.Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính của công ty cổ phần tổng công ty may đồng nai (Trang 48 - 52)

6. Kết cấu chuyên đề

1.2.5.2 .Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản

a. Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản chung

a.1 . Số vòng quay của tài sản(TAT)

Cho ta thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ các loại tài sản của doanh nghiệp, cho biết bình quân 1 đồng tài sản đầu tư vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ thì mang lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Bảng 1.40. Phân tích số vòng quay của tài sản(TAT)

CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2011 So sánh

± %

Doanh thu thuần Đ 896,638,534,741 894,887,895,287 1,750,639,454 0.20 Tổng tài sản bình quân Đ 354,175,878,848 317,846,627,777 36,329,251,071 11.43 Số vòng quay của tài sản TAT Vòng 2.53 2.82 (0.28)

Trong năm 2011 cứ bình quân đầu tư 1 đồng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 2,82 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2012 thì cứ bình quân đầu tư 1 đồng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 2,53 đồng doanh thu thuần tức là quay chậm hơn 0,28 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 tốc độ tăng của doanh thu thuần là 0,2% rất thấp so với tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân 11,43%. Việc sử dụng toàn bộ tài sản của công ty chưa được hiệu quả. Năm 2012, 1 đồng tài sản tạo ra được ít doanh thu thuần hơn so với năm 2011 là 0,28 lần. Gía trị tài sản bình quân tham gia vào sản xuất trong năm 2012 so với 2011 tăng 36.329.251.071 đồng. Số vòng quay tổng tài sản của công ty qua 2 năm nhỏ và có xu hướng giảm cho thấy quy mô sản xuất công ty ngày còn thu hẹp.

Bảng1.41. Suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần

CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2011 So sánh

± %

Tổng tài sản bình quân Đ 354,175,878,848 317,846,627,777 36,329,251,071 11.43 Doanh thu thuần Đ 896,638,534,741 894,887,895,287 1,750,639,454 0.20 Suất hao phí của tài sản/ DTT Lần 0.40 0.36 0.04

Qua bảng phân tích, ta thấy suất hao phí của TS so với DTT là thấp và có xu hướng tăng. Cụ thể là năm 2011 suất hao phí của tài sản so với doanh thu thuần là 0,36 lần, năm 2012 0,4 lần tức là tăng 0.04 lần so với năm 2011. Tuy có tăng nhưng vẫn ở mức rất thấp, đây là dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đang hoạt động khá hiệu quả.

b. Phân tích hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn

b.1 Số vòng quay của tài sản ngắn hạn và kỳ luân chuyển TSNH

Trong quá trình SXKD của công ty, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó mang nhiều hình thái khác nhau như: tiền, NVL, SPDD, TP, và qua tiêu thụ sản phẩm nó trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo nhu cầu SXKD hàng ngày của công ty

Bảng1.42. Phân tích Số vòng quay của tài sản ngắn hạn và kỳ luân chuyển TSNH

CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2011 So sánh

± %

Doanh thu thuần Đ 896,638,534,741 894,887,895,287 1,750,639,454 0.20 TSNH bình quân Đ 221,862,392,425 214,961,381,761 6,901,010,665 3.21

Số vòng quay của TSNH (V) Vòng 4.04 4.16 (0.12)

Kỳ luân chuyển của TSNH (K) Ngày 89.08 86.48 2.60

Căn cứ bảng phân tích trên ta thấy năm 2011 cứ bình quân 1 đồng TSNH bỏ ra thì mang lại 4,16 đông DTT, sang năm 2012 cứ bình quân 1 đồng TSNH bỏ ra thì chỉ mang lại 4,04 đồng DTT ( giảm 0,12 đồng so với năm 2011).

Năm 2012 vòng quay của TSNH quay chậm hơn năm 2011 là 0,12 vòng. Nguyên nhân là do tốc độ tăng DTT chỉ 0,2% chậm hơn tốc độ tăng của TSNH bình quân 3,21%. Điều này đã làm cho số ngày 1 vòng quay tăng lên 2,6 ngày. Ta thấy số ngày luân chuyển TSNH là khá nhiều làm cho vốn lưu động luân chuyển chậm. Do đó công ty cần có những biện pháp để tăng số vòng quay của TSNH để kỳ luân chuyển TSNH

trong năm có thể giảm xuống nhằm làm tăng tốc độ luân chuyển và tránh ứ đọng vốn. b.2 Số vòng quay của HTK và số ngày dự trữ HTK

Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn đánh giá công ty của mình sử dụng hàng tồn kho hiệu quả hay không

Số vòng quay hàng tồn kho là số lần hàng hóa bình quân luân chuyển trong kỳ, đây là môt chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Sô vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh được đánh giá càng tốt.

Bảng1.43. Phân tích số vòng quay của HTK và số ngày dự trữ HTK

CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2011 So sánh ± % Giá vốn hàng bán Đ 812,174,585,887 786,662,003,734 25,512,582,153 3.24 Hàng tồn kho bình quân Đ 77,618,833,015 69,593,019,921 8,025,813,094 11.53 Số vòng quay HTK Vòng 10.46 11.30 (0.84) Số ngày dự trữ HTK Ngày 34.88 32.29 2.59

Căn cứ vào số liệu phân tích ở trên ta thấy năm 2011 số vòng quay HTK khá nhanh 11,3 vòng/năm, sang năm 2012 là 10,46 vòng/năm. Vòng quay nhanh tạo ra nhiều lợi nhuận, giảm chi phí lưu kho, giảm hao hụt về vốn và tồn động.

