do cơ bản theo pháp luật Việt Nam và các hiệp ước quốc tế Việt Nam đã ký kết

- Triển khai phổ biến, hướng dẫn về thực hiện Luật Tiếp cận thông tin (sau khi Trung ương ban hành).

- Vận hành hiệu quả cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan có trách nhiệm cung cấp theo quy định của Chính phủ; củng cố, kiện toàn công tác văn thư, lưu trữ, thống kê; trang bị phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin và điều kiện cần thiết khác để người yêu cầu có thể trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu tại trụ sở cơ quan nhà nước và qua mạng điện tử.

- Tăng cường cung cấp thông tin thông qua hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng.

- Tuyên truyền để người dân nhận thức được các quyền tự do cơ bản và hưởng quyền được pháp luật quy định trong thực tế. Chủ trì: Sở Tư pháp Phối hợp: - Các sở, ban, ngành - UBND các huyện, thị, thành phố

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan

16 Mục tiêu 16: Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu

Mục tiêu 16.1: Nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng

trong xuất khẩu

chế biến sâu; ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản.

- Tham mưu triển khai các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, tạo sự đột phá trong sản xuất.

- Đầu tư tổ chức hệ thống nghiên cứu thị trường, tăng cường tiếp cận thông tin nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu. - Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; củng cố và mở rộng thị phần của tỉnh tại các thị trường truyền thống; mở rộng các thị trường xuất khẩu mới có tiềm năng, đặc biệt các nước trong khu vực lân cận như Campuchia, Lào. - Tận dụng tốt các cơ hội mở cửa thị trường của nước ngoài và lộ trình cắt giảm thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường đã ký Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Triển khai đồng bộ và hiệu quả các cơ chế chính sách mà Việt Nam đã ký kết nhằm hạn chế rủi ro khi tham gia hội nhập thị trường.

thương

Phối hợp:

- Các sở, ban, ngành - UBND các huyện, thị, thành phố

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan

16.2

Lồng ghép các nội dung của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam, các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030 trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phối hợp: - Các sở, ban, ngành - UBND các huyện, thị, thành phố

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan

16.3

Đẩy mạnh thực hiện các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), đảm bảo tính công khai, minh bạch; có cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đối với từng dự án. Chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư Phối hợp: - Các sở, ban, ngành - UBND các huyện, thị, thành phố

- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan

PHỤ LỤC II

GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 1015/QĐ-UBND ngày 08/5/2018 của UBND tỉnh An Giang)

Trong Kế hoạch hành động này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bao trùm: Là tính chất tham gia của tất cả mọi người, tất cả các bên liên quan vào quá trình, đóng góp vào và hưởng lợi từ kết quả của quá trình.

Hiện nay, từ bao trùm được sử dụng rộng rãi trên thế giới và thường được ghép với nhiều từ khác như tăng trưởng bao trùm, xã hội bao trùm, giáo dục bao trùm hay công nghiệp hóa bao trùm.

2. Công nghiệp hóa bao trùm: Là quá trình công nghiệp hóa đảm bảo sự tham gia của tất cả mọi người, tất cả các bên liên quan vào quá trình, đóng góp vào và hưởng lợi từ kết quả của quá trình công nghiệp hóa.

3. Khả năng chống chịu: Là khả năng của một hệ thống, một cộng đồng có thể chịu được các tác động, các nhiễu loạn của khí hậu mà không bị phá vỡ và chuyển sang một trạng thái biến đổi về chất khác.

4. Cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu: Là cơ sở hạ tầng có thể chịu được các tác động, các nhiễu loạn của khí hậu (thiên tai và các hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan như bão, lũ, lụt, lốc xoáy...) mà không bị phá vỡ.

5. Dịch vụ hệ sinh thái: Là việc cung ứng các giá trị sử dụng của hệ sinh thái để đáp ứng các nhu cầu của xã hội và đời sống của nhân dân.

Dịch vụ hệ sinh thái mang lại nhiều lợi ích cho con người và đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, cải thiện sinh kế và sức khỏe cho cộng đồng trên thế giới. Dịch vụ hệ sinh thái được chia thành bốn nhóm:

- Dịch vụ cung cấp (lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, nước...) - Dịch vụ điều tiết (điều hòa không khí, nước, giảm nhẹ thiên tai...) - Dịch vụ văn hóa, tinh thần (du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng)

Một phần của tài liệu 1015_QD-UBND_381583 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w