Đặc điểm về sinh bệnh lý người cao tuổi:

Một phần của tài liệu Thực trạng về bệnh tật và chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại 4 xã phường ở thành phố điện biên phủ năm 2018 (Trang 31)

Cơ thể NCT trong giai đoạn này có những thay đổi có chiều hướng giảm xuống: tóc bạc, da có nhiều nếp nhăn, bộ răng yếu làm cho NCT ngại ăn những thức ăn cứng và dai. Các cơ quan nghe, nhìn ngày một hoạt động kém đi cùng với sự gia tăng của tuổi tác. Các cơ quan nội tạng cũng có những thay đổi theo chiều hướng kém đi. NCT xuất hiện những bệnh như: các bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tìm, suy tim, cao huyết áp...), các bệnh về xương khớp (thoái hóa khớp, loãng xương, bệnh gútẦ), bệnh về hô hấp (cảm sốt, viêm họng - mũi, cúm, viêm phế quản, viêm phổi, ung thư phổiẦ), các bệnh về tiêu hóa và dinh dưỡng( rối loạn tiêu hóa, suy dinh dưỡngẦ) Ngoài ra, người cao tuổi còn hay mắc các bệnh sức khỏe tâm thầm, trầm cảm. NCT thường có những biểu hiện tâm lý như:: Hướng về quá khứ: NCT thường tìm về quá khứ, nhớ những việc đã xảy ra trong quá khứ, hướng về cội nguồn. Mong muốn sự quan tâm, chăm sóc và gần gũi với con cháu. Con cháu thường bận rộn với công việc, cuộc sống làm cho họ cảm thấy mình bị bỏ quên, cảm thấy cô đơn.NCT cảm thấy bất lực: Đa số NCT vẫn còn giúp đỡ con cháu những công việc nhà, tự chăm sóc bản thân, tham gia lao đông, tham gia sinh hoạt vào các tổ chức. Nhưng cũng có một số NCT sức yếu, tuổi cao, sinh hoạt hàng ngày phần lớn phụ thuộc vào con cháu. Nên NCT cảm thấy chán nản, bất lực, buồn phiền. Đặc biệt là khi có câu nói hay thái độ thiếu tế nhị, nặng lời của con cháu làm cho NCT cảm thấy tủi thân, bị coi thường, là gánh nặng của con cháu. NCT sơ ̣bị rèm pha đối mặt với cái chết: NCT vẫn sợ phải đối mặt với cái chết, đặc biệt là khi những công việc, tâm nguyện của họ chưa

được hoàn thành. Cũng có những trường hợp các cụ bàn việc hậu sự cho mình, viết di chúc cho con cháu... có những cụ không chấp nhận, lảng tránh điều đó và sợ chết. Ở NCT xuất hiện hội chứng về hưu, khi đang tham gia hoạt động, làm việc và cống hiến, quen với đồng hồ sinh học hàng ngày nay chuyển sang giai đoạn về hưu, không làm những công việc quen thuộc đã gắn bó nhiều năm; họ cảm thấy buồn chán, trống trải, các mối quan hệ xã hội giảm dần. Điều đó gây ra sự rối loạn tâm lý, thể chất. Những thay đổi về tâm sinh lý làm cho một bộ phận người già thay đổi tắnh cách, trở nên khó tắnh hơn, những người trong gia đình cần hiểu và có cách ứng xử phù hợp.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại 4 xã/phường của thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên: Xã Thanh Minh, Xã Tà lèng, Phường Nam Thanh, Phường Thanh Trường.

