Nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn nhịp thời gian, biến thiên thời gian bằng Holter điện thời gian 24 giờ ở bệnh nhân trước và sau dịch thuật cầu nối chủ (Trang 49 - 52)

Rối loạn nhịp thất như NTT thất nhìn chung không ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. Ngoại trừ những trường hợp có cơn tim nhanh thất, rung thất thì những trường hợp này có tiên lượng nguy cơ tử vong sau phẫu thuật cao hơn khi theo dõi ngắn hạn và dài hạn [6].

Elisabeth (2017), tác giả nghiên cứu về NTT thất sau phẫu thuật CNCV ở 105 bệnh nhân cho thấy NTT thất là 100%, NTT thất nhịp đôi là 82,9% và tim nhanh thất là 48,6% xảy ra chủ yếu ngày đầu tiên sau đó giảm dần [53].

Hạn chế của nghiên cứu này là tác giả chỉ theo dõi 5 ngày đầu sau phẫu thuật, chưa theo dõi đánh giá lâu dài do RLNT ngay sau phẫu thuật giai đoạn hồi sức bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố.

Ameli (2013) nghiên cứu 856 bệnh nhân sau phẫu thuật CNCV cho thấy nhịp nhanh thất có tỉ lệ 26,6%, rung thất 2,7% trong đó tỉ lệ rung thất cao nhất trong 48 giờ đầu sau phẫu thuật (chiếm tới 61%). Bệnh nhân bị rung thất có nguy cơ tái phát. Tác giả lưu ý nguy cơ rối loạn nhịp thất 48 giờ đầu sau phẫu thuật CNCV [6].

Các nghiên cứu chủ yếu đề cập đến RLNT giai đoạn sớm sau phẫu thuật CNCV, hầu hết các NTT thất là thoáng qua và có diễn biến lành tính, một số ít có thể gây tử vong [6].

Abdel-Salam (2017) nghiên cứu về RN xuất hiện sau phẫu thuật CNCV bằng việc theo dõi 740 bệnh nhân sau 1 tháng phẫu thuật CNCV cho thấy có 77 bệnh nhân xuất hiện RN chiếm 10,4% trong đó 61% xuất hiện RN ở ngày thứ 2 sau phẫu thuật [122]. Hạn chế của nghiên cứu là chỉ theo dõi ngắn hạn 30 ngày đầu sau phẫu thuật CNCV.

Sun (2014) nghiên cứu 79 bệnh nhân trong đó có tới 22 bệnh nhân xuất hiện RN chiếm 27,8% sau phẫu thuật CNCV [95].

Takeshi Kinoshita (2011) nghiên cứu 390 bệnh nhân phẫu thuật CNCV cho thấy RN xuất hiện ở 98 bệnh nhân chiếm 25% sau phẫu thuật [19]. Tác giả nhận thấy BTNT trước phẫu thuật có liên quan đến RN sau phẫu thuật.

Hạn chế của các nghiên cứu này là các tác giả mới chỉ mô tả đơn thuần tỉ lệ mắc RN sau phẫu thuật. Ít nghiên cứu đề cập đến mối liên quan giữa RN và BTNT.

Nghiên cứu về đặc điểm BTNT sau phẫu thuật CNCV, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy BTNT giảm so với trước phẫu thuật [60],[96],[16],[62]. Điều này được giải thích là do giảm tác động của hệ TKTC lên hoạt động tự động của tim sau phẫu thuật CNCV [97], [63], [98].

Yavuz (2006) theo dõi 68 bệnh nhân được phẫu thuật CNCV tại 2 thời điểm trước phẫu thuật 2 – 5 ngày và sau phẫu thuật 10 ngày cho thấy BTNT sau phẫu thuật thấp hơn so với trước phẫu thuật [58].

Godoy (2009) nghiên cứu BTNT ở 70 bệnh nhân trước phẫu thuật CNCV cho thấy giảm BTNT làm tăng tỉ lệ tử vong sau phẫu thuật [18].

Milicevic (2004) nghiên cứu 175 bệnh nhân (124 NMCT và 51 phẫu thuật CNCV) cho thấy giảm BTNT sau phẫu thuật CNCV ít có giá trị tiên lượng tử vong hơn nhóm NMCT [17].

Như vậy, các nghiên cứu về RLNT và BTNT đều chưa đầy đủ. Chưa có nghiên cứu về giá trị tiên lượng trước, sau phẫu thuật CNCV giữa RLNT, BTNT với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các biến cố tim mạch khi theo dõi lâu dài.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu rối loạn nhịp thời gian, biến thiên thời gian bằng Holter điện thời gian 24 giờ ở bệnh nhân trước và sau dịch thuật cầu nối chủ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w