Qua đó ta cũng dễ dàng nhận ra số vòng quay hàng tồn kho năm 2012 giảm 0.84 vòng so với năm 2011, tuy giảm ít nhưng cũng nói lên được việc quản lý hàng tồn kho của công ty vẫn chưa được tốt lắm.

Cả 2 năm đều có vòng quay nhanh tạo ra nhiều lợi nhuận nhưng năm sau thấp hơn năm trước. Gía trị HTK bình quân năm 2012 tăng so với năm 2011 là 11,53% trong khi đó giá vốn hàng bán năm 2012 tăng so với năm 2011 là 3,24%. Kết quả này làm cho số ngày dự trữ hàng tồn kho tăng 2,59 ngày

Để khắc phục vấn đề này, đòi hỏi công ty cần có sự quan tâm nhiều hơn đến lượng hàng tồn kho của mình, xem xét và đưa ra các chính sách lưu trữ hàng tồn kho một cách hợp lý, vừa có đủ đáp ứng được quá trình SXKD mà không gây ứ động vốn của công ty, giảm chi phí bảo quản, giảm hao hụt trong qua trình lưu kho

Bảng1.44. Phân tích số vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân (DOS)

CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2011 So sánh

± %

Doanh thu thuần Đ 896,638,534,741 894,887,895,287 1,750,639,454 0.20 Khoản phải thu bình quân Đ 59,605,712,643 73,240,445,780 (13,634,733,137) (18.62)

Số vòng quay KP thu Vòng 15.04 12.22 2.82

Kỳ thu tiền bình quân (DOS) Ngày 24.26 29.87 (5.61)

Từ bảng phân tích ta thấy số vòng quay khoản phải thu năm 2012 tăng 2,82 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân là do DTT năm 2012 tăng 0,2% so với năm 2011, các khoản phải thu bình quân thì lại giảm 18,62% so với năm 2011. Ta thấy kỳ thu tiền bình quân (DOS) của công ty qua 2 năm rẩt cao ( năm 2011 là 29,87 ngày; năm 2012 là 24,26 ngày) tuy trong năm 2012 có giảm 5,61 ngày nhưng không đáng kể. Điều này cho thấy công tác thu hồi các khoản thu của công ty là rất chậm. Gần một tháng công ty mới có thể thu hồi được các khoản phải thu, rủi ro tín dụng và nguy cơ mất vốn rất cao. Vì vậy cần có chính sách trước và sau bán hàng cho phù hợp.

b.4. Số vòng luân chuyển các khoản phải trả và thời gian quay vòng

Bảng 1.45. Phân tích số vòng luân chuyển các khoản phải trả và thời gian quay vòng

CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2011 So sánh

± %

Giá vốn hàng bán Đ 812,174,585,887 786,662,003,734 25,512,582,153 3.24 Khoản phải trả bình quân Đ 255,902,494,928 244,161,207,821 11,741,287,107 4.81 Tăng (giảm) HTK (CK-ĐK) Đ (9,680,145,793) 25,731,771,981 (35,411,917,774) (137.62)

Số vòng quay KPTrả Vòng 3.14 3.33 (0.19)

Thời gian quay vòng các KPT Ngày 114.80 108.20 6.60

Qua bảng phân tích trên ta thấy, năm 2012 các khoản phải trả bình quân tăng lên 4,81% trong khi đó giá vốn hàng bán chỉ tăng 3,24% đồng thời khoản mục tăng ( giảm) HTK lại giảm 137,62%. Điều này đã làm cho số vòng luân chuyển các khoản phải trả năm 2012 so với năm 2011 giảm 0,19 vòng. Làm cho thời gian quay vòng các khoản phải trả tăng 6,6 ngày.

Bảng 1.46. Sức sản xuất của TSCĐ

CHỈ TIÊU ĐVT 2012 2011 So sánh

± %

Doanh thu thuần Đ 896,638,534,741 894,887,895,287 1,750,639,454 0.20 Tổng TSCĐ bình quân Đ 93,527,964,845 74,560,060,798 18,967,904,047 25.44

Sức sản xuất của TSCĐ Lần 9.59 12.00 (2.42)

Tỷ số này nói lên bình quân đầu tư 1 đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần.Từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty.

Căn cứ vào bảng phân tích trên ta thấy năm 2011 bình quân 1 đồng giá trị TSCĐ tạo ra được 12,00 đồng doanh thu thuần. Sang năm 2012 bình quân 1 đồng giá trị TSCĐ tạo ra 9,59 đồng doanh thu thuần. Tức sang năm 2012 sức sản xuất của TSCĐ giảm 2,42 lần so với năm 2011 vậy là hiệu quả sử dụng tài sản của công ty chưa tốt. Công ty cần có những biện pháp để nâng cao năng suất TSCĐ của công ty. Như đã phân tích ở trên công ty đã đầu tư vào TSCĐ bình quân nhiều và tăng hơn so với năm 2011 là 18.967.904.047 đồng còn doanh thu thuần tăng 1.750.639.454 đồng. Số vòng quay TSCĐ thấp làm cho hiệu suất sử dụng tài sản cố định giảm chính vì vậy mà nó làm chậm quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu Báo cáo tài chính của công ty cổ phần tổng công ty may đồng nai (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w