Điện Biên là một tỉnh biên giới miền núi thuộc vùng Tây Bắc của Tổ quốc, Năm 2004 tỉnh Điện Biên được chia tách ra từ tỉnh Lai Châu với diện tắch tự nhiên 9.554,09 km2, Nằm cách Thủ đô Hà Nội 500 km về phắa Tây, phắa Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Sơn La, phắa Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phắa Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phắa Tây và Tây Nam giáp CHDCND Lào. Là tỉnh duy nhất có chung đường biên giới với 2 quốc gia Lào và Trung hơn 400 km. Tỉnh Điện Biên có 8 huyện và 1 thị xã Mường Lay và 1 thành phố Điện Biên Phủ trực thuộc tỉnh, với 130 xã phường có 1450 thôn bản và tổ dân cư khối phố (trong số đó có 29 xã biên giới). Tổng dân số của tỉnh là 584.975 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình 62 người/km

trong đó: nam 292.121; nữ có 292.854 người; dân số sống tại thành thị có 92.681 người; Dân số sống tại nông thôn có 492.194 người. Điện Biên là đầu nguồn của sông Đà và Sông Mã là nơi cư trú của 21 dân tộc.

Thành phố Điện Biên Phủ là trung tâm kinh tế, chắnh trị xã hội của tỉnh Điện Biên, đạt đô thị loại 3, nơi các cơ quan ban nghành của tỉnh cũng như của trung ương đứng chân trên địa bàn; Nằm trong lòng chảo Mường Thanh Phắa đông nam giáp huyện Điện Biên Đông, các phắa còn lại giáp huyện Điên Biên. Có tổng diện tắch: 60,095 km2 có 9 xã phường với 58.438 nhân khẩu, 15.228 hộ trong đó có hơn 1,6% hộ nghèo và cận nghèo. Năm 1991, thành lập thị xã Điện Biên Phủ, Năm 2004 thành phố Điện Biên Phủ được thành lập.

Hiện nay thành phố Điện Biên Phủ gồm 7 phường: Mường Thanh, Tân Thanh, Thanh Bình, Noong Bua, Him Lam, Nam Thanh, Thanh Trường và 2 xã là: Thanh Minh, Tà Lèng. Hiện nay có 3 đơn vị y tế trên địa bàn Thành phố Điện Biên Phủ là Phòng Y tế (trực thuộc UBND Thành phố), Trung tâm Dân số KHHGĐ (thuộc chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Điện Biên) và Trung tâm Y tế Thành phố (trực thuộc Sở y tế tỉnh Điện Biên). Trung tâm Y tế Thành phố hoạt động lồng ghép với nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau: Khám chữa bệnh, dự phòng, chăm sóc SKnhân dân, gồm: 01 bệnh viện đa khoa hạng III, 01 đội YTDP, 01 đội CSSKSS, 01 phòng khám đa khoa khu vực và 9 trạm y tế xã(TYT có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã). Nhân lực của Trung tâm Y tế thành phố đến ngày 31/12/2017 có 190 người, trong đó: 36 bác sỹ, 65 y sỹ, 07 Cử nhân y tế công cộng, 32 điều dưỡng, 2 dược sỹ đại học, 10 dược sỹ trung học, 17 NHS, 04 kỹ thuật viên xét nghiệm và 17 viên chức khác

Thông tin về kinh tế văn hóa xã hội tại 4 xã phường nghiên cứu.

Thông tin Xã Thanh

Minh Xã Tà Lèng Phường Nam Thanh Phường Thanh Trường Diện tắch ( Ha) 532,4 545,4 356 601,62 Dân số (người ) 2091 1169 7682 6268 Số tổ dân phố(Bản) 17 4 21 16 Số hộ 529 272 1946 1640 % hộ nghèo 06 07 03 03 Trạm Y tế đạt chuẩn Đạt Đạt Đạt Đạt Cán bộ y tế 07 06 08 08 Bác sỹ 01 -Y sỹ 05 04 07 05 Nữ hộ sinh 01 01 01 Điều dưỡng 01 01 01 Cán bộ Dược 01

Số người cao tuổi 202 73 928 772

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu:

- Người từ 60 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú tại địa bàn nghiên cứu. - Lãnh đạo xã, Trưởng Trạm y tế xã, Ban đại diện hội NCT.

- Hồ sơ sổ sách theo dõi đánh giá tình hình sức khoẻ NCT.

Tiêu chuẩn loại trừ

- NCT mắc bệnh tâm thần hoặc có trắ nhớ kém. - Những người từ chối tham gia nghiên cứu

- Những người vắng mặt tại thời điểm nghiên cứu

2.1.3. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 08 đến tháng 12/2018: Tổ chức điều tra thu thập số liêu Từ tháng 1 đến tháng 07/2019: sử lý số liệu viết báo cáo

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu:

Đề tài được thực hiện theo thiết kế nghiên cứu mô tả với cuộc điều tra cắt ngang. Kết hợp giữa nghiên cứu định lượng bằng việc khám sức khoẻ và phỏng vấn theo bộ câu hỏi đối với người cao tuổi, phối hợp với sổ khám bệnh của NCT (sổ y bạ). Định tắnh bằng việc phỏng vấn sâu Lãnh đạo xã, Trưởng Trạm y tế xã, Ban đại diện hội NCT,

2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu

a/ Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu để mô tả tình hình bệnh tật của NCT được tắnh theo công thức:

Trong đó:

- n: là cỡ mẫu cho nghiên cứu

- Z: là độ tin cậy lấy ở ngưỡng α=0,05 thì Z (1-α/2) = 1,96.

- p: là tỷ lệ ước tắnh người cao tuổi có vấn đề sức khỏe được lấy là 0,5 - e: là sai số mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và giá trị thực của quần thể và được lấy là 0,05.

Các dữ liệu trên, cỡ mẫu tối thiểu là n = 400, Trên thực tế chúng tôi điều tra 421 người cao tuổi trên hai khối phường xã.

b/Chọn mẫu:

+ Chọn xã: chọn chủ định 4 xã/phường vào nghiên cứu, đó là các xã Thanh Minh, xã Tà Lèng, phường Nam Thanh, phường Thanh Trường, có điều kiện về kinh tế, văn hoá xã hội và Y tế đại diện chung cho các xã phường của thành phố Điện Biên Phủ. Xã Thanh Minh và xã Tà Lèng đại diện cho các xã/phường có đồi núi (Khối xã); Phường Nam Thanh và phường Thanh Trường đại diện cho các phường nằm giữa vùng bằng của lòng chảo Mường Thanh (Khối phường).

Khối xã: Tại xã Thanh Minh và xã Tà Lèng, lập danh sách toàn bộ số người từ 60 tuổi trở lên điều tra toàn bộ số NCT theo đúng tiêu chuẩn chọn mẫu được 241 NCT.

Khối phường: Tại phường Nam Thanh lập danh sách 21 tổ dân phố bốc thăm ngẫu nhiên lấy 3 tổ. Tại phường Thanh Trường lập danh sách 16 tổ dân phố, bốc thăm ngẫu nhiên lấy 2 tổ. Điều tra toàn bộ số NCT tại 5 tổ của 2 phường theo đúng tiêu chuẩn chọn mẫu được 179 NCT

- Với đối tượng là trưởng trạm tế xã: chọn toàn bộ 9 xã/phường - Hội NCT: chọn Trưởng Ban đại diện hội NCT của 9 xã/ phường.

- Với đối tượng là cán bộ xã: chọn Bắ thư hoặc Phó chủ tịch phụ trách khối văn hóa xã hội của 9 xã/phường

2.2.3. Biến số và chỉ số trong nghiên cứu :

- Nhóm biến số về các đặc trưng nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (giới, tuổi, dân tộc, học vấn, tình trạng hôn nhân, gia đình...)

- Nhóm biến số 1 số chỉ số nhân trắc; cân nặng, chiều cao, BMI

- Nhóm biến số về tỷ lệ mắc bệnh và phân tắch mắc từ nhiều bệnh, một bệnh, theo giới, theo nhóm tuổi, theo dân tộc.

- Nhóm biến số về quản lý của người thân gia đình, y tế, chăm sóc người cao tuổi tại địa phương.

- Nhóm biến số về thói quen sinh hoạt của NCT có liên quan đến bệnh tật. - Nhóm biến số một số vấn đề về xã hội tham gia các phong trào đoàn thể, các hội nhằm nâng cao sức khỏe, kinh tế bản thân và xã hội.

- Hoàn cảnh sống của người cao tuổi:

Sự tham gia vào các hội/CLB của người cao tuổi theo giới Tỷ lệ NCT mắc bệnh tham gia công việc gia đình theo bệnh Sinh hoạt của NCT khi mắc bệnh

Người chăm sóc chắnh cho NCT khi mắc bệnh theo bệnh Tỷ lệ NCT được tư vấn SK theo giới

Tỷ lệ NCT được tư vấn SK theo nhóm tuổi

Tỷ lệ người cao tuổi được tư vấn về CSSK NCT theo bệnh, theo nhóm tuổi, theo giới tắnh.

2.2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu

2.2.4.1. Phỏng vấn:

- Phỏng vấn trực tiếp NCT qua bộ phiếu điều tra. Bộ phiếu này đã được này được xây dựng dựa vào mục tiêu nghiên cứu và đã được các chuyên gia góp ý kiến để hoàn chỉnh và các thầy các cô hướng dẫn nhất trắ; đã được sử dụng trong các cuộc điều tra trước đây đối với các nghiên cứu về sức khỏe, bệnh tật tại cộng đồng đối với NCT tại Việt Nam.

- Phỏng vấn sâu lãnh đạo xã, trưởng trạm y tế, Ban đại diện hội NCT về Nhận thức, kiến thức, thái độ và kết quả lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác Y tế nói chung và công tác chãm sóc sức khoẻ ngýời cao tuổi tại các xã/phường nghiên cứu.

2.2.4.2.Khám lâm sàng kết hợp với hỏi bệnh:

- Để xác định tình trạng bệnh tật của đối tượng nghiên cứu. Khám lâm sàng theo các chuyên khoa, do bác sỹ chuyên khoa của Bệnh viên đa khoa thành phố thực hiện( Mỗi bàn khám gồm 2 bác sỹ và 1 điều dưỡng của bệnh viện cùng 1 Y sỹ của trạm y tế ), tiêu chuẩn chẩn đoán dựa theo các tiêu chuẩn lâm sàng, phân loại bệnh tật theo ICD 10 nhằm phát hiện một số bệnh tật theo các chuyên khoa. Chủ yếu là hỏi bệnh về tiền sử, bệnh sử, tình trạng thực tế và khám lâm sàng cụ thể để xác định bệnh; nếu khó có thể mời hội chẩn tại chỗ hoặc đưa dữ liệu về hội chẩn toàn đoàn sau. Nếu cần mời các bác lên bệnh viện trung tâm Thành phố để xác định bằng các chẩn đoán cận lâm sàng.

a/ Cân nặng: Sử dụng cân TITANIA của Nhật sản xuất (độ chắnh xác 0,01 kg). Cân đối tượng vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì, sau khi đã đi đại tiểu tiện. Khi cân đối tượng chỉ mặc quần áo gọn nhẹ nhất và trừ bớt cân nặng trung bình của quần áo khi tắnh kết quả. Cân được đặt ở vị trắ ổn định và bằng phẳng.

Đọc kết quả: Kết quả được đọc theo đơn vị kilogam và ghi tới một chữ số thập phân.

b/ Đo:

- Đo chiều cao: Bằng thước đo chiều cao đứng, dùng thước dây không chun giãn, dán thước đo lên tường theo chiều thẳng đứng vuông góc với mặt đất nằm ngang. Người được đo bỏ giày dép, không đội mũ, không búi tóc, đứng quay lưng vào thước đo theo tư thế đứng thẳng, 2 bàn chân mở một góc 600, gót chân, mông, vai, chẩm nằm trên một mặt phẳng áp sát vào thước đo, mắt nhìn ra phắa trước theo phương nằm ngang, 2 tay bỏ thõng hai bên mình. Đọc kết quả bằng thước vuông góc áp sát đỉnh đầu vuông góc với thước đo, ghi kết quả sau một số lẻ.

- Đo huyết áp: Huyết áp được đo bằng phương pháp Korotkoff bằng huyết áp kế thuỷ ngân (HA tâm thu lấy lúc xuất hiện tiếng đập đầu tiên, HA tâm trương lấy lúc mất hẳn tiếng đập). Đối tượng được đo, được nghỉ ngơi ắt nhất 15 phút, phải đo 2 lần cách nhau ắt nhất 10 phút.

2.2.5. Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứua/ Phân loại tăng huyết áp ( theo WHO/ISH). a/ Phân loại tăng huyết áp ( theo WHO/ISH).

HA HA tâm thu

(mm Hg)

HA tâm trương (mm Hg)

Huyết áp tối ưu 100 -120 60-80

Huyết áp bình thường < 120 < 80

Tiền tăng huyết áp 120-139 80-89

Tăng huyết áp độ II 160-179 100-109

Tăng huyết áp độ III ≥180 ≥110

THA tâm thu đơn độc > 140 (80-90)

- Đối bệnh suy tim: chủ yếu dựa vào khám lâm sàng (tiêu chuẩn của Framingham).

- Chuyên khoa nội tim mạch phát hiện các bệnh: Loạn nhịp tim, suy tim, cơn đau thắt ngực.

- Nội hô hấp phát hiện các bệnh như: viêm phế quản cấp, viêm phế quản mãn, Viêm phổi, Áp xe phổi, viêm đường hô hấp trên.

- Nội tiêu hoá phát hiện các bệnh như: viêm đại tràng, lâm sàng hội chứng dạ dày tá tràng, rối loạn tiêu hoá mạn tắnh, trĩ, bệnh gan mật, sỏi mật, xơ gan, áp xe gan, viêm gam mạn.

-Tiết niệu phát hiện tình trạng tiểu tiện khó, tiểu tiện ắt: do sỏi, do suy thận, do u phì đại tuyến tiền liệt.

- Nội tiết phát hiện các bệnh như: Đái đường, bướu cổẦ

- Cơ xương khớp phát hiện các bệnh viêm đa khớp dạng thấp, gút, thoái hóa xương khớp( Tê mỏi các khớp thường xuyên).

- Thần kinh: Phát hiện các bệnh đau dây thần kinh tọa, các bệnh thần kinh khác như Packinson, tai biến mạch máu não, liệt do hậu quả tai biến mạch máu não để lại hoặc di chứng vận động.

- Các bệnh về chuyên khoa: Mắt. Tai mũi họng, Răng hàm mặt,Ầ

- Đánh giá mức độ béo gầy dựa theo chỉ số BMI. Năm 1986, nhóm chuyên viên về nhu cầu năng lượng của Liên hợp quốc đã đề nghị sử dụng chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ khắc phục những hạn chế của một số công thức phân loại tình trạng dinh dưỡng ở người trưởng thành dựa vào cân nặng và chiều cao như: Công thức Brock, công thức Bongard, công thức Lorentz.

Các ngưỡng sau đây được sử dụng để phân loại dựa vào chỉ số BMI của WHO 1998:

Bình thường: 18,5 - 24,9 Suy dinh dưỡng: < 18,5

Suy dinh dưỡng nhẹ: 17,0 - 18,4

Suy dinh dưỡng trung bình: 16,0 - 16,9 Suy dinh dưỡng nặng: < 16

Thừa cân: 25,0 - 29,9 Béo phì độ 1: 30,0 - 34,9

Một phần của tài liệu Thực trạng về bệnh tật và chăm sóc sức khỏe của người cao tuổi tại 4 xã phường ở thành phố điện biên phủ năm 2018 (Trang 